1. Biện pháp thông gió mỏ:
Thông gió mỏ là biện pháp cực kỳ quan trọng trong khai thác than, đặc biệt là khai thác hầm lò. Thông gió mỏ là điều kiện bắt buộc ngoài việc phòng chống cháy nổ khắ CH4 còn là giải pháp hiệu quả chống bụi. Thông gió mỏ là đưa các khối không khắ sạch từ ngoài môi trường vào trong các hầm lò và hút các khắ từ trong hầm lò ra ngoài.
2. Biệm pháp kiểm soát các hoạt động thăm dò, khoan, nổ mìn.
Các hoạt động thăm dò , khoan , nổ mìn tại các vùng than đặc biệt trong khai thác lộ thiên là nguồn tạo bụi rất lớn. Các giải pháp nhằm kiểm soát việc phát thải bụi vào trong không khắ từ các hoạt động khoan nổ mìn là:
- Tối thiểu hóa diện tắch tiếp xúc bề mặt của các hoạt động khai thác than - Sử dụng hệ thống hút bụi Cyclone trong các máy khoan
- Xác định kắch cỡ của vụ nổ mìn và lượng thuốc sử dụng cho nổ mìn nhằm hạn chế việc tạo bụi vào trong không khắ.
- Tưới nước hay làm ẩm khối vật liệu trước khi khoan thăm dò, nổ mìn.
Dùng nước làm ẩm khối đất đá khi xúc bốc là rất tốt trong việc hạn chế bụi phát thải vào trong không khắ.
4. Biện Pháp kiểm soát các hoạt động vận chuyển than, đất đá.
- Giảm mật độ xe cộ chạy trên đường, bố trắ lịch vận chuyển hợp lý, có biện pháp che, đậy mỗi khi chạy.
- Lắp đặt hệ thống phun sương cao áp tại các tuyến đương vận tải - Bê tông hóa đường vận chuyển
- Làm ẩm đường vận chuyển than.
5.Biện pháp giảm thiểu bụi tại kho than, bãi thải.
- Cần căn cứ vào hướng gió chọn vị trắ bãi thải hợp lý nhằm hạn chếđến mức tối thiểu, các ảnh hưởng của bụi đến khu dân cư, các bãi thải không được cao quá. Nên đặt ở các thung lũng để ắt chịu ảnh hưởng của gió.
- Tạo lớp phủ thực vật trên bãi thải nhằm hạn chế tối đa bề mặt trống trên bãi thải dẫn đến giảm việc xói mòn do gió đến bãi thải.
- Giảm tốc độ gió thổi qua bãi thải bằng việc sử dụng các rào chắn gió.
Tại các kho than cũng là các nguồn tạo bụi trên bề mặt và chủ yếu tạo bụi do gió nên có một số biện pháp sau đây:
- Trồng cây xanh xung quanh kho than - Bê tông hóa mặt bằng kho than
- Tạo rào cản gió xung quanh kho than như xây tường rào nhằm hạn chế khả
năng lan truyền bụi ra ngoài.
6. Các biện pháp giảm thiểu bụi tại khu vực sàng tuyển
- Sử dụng hệ thống phun sương cao áp
- Phun nước bằng vòi di động tại cong nghệ sàng thô trước khi làm việc - Che kắn các thiết bị như băng tải, các phễu rót than nơi hình thành bụi - Làm ẩm thn đến mức giói hạn cho phép trước khi rót than vào các toa tầu - Có các thiết bị thu dọn bụi lắng tại các nơi sinh bụi như ngiền sàngẦ
7. Các biện pháp quy hoạch:
Trong khai thác than quy hoạch là biện pháp quan trọng nhất nhằm giảm thiểu các tác động của bụi và các chất độc hại đến môi trường, đến các khu dân cư.
- Ở các khu sản xuất, khu khai trường , các nhà máy sàng tuyển cần đặt nằm
ở cuối hướng gió chủđạo so với khu dân cư.
- Tạo khoảng cách ly vệ sinh đối với các nhà máy, các bãi thải, khu khai trường với khu dân cư như trồng cây xanh
- Quy hoạch hợp lý các bãi thải như chọn vị trắ đổ thải - Nghiêm cấm các cảng than tự phát ở gần khu dân cư.
- Cần xây dựng các tuyến đường riêng dành cho các phương tiện vận chuyển than nhằm tránh đi qua khu dân cư.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
Đặc điểm vềđiều kiệu tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỏ than Khánh Hòa đã
được nghiên cứu, thu thập và trình bày cụ thể, chi tiết trong phần trên của báo cáo là cơ sở quan trọng cho công tác điều tra, quan trắc, phân tắch, đánh giá sựảnh hưởng của bụi thải tới môi trường không khắ.
Thông qua việc nghiên cứu các nguồn phát sinh kết hợp cùng hoạt động quan trắc, điều tra và phân tắch giúp ta có những đánh giá khách quan và chắnh xác ảnh hưởng của bụi than tới chất lượng môi trường không khắ vùng mỏ.
Bản đồ mô phỏng, cảnh báo ô nhiễm bụi thải so với quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam đã được xây dựng trên cơ sở ứng dụng phần mềm ArcGIS, là sự tắch hợp giữa cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tắnh về bụi thải, cung cấp cho ta một bức tranh tổng hợp và khái quát về sựảnh hưởng của nồng độ
bụi thải tới chất lượng môi trường không khắ.
Trên cơ sở sở tiến hành điều tra, khảo sát, quan trắc, xây dựng bản đồ mô phỏng ta đưa ra kết luận: trong khu vực khai thác nồng độ bụi thải nằm dưới ngưỡng cho phép theo Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT (Ban hành 21 Tiêu chuẩn, 05 nguyên tắc và 07 thông số Vệ sinh lao động). Tuy nhiên trong khu vực dân cư
nằm gần địa bàn mỏ nồng độ bụi thải vượt quá ngưỡng cho phép so với QCVN 05:2009/BTNMT (Chất lượng không khắ xung quanh), theo kết quả quan trăc năm 2013 vị trắ có nồng độ bụi thải cao nhất tại khu vực dân cưđạt mức 1,6 mg/m3, gấp hơn 5 lần tiêu chuẩn cho phép (0,3 mg/m3), có thể thấy nồng độ bụi thải đang có xu hướng gia tăng, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng môi trường không khắ xung quanh và đời sống của người dân nằm gần khu vực mỏ khai thác.
Một số giải pháp nhằm hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường vùng mỏ đã được đưa ra dựa trên mục tiêu hạn chế những hoạt động gây ô nhiễm trong mỗi công đoạn và quá trình sản xuất, có giá trị thực tiễn và mang tắnh khả thi cao.
5.2. Đề nghị
- Tăng cường sử dụng cơ sở dữ liệu bản đồ ô nhiễm vào trong công tác quản lý, quy hoạch môi trường và đánh giá, dự báo diễn biến chất lượng môi trường không khắ.
- Tiếp tục nghiên cứu, thu thập và thường xuyên cập nhập cơ sở dữ liệu thuộc tắnh về môi trường, giúp công tác đánh quản lý, đánh giá có độ chắnh xác cao hơn.
- Nghiên túc, tăng cường thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu và hạn chế ô nhiễm môi trường vùng mỏ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Nguyễn Ngọc Anh, Lê Văn Thơ (2013). Mô hình hóa môi trường. Khoa tài
nguyên và Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005). Các tiêu chẩn Việt Nam về môi trường,
năm 2005, Hà Nội.
3. Trần Ngọc Chấn (2000). Ô nhiễm không khắ và xử lý khắ thải Ờ Tập 1: Ô nhiễm không khắ và tắnh toán khuếch tán chất ô nhiễm. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
4. Trần Ngọc Chấn (2001). Ô nhiễm không khắ và xử lý khắ thải Ờ Tập 2: Cơ học về bụi và phương pháp xử lý bụi. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
5. Hoàng Xuân Cơ, Phạm Thị Việt Anh (1999). Áp dụng phương pháp tần suất vượt chuẩn để xác định mức ô nhiễm không khắ do các nguồn công nghiệp gây ra. Tạp chắ khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Số 4.
6. Công ty than Khánh Hòa (2011). Thiết lập mạng lưới quan trắc môi trường tổng thế cho mỏ than Khánh H9a Thái Nguyên Ờ năm 2011.
7. Nguyễn Cung, Phạm Ngọc Hồ (2001). Mô hình tắnh toán và dự báo nhiễm bẩn môi trường không khắ. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước.
8. Đại học Thái Nguyên (2012). Ứng dụng khoa học cơ bản trong nghiên cứu nông lâm nghiệp Ờ Tài liệu hội thảo Đại học Thái Nguyên năm 2012.
9. Phạm Ngọc Đăng (1997). Môi trường không khắ. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
Bùi Tá Long (2006). Hệ thống thông tin môi trường. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chắ Minh.
Bùi Tá Long (2008). Mô hình hoá Môi trường. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, thành phố Hồ Chắ Minh.
Lê Văn Thao (1995), Ô nhiễm không khắ do bụi mỏ. Hội thảo quốc tế BVMT khai thác mỏ Hạ Long Ờ Quảng Ninh.
13. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005). Luật bảo vệ môi trường năm 2005-BTNMT.
14. Phạm Ngọc Hồ (2010). Mô hình khếch tán rối và các chất ô nhiễm trong lớp biên khắ quyển ở Hà Nội. Đề tài NCKH cấp bộ.
15. Phạm Ngọc Hồ (2004). Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng bản đồ hiện trạng môi trường thành phần và tổng hợp thành phố Hà Nội - ứng dụng để thành lập bản đồ môi trường không khắ. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề
tài cấp thành phố, Mã số 01C Ờ 09/04 Ờ 2004.
16. Phạm Ngọc Hồ (2005). Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường tổng hợp và ứng dụng để lập bản đồ hiện trạng môi trường thành phần. Kỷ yếu hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ II, 2005.
17. Phạm Ngọc Hồ (1996). Mô hình khuếch tán rối các chất ô nhiễm trong lớp biên khắ quyển ở Hà Nội. Đề tài NCKH cấp bộ. Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Hoàng Văn Hùng, Nguyễn Ngọc Anh (2013). Nghiên cứu xây dựng chương trình tắnh toán nồng độ chất ô nhiễm trong môi trường không khắ dựa trên công thức tắnh khuếch tán của Gauss bằng ngôn ngữ Visual Bassic. Tạp chắ Nông nghiệp và PTNT. 9: 75-81.
19. Hoàng Văn Hùng, Nguyễn Văn Nghĩa (2013). Đánh giá hiện trạng và xây dựng bản đồ chất lượng môi trường không khắ khu vực thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tạp chắ Nông nghiệp và PTNT. 9: 35-40.
20. Trần Yêm, Trịnh Thị Thanh (2003). Giáo trình Ô nhiễm môi trường. Đại học Quốc gia Hà Nội.
21. Đặng Kim Vui, Hoàng Văn Hùng, Nguyễn Huy Trung (2013). Nghiên cứu phân vùng nhạy cảm môi trường huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kan. Tạp chắ Nông nghiệp và PTNT. 9: 5-12.
22. Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Thái Nguyên (2013). Số liệu quan trắc môi trường không khắ khu vực mỏ than Khánh Hòa Ờ tỉnh Thái Nguyên năm 2012 và 2013.
23. Thông tư 28/2011/TT-BTNMT - Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khắ xung quanh và tiếng ồn được áp dụng với khu dân cư nằm gần khu vực khai thác
24. Thông tư /2012/QĐ-BTNMT -Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc khắ thải công nghiệp đối với khu vực khai thác than.
II. Tiếng Anh/trang web
23. Dust, Gas and Molecules in the Universe của Dimitra Rigopoulou 24.http://www.esri.com/software/arcgis