Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2013. (Trang 30 - 33)

a. Tài nguyên khoáng sản: Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Là một tỉnh có tài nguyên, khoáng sản rất phong phú về chủng loại và trữ lượng, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa đối với cả nước như mỏ sắt, mỏ than (đặc biệt là than mỡ).

b.Tài nguyên đất: Kết quả tổng hợp trên bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 của tỉnh cho thấy đất đai của Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi (chiếm đến 85,8% tổng diện tích tự nhiên). Do sự chi phối của địa hình và khí hậu đất đồi núi của tỉnh bị phong hóa nhanh, mạnh, bị thoái hóa, rửa trôi, xói mòn mạnh một khi mất cân bằng sinh thái.

+ Đất phù sa: Diện tích 19.448ha, chiếm 5,49% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố tập trung chủ yếu dọc Sông Cầu, sông Công và các Sông suối khác trên địa bàn tỉnh, trong đó có 3.961 ha đất phù sa được bồi hàng năm ven

sông thuộc huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ,thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên. Đất phù sa của tỉnh thường có thành phần cơ giới trung bình, đất ít chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích hợp cho việc phát triển các cây nông nghiệp, đặc biệt là cây trồng ngắn ngày (lúa, ngô, đậu đỗ, rau mầu...)

- Đất bạc màu: Diện tích chỉ có 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố ở các tỉnh phía Nam của tỉnh. Đất bằng hiện đã sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.

- Đất dốc tụ: Diện tích 18.411 ha, chiếm 5,20% diện tích tự nhiên. Loại đất này được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của tất cả các loại đật ở các chân sườn hoặc khe dốc, nên thường có độ phì khác nhau và phân tán trên địa bàn các huyện trong tỉnh.Đây là loại đấy rất thích hợp với trồng ngô, đậu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đấy đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: Diện tích 4.380 ha, chiếm 1,24% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân tán hầu khắp các thung lũng trên địa bàn các huyện trong tỉnh, hiện đã được sử dụng trồng lúa và một số cây trồng ngắn ngày khác.

- Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét: Diện tích 136.880 ha, chiếm 38,65% diện tích tự nhiên, đây là loại đất có diện tích lớn.Phân bố tập trung thành các vùng lớn thuộc các huyện Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ, Định Hóa. Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng, cấu trúc dạng cục, ngập nước lâu ngày sẽ có quá trình glây hóa mạnh.Trên loại đất này có khoảng 48,5% diện tích có độ dốc từ 8-250, rất thích hợp với phát triển cây chè, cây ăn quả

c.Tài nguyên nước mặt: Thái Nguyên là một tỉnh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc và phân bố tương đối đều.

Gồm các con sông lớn là: Sông Cầu; Sông Công; Sông Dong. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn nhiều sông nhỏ khác phân bố đều khắp và một số hồ chứa tương đối lớn tạo ra nguồn nước mặt khá phong phú, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong tỉnh.

d.Tài nguyên du lịch: Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, về mặt tự nhiên có một số thắng cảnh tiêu biểu: Thắng cảnh Hồ Núi Cốc; Di tích hang phượng hoàng, suối Mỏ Gà.

4.1.2. Điu kin kinh tế - Xã hi

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010-2013.

Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ tăng trưởng % 10,27 10,50 10,68 11,00 1 Nông, lâm nghiệp, thủy sản % 4,32 4,38 4.41 4,50

2 Công nghiệp - XDCB % 14,48 14,50 15,14 15,00

3 Thương mại - Dịch vụ % 12,00 11,97 12,40 13,50

(Nguồn số liệu:Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2010 - 2013)

- Tăng trưởng ngành công nghiệp và xây dựng bình quân giai đoạn 2010-2013 đạt 14,78% trong đó năm 2012 tăng trưởng cao nhất đạt 15,14%, năm 2010 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất là 14,48% do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

- Tăng trưởng ngành dịch vụ tương đối ổn định bình quân giai đoạn 2010-2013 đạt 12,51% trong đó năm 2013 có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 13,50%, riêng năm 2011 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn này.

-Ngành nông, lâm nghiệp có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, bảo đảm an ninh lương thực và đóng góp cho tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2013 là 4,40%.

Với lợi thế từ tự nhiên, kết hợp với nhiều chủ trương chính sách thiết thực nhằm thu hút đầu tư từ các tổ chức trong nước và nước ngoài, thu hút lao động và khách du lịch trong và ngoài nước đến với Thái Nguyên. Kinh tế tỉnh Thái Nguyên luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước.

4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng giảm dần từ 21,76% năm 2010 xuống 20,48 % năm 2013; tỷ trọng trong ngành công nghiệp, xây dựng có sự chuyển dịch đúng hướng, song tốc độ chuyển dịch còn chậm giao động từ 41,32 % đến 42,35 %; ngành thương mại, dịch vụ có xu hướng tăng từ 36,92% năm 2010 đến 37,17 % năm 2013 cơ cấu nền kinh tế. Trong những

năm qua, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống người dân và giữ vững chính trị, xã hội quốc phòng, an ninh.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2013. (Trang 30 - 33)