Hoạt động khai thác than sinh ra rất nhiều chất gây ô nhiễm môi trường không khắ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, động thực vật và làm giảm giá trị thẩm mỹ của các công tŕnh công cộng như bụi phủ trên các ngôi nhà, các hàng cây, cầu cống, đường xá. Đáng chú ý nhất là bụi và các chất khắ sinh ra do hoạt
động của các động cơ có sử dụng xăng, dầu và các hoạt động khai thác than như
khoan nổ mìn, xúc bốc, đổ thải và vận tải than. Các chất khắ như SO2, CO2, NO2Ầ và bụi không những ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ con người như gây ra các bệnh về tai, mũi, họng mà còn ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng và các công trình công cộng. Đặc biệt bụi là một vấn đề rất đáng quan tâm tại vùng mỏ không những do tắnh phổ biến mà còn do các ảnh hưởng sau đây của chúng.
* Ảnh hưởng của bụi mỏđến con người.
Con người sống và làm việc trong môi trường có chứa nhiều bụi trong một khoảng thời gian dài rất dễ mắc các bệnh về phổi. Theo số liệu của các nhà nghiên cứu môi trường mỏ thì tình trạng ô nhiễm bụi ở vùng than rất nghiêm trọng. Thành phần bụi có cỡ hạt dưới 5ộm (bụi gây hô hấp) chiếm tỷ lệ rất cao, ở các hầm lò là 70 Ờ 95%, còn ở các nhà máy sàng tuyển than thì thay đổi theo mùa, mùa mưa ẩm tỷ lệ là 50 Ờ 60%, mùa khô hanh là 60 Ờ 80%. Môi trường không khắ bị ô nhiễm bụi nặng như vậy nên công nhân và người dân khu vực khai thác than chiếm tỷ lệ các bệnh về hô hấp, mắt, viêm mũi, xoangẦ là rất cao.
Nhiều khu dân cưở Sơn Cẩm (Phú Lương), dân suốt ngày đêm sống chung với bụi. Buị than ,bụi đất đá đã vào bữa ăn, giấc ngủ và khắ thở của mỗi gia đình. Có thể nói, Sơn Cẩm, Yên Lãng, là những nơi hứng chịu bụi nhiều nhất. Chắnh những vùng này sau những trận mưa lớn cũng phải là nơi gánh chịu nước trôi, lũ
cuốn, đất đá. Thái Nguyên có nhiều xắ nghiệp khai thác đá, sỏi, chưa kểđến vài trục xắ nghiệp xây dựng khi san gạt núi, tạo dựng mặt bằng cũng góp phần tạo thêm nhiều bức xúc cho môi trường.
Theo đánh giá của sở tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Nguyên thì hầu như
tất cả các thông số về môi trường như tiếng ồn, bụi trong không khắ đều vượt quá mức độ cho phép. Quan trắc nồng độ bụi tại một số khu vực khai thác than cuả
Công ty than Thái NguyênẦ cho thấy chắnh xác các hoạt động sản xuất than kết hợp với lượng bụi gây ra do san lấp mặt bằng ở các khu đô thị làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường các khu dân cư. Hiện tượng bụi lơ lửng ở các khu vực này đều vượt trên 2 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Nếu tắnh 24h liên tục trong khai trường, khu vực sản xuất, trên các tuyến đường vận chuyển than thì có nồng độ bụi và các khắ độc hại vượt mức cho phép rất cao từ 3 đến 4 lần.
* Ảnh hưởng của bụi mỏđến động thực vật
Bụi mỏ chiếm tỷ lệ cao trong không khắ bám vào lá cây của thực vật làm giảm khả năng quang hợp dẫn đến giảm năng suất, và khả năng phát triển của cây.
* Ảnh hưởng của bụi mỏđến công trình công cộng
Phần lớn các ảnh hưởng đến công trình công cộng của vùng than do bụi gây ra, bụi bám vào nhà cửa, cầu cống, đường xá, khu dân cưẦ gây mất mỹ quan khu vực làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống, sinh hoạt của người dân.
4.3. Xây dựng bản đồ mô phỏng ô nhiễm bụi thải so với quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam. tiêu chuẩn Việt Nam.
- Các bước tiến hành sử dụng phần mềm để xây dựng bản đồ mô phỏng ô nhiễm bụi thải như sau:
B1: Sử dụng phần mềm FME2010 để chuyển bản đồ từ Microstation sang ArcGIS như hình dưới.
Hình 4.5 Giaoo diện phần mềm FME-2010
- Sau khi chọn các lệnh cần thiết -> nhấn OK để chương trình chạy.
Bước 2: Sau quá trình truyền dữ liệu, kết hợp với các thao tác xử lý ta có sản phẩm là bản đồ nền như hình dưới đây:
Hình 4.7 Biên tập dữ liệu trên ArcGIS
Bước 3: Thực hiện liên kết giữa dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tắnh (đã
được quan trắc, thu thập và xử lý trên Excel)
Hình 4.9 Sử dụng chức năng IDW mô phỏng ô nhiễm
Bước 4: Sử dụng lệnh IDW ( Index Distent Weght Ờ Chỉ số trọng số khoảng cách) trong ArcTooBok cho phép hiển thị mức độ ô nhiễm của nguồn thải với biến chạy là khoảng cách, theo phương pháp trọng số thuận ( mầu càng đậm thì mức độ
ô nhiễm càng lớn ). Với chỉ tiêu bụi thải cùng 13 vị trắ quan trắc, ta thực hiện chạy bản đồ mô phỏng ô nhiễm như sau:
Kết quả sau khi chạy chương trình ta có bản đồ mô phỏng ô nhiễm dưới đây,
ở những khu vực có nồng độ ô nhiễm cao nhất thì ở những khu vực đó trên bản đồ
sẽ có mầu đậm nhất và sẽ có mầu nhạt dần theo mức độ giảm dần của ô nhiễm.
Hình 4.11 Kết quả mô phỏng các điểm quan trắc trên CSDL
Bước 5: Để cụ thể hóa hơn mức độ ô nhiễm, phần mềm cho phép ta tạo biểu
đồ biểu thị mức độ ô nhiễm bụi so với Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT (đối với khu vực trong moong khai thác, với hộp thoại Layer Projec cho phép ta chọn liên kết dữ liệu thuộc thuộc tắnh và chọn mầu cho biểu đồ hiển thị.
Hình 4.12 Tạo biểu đồ mô phỏng,sử dụng chỉ tiêu bụi thải so sánh với quy chuẩn trên CSDl
Kết quả mô phỏng bằng biểu đồ CSDL:
Hình 4.13 Kết quả mô phỏng ô nhiễm bụi thải
Việc xây dựng bản đồ mô phỏng, và cảnh báo ô đã được chia ra làm làm hai khu vực : gồm moong khai thác và khu dân cư , là sự kết hợp giữa việc mô phỏng theo trọng số chỉ số khoảng cách và biểu đồ.
Bản đồ mô phỏng ô nhiễm bụi thải khu dân cư trong vùng mỏ than Khánh Hòa đã được xây dựng cung cấp cho ta cái nhìn khách quan và bao quát về sựảnh hưởng của bụi thải tới môi trường không khắ xung quanh nói chung và là cơ sởđể đánh giá sựảnh hưởng của bụi thải tới con người nói riêng.
Hình 4.14: Bản đồ mô phỏng ô nhiễm bụi khu dân cư trong vùng mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên năm 2013.
Hình 4.15: Cơ sở dữ liệu bản đồ mô phỏng ô nhiễm bụi khu dân cư trong vùng mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên năm 2013.
- Bản đồ mô phỏng ô nhiễm bụi thải trong khu vực khai thác của mỏ than Khánh Hòa được xây dựng, trên cơ sở kết hợp giữa dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tắnh, cho phép ta đánh giá khách quan mức độ ô nhiễm của những nguồn thải ( vắ dụ: Khu vực sàng tuyển bị ô nhiễm cao nhất được hiển thị bằng khu vưc có mầu
đậm nhất trên bản đồ), từđó có những biện pháp giảm thiểu phù hợp với mức độ và thực tế.
Hình 4.16: Bản đồ mô phỏng ô nhiễm bụi thải khu vực mỏ khai thác mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên năm 2013.
Hình 4.17: Cơ sở dữ liệu bản đồ mô phỏng ô nhiễm bụi thải khu vực mỏ khai thác mỏ than Khánh H>a, tỉnh Thái Nguyên năm 2013
4.4 Đánh giá sựảnh hưởng của bụi than đến môi trường không khắ vùng mỏ.
Đối với khu vực khai thác: sau khi so sánh số liệu quan trắc giữa hai năm 2012 và 2013 kết hợp cùng bản đồ mô phỏng quá bụi thải năm 2013 ta thấy: nồng
độ bụi thải tại moong khai thác không có xu hướng biến đổi nhiều, điều nằm dưới ngưỡng cho phép theo Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT (với ngưỡng cho phép của bụi trong khu vực mỏ khai thác theo Quyết định này là 4mg/m3), Tuy nhiên, tại vị
tại khu vực sàng tuyển là 2,15mg/m3 ở dưới ngưỡng cho phép, nhưng đến năm 2013 đã đạt ngưỡng 5,56mg/m3 vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn cho phép.
Đối với khu vực các khu dân cư: sau khi so sánh số liệu quan trắc về bụi thải giữa hai năm 2012 và 2013 kết hợp với bản đồ mô phỏng ta thấy nồng độ
bụi thải gia tăng và diễn biến theo chiều hướng xấu, nằm trên ngưỡng cho phép theo TCVN 05:2009/BTNMT- Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường không khắ xung quanh.
Khi so sánh nồng độ bụi thải sau khi tiến hành quan trắc tại năm 2013 với nồng độ bụi tại ngưỡng cho phép theo QCVN05:2009/BTNMT (ngưỡng cho phép
đối với môi trường không khắ xung quanh tại khu vực khu dân cư đối với bụi thải theo Quy chuẩn này là 0.3mg/m3), ta thấy có nơi vượt ngưỡng tới hơn 5 lần, đạt mức 1,6 mg/m3, tại nhà ông Ngô Văn Quý, xóm Ngò, xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh thái Nguyên. Hay tại Tại khu vực dân cư xóm Cao Sơn 4, xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên nồng độ bụi cũng vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép hơn 4 lần ở 1,3mg/m3. Như vậy môi trường không khắ ở khu dân cư nằm gần khu vực khai thác đang có dấu hiệu bị ô nhiễm bụi thải, cần có những biện pháp cụ thể để hạn chế và khắc phục.