Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2013. (Trang 27)

3.5.1. Phương pháp điu tra ni nghip (Thu thp, x lý s liu th cp)

Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (Thông tư 38/2004/TTLT - BTNMT - BNV, Thông tư 05/2010/TTLT - BTNMT - BNV - BTC, Nghị định 88/2004/NĐ - CP, Luật dân sự năm 2005, Luật đất đai 2003, Hiến pháp nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992...); Các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm 2010 - 2013 (Báo cáo công tác đăng ký lần đầu và đăng ký biến động quyền sử dụng đất; báo cáo về công tác lập quản lý HSĐC; Các hoạt động dịch vụ công về đất đai; kết quả thu chi tài chính...)

3.5.2. Phương pháp kế tha

Trên cơ sở các tài liệu, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các báo cáo tổng kết của cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài được chọn lọc và xử lý theo yêu cầu đề tài.

3.5.3. Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình thực hiện chuyên đề, tiến hành trao đổi thông tin với các chuyên gia (Giám đốc, phó giám đốc Văn phòng ĐKQSDĐ, Trưởng, phó phòng của văn phòng đăng kí) có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký đất đai trao đổi về cách nhìn nhận, đánh giá cũng như những gợi ý đề xuất và giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình này.

3.5.4. Phương pháp so sánh

So sánh hiệu quả hoạt động của Văn phòng trước và sau khi Văn phòng QSDĐ được thành lập. Từ đó đánh giá được vai trò, hoạt động của Văn phòng và tìm ra nguyên nhân hạn chế và giải pháp nâng cao vai trò hoạt động của Văn phòng ĐKQSDĐ tỉnh Thái Nguyên

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh.

4.1.1. Đặc đim điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng Trung du - Miền núi Bắc Bộ. Tọa độ địa lý nằm 20020’ đến 22025’ vĩ độ Bắc; 105025’ đến 106016’ kinh độ Đông. + Phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội,

+ Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn,

+ Phía Đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, + Phía tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phúc

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 353.172 ha, dân số 1.150.797 người Thái Nguyên là nơi tụ hội các nền văn hoá dân tộc, đầu mối của các hoạt động văn hoá, giáo dục của Vùng núi phía Bắc rộng lớn. Với 6 trường Đại Học, trên 20 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật. Thái Nguyên xứng đáng là trung tâm văn hóa, nghiên cứu khoa học và giáo dục - đào tạo của các tỉnh miền núi phía Bắc. Vị trí địa lý của tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành phố trong vùng, trong cả nước cũng như với nước ngoài trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế

4.1.1.2. Điạ hình

+Vùng địa hình vùng núi: Bao gồm nhiều dãy núi cao ở phá Bắc chạy theo hướng Bắc - Nam và Tây Bắc - Đông Nam. Vùng này tập trung ở ác huyện Đại Từ, Định Hóa và một phần của huyện Phú Lương. Đây là vùng có địa hình chia cắt phức tạp do quá trình castơ phát triển mạnh, có độ cao từ 500 -1000m, độ dốc thường từ 25-350

+ Vùng địa hình đồi núi thấp: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Bắc và vùng đồi gò đồi đồng bằng phía Nam, chạy dọc theo sông Cầu và đường quốc lọ 3 thuộc huyện Đồng Hỷ, Nam Đại Từ và Nam Phú Lương.Địa hình gồm:

+ Địa hình nhiều ruộng, ít đồi: Bao gồm vùng đồi thấp và đồng bằng phía Nam tỉnh. Địa hình tương đối bằng, xem giữa các đồi bát úp dốc thoái là các khu đất bằng. Vùng này tập trung ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, Thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên và một phần phía Nam huyện Đồng Hỷ, Phú Lương. Độ cao trung bình từ 30 - 50m, độ dốc thường <10 độ

4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn.

- Khí hậu: Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, nên khí hậu của tỉnh Thái Nguyên mang tính chất của nhiệt đới gió mùa.Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vào mùa nóng (mưa nhiều) từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình khoảng 23 - 28 0C và lượng mưa trong mùa chiếm tới 90% lượng mưa cả năm.Mùa đông có khí hậu lạnh (mưa ít) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Song có sự khác biệt về độ cao và địa hình, địa thế nên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

- Thủy văn: Thái Nguyên là một tỉnh có mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố tương đối đều.Gồm các sông lớn là: Sông Cầu có lưu vực 3.480 km; Sông Công có lưu vực 951 km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hóa chạy dọc chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng có lượng mưa lớn nhất trong tỉnh

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên khoáng sản: Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Là một tỉnh có tài nguyên, khoáng sản rất phong phú về chủng loại và trữ lượng, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa đối với cả nước như mỏ sắt, mỏ than (đặc biệt là than mỡ).

b.Tài nguyên đất: Kết quả tổng hợp trên bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 của tỉnh cho thấy đất đai của Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi (chiếm đến 85,8% tổng diện tích tự nhiên). Do sự chi phối của địa hình và khí hậu đất đồi núi của tỉnh bị phong hóa nhanh, mạnh, bị thoái hóa, rửa trôi, xói mòn mạnh một khi mất cân bằng sinh thái.

+ Đất phù sa: Diện tích 19.448ha, chiếm 5,49% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố tập trung chủ yếu dọc Sông Cầu, sông Công và các Sông suối khác trên địa bàn tỉnh, trong đó có 3.961 ha đất phù sa được bồi hàng năm ven

sông thuộc huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ,thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên. Đất phù sa của tỉnh thường có thành phần cơ giới trung bình, đất ít chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích hợp cho việc phát triển các cây nông nghiệp, đặc biệt là cây trồng ngắn ngày (lúa, ngô, đậu đỗ, rau mầu...)

- Đất bạc màu: Diện tích chỉ có 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố ở các tỉnh phía Nam của tỉnh. Đất bằng hiện đã sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.

- Đất dốc tụ: Diện tích 18.411 ha, chiếm 5,20% diện tích tự nhiên. Loại đất này được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của tất cả các loại đật ở các chân sườn hoặc khe dốc, nên thường có độ phì khác nhau và phân tán trên địa bàn các huyện trong tỉnh.Đây là loại đấy rất thích hợp với trồng ngô, đậu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đấy đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: Diện tích 4.380 ha, chiếm 1,24% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân tán hầu khắp các thung lũng trên địa bàn các huyện trong tỉnh, hiện đã được sử dụng trồng lúa và một số cây trồng ngắn ngày khác.

- Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét: Diện tích 136.880 ha, chiếm 38,65% diện tích tự nhiên, đây là loại đất có diện tích lớn.Phân bố tập trung thành các vùng lớn thuộc các huyện Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ, Định Hóa. Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng, cấu trúc dạng cục, ngập nước lâu ngày sẽ có quá trình glây hóa mạnh.Trên loại đất này có khoảng 48,5% diện tích có độ dốc từ 8-250, rất thích hợp với phát triển cây chè, cây ăn quả

c.Tài nguyên nước mặt: Thái Nguyên là một tỉnh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc và phân bố tương đối đều.

Gồm các con sông lớn là: Sông Cầu; Sông Công; Sông Dong. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn nhiều sông nhỏ khác phân bố đều khắp và một số hồ chứa tương đối lớn tạo ra nguồn nước mặt khá phong phú, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong tỉnh.

d.Tài nguyên du lịch: Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, về mặt tự nhiên có một số thắng cảnh tiêu biểu: Thắng cảnh Hồ Núi Cốc; Di tích hang phượng hoàng, suối Mỏ Gà.

4.1.2. Điu kin kinh tế - Xã hi

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010-2013.

Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ tăng trưởng % 10,27 10,50 10,68 11,00 1 Nông, lâm nghiệp, thủy sản % 4,32 4,38 4.41 4,50

2 Công nghiệp - XDCB % 14,48 14,50 15,14 15,00

3 Thương mại - Dịch vụ % 12,00 11,97 12,40 13,50

(Nguồn số liệu:Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2010 - 2013)

- Tăng trưởng ngành công nghiệp và xây dựng bình quân giai đoạn 2010-2013 đạt 14,78% trong đó năm 2012 tăng trưởng cao nhất đạt 15,14%, năm 2010 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất là 14,48% do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

- Tăng trưởng ngành dịch vụ tương đối ổn định bình quân giai đoạn 2010-2013 đạt 12,51% trong đó năm 2013 có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 13,50%, riêng năm 2011 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn này.

-Ngành nông, lâm nghiệp có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, bảo đảm an ninh lương thực và đóng góp cho tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2013 là 4,40%.

Với lợi thế từ tự nhiên, kết hợp với nhiều chủ trương chính sách thiết thực nhằm thu hút đầu tư từ các tổ chức trong nước và nước ngoài, thu hút lao động và khách du lịch trong và ngoài nước đến với Thái Nguyên. Kinh tế tỉnh Thái Nguyên luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước.

4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng giảm dần từ 21,76% năm 2010 xuống 20,48 % năm 2013; tỷ trọng trong ngành công nghiệp, xây dựng có sự chuyển dịch đúng hướng, song tốc độ chuyển dịch còn chậm giao động từ 41,32 % đến 42,35 %; ngành thương mại, dịch vụ có xu hướng tăng từ 36,92% năm 2010 đến 37,17 % năm 2013 cơ cấu nền kinh tế. Trong những

năm qua, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống người dân và giữ vững chính trị, xã hội quốc phòng, an ninh.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.

* Dân số: Theo số liệu thống kê năm 2013 toàn tỉnh có người,sinh sống trên địa bàn của 144 xã, 23 phường, 15 thị trấn thuộc 9 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, huyên Phổ Yên, huyên Phú Bình và huyện Định Hóa, huyện Võ Nhai, huyên Đại Từ, huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Lương.Đơn vị hành chính, mật độ dân số, dân số được thể hiện qua bảng:

Bảng 4.2 Tình hình dân số tỉnh Thái Nguyên năm 2013 Hạng mục Đơn vị hành chính Mật độ dân số Số xã Số thị trấn Số phường Mật độ dân số

(người/km2) Dân số

Tỉnh Thái Nguyên 144 13 33 345 1.150.797 TP.Thái Nguyên 10 0 18 1.367 258,380 Thị xã Sông Công 4 0 5 598 51,350 Huyện Đại Từ 29 2 0 279 162,985 Huyện Phú Lương 14 2 0 285 64,650 Huyện Định Hóa 23 1 0 168 88,268 Huyện Đồng Hỷ 15 3 0 247 113,470 Huyện Võ Nhai 14 1 0 76 112.180 Huyện Phổ Yên 15 3 0 534 141,546 Huyện Phú Bình 20 1 0 535 138,408

(Nguồn số liệu:Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2013 )

* Tốc độ phát triển dân số trung bình của tỉnh không đều qua các năm, bình quân là 1,3%/năm. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh thấp, bình quân 0,56% trong cùng giai đoạn (UBND tỉnh Thái Nguyên, 2013).

4.1.2.4. Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

a. H thng giao

Thái Nguyên hiện có 3 tuyến quốc lộ đi qua là Quốc lộ 3, quốc lộ 1B, quốc lộ 37; tuyến đường cao tốc Thái Nguyên - Hà Nội: tuyến đường sắt Hà Nội- Quán Triều: tuyến đường sắt Kép- Lưu Xá (Lạng Giang, Bắc Giang).

Do là tỉnh trung du nên giao thông đường sông của tỉnh chủ yếu chỉ phát triển cửa Sông Cầu và Sông Công đoạn cuối nguồn thuộc tỉnh, dự án Cụm Đa Phúc đang được xây dựng tại huyện Phổ Yên và được mong đợi có thể kết nối đến cảng Hải Phòng.Tỉnh Thái Nguyên hiện có nhiều tuyến xe buýt đi tới tất cả các huyện trong tỉnh.

b. H thng Thy li

Ngoài đập sông Cầu, Thái Nguyên còn xây dựng một hệ thống kênh đào nhân tạo dài 52 km ở phía đông nam của tỉnh với tên gọi là Sông Máng, nối liền sông Cầu với sông Thương để giúp việc giao thông đường thủy và dẫn nước vào đồng ruộng được dễ dàng. Bên cạnh đó, Thái Nguyên còn Hồ Núi Cốc, đây là hồ nhân tạo được hình thành do việc chặn dòng Sông Công. Hồ có độ sâu 35 m và diện tích mặt hồ rộng 25 km², dung tích của hồ ước tính từ 160 triệu - 200 triệu m³. Hồ được tạo ra nhằm các mục đích cung cấp nước, thoát lũ cho sông Cầu và du lịch. Hiện hồ đã có một vài khu du lịch đang được quy hoạch để trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia.

c. Y tế

Theo thống kê năm 2010, tỉnh Thái Nguyên có 1 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế là Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên, cùng với 15 bệnh viện trực thuộc sở y tế tỉnh, 13 phòng khám khu vực và 180 trạm y tế. Đã đáp ứng được phần nào nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh và các vùng lân cận thuộc các tỉnh: Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang…

d. Giáo dc - đào to

Tỉnh Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

e. Th dc - th thao

Sân vận động Thái Nguyên và nhà thi đấu Thái Nguyên nằm ở khu vực trung tâm thành phố là những nơi tổ chức các hoạt động thể thao và văn hóa- xã hội của tỉnh. Câu lạc bộ bóng đá nữ Gang Thép Thái Nguyên là một trong sáu đội bóng tham dự giải vô địch bóng đá nữ Việt Nam.

4.2. Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Thái Nguyên Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên năm 2013 Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên năm 2013 Đơn vị tính(ha) STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) cấu (%) 1 TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 353.172 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 226.165 64,04 Trong đó: 1.1 Đất trồng lúa LUA 36.866 10,44 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 33.836 9,58 1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 30.780 8,72 1.4 Đất rừng đặc dụng RDD 30.184 8,54 1.5 Đất rừng sản xuất RSX 91.007 25,77 1.6 Đất nuôi trồng thủy sản TSN 3.492 0,99 2 Đất phi nông nghiệp PNN 116.903 33,10 2.1 Đất trụ sở xây dựng cơ quan, công

trình sự nghiệp

CTS

305 0,08

2.2 Đất quốc phòng CQP 5.870 1,66

2.3 Đất an ninh CAN 712 0,2

2.4 Đất khu công nghiệp SKK 2.429 0,68 2.5 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 3.781 1,07 2.6 Đất di tích danh thắng DDT 58.293 16,50 2.7 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 317 0,09 2.8 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 109 0,03 2.9 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 1.155 0,32 102.1 0 Đất phát triển hạ tầng 17.161 4,88 Trong đó: - Đất cơ sở văn hóa DVH 614 0,16 - Đất cơ sở y tế DYT 453 0,13 - Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 11.273 3,21 - Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 4.821 1,73 2.11 Đất ở OTC 26.771 7,59 3 Đất chưa sử dụng CSD 10.104 2,86 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 3.844 1,09

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2013. (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)