Là cách so sánh giữa quẻ cung phi bản mệnh của trạch chủ với hướng nhà nhằm xác định ở mức đơn giản và chung nhất sự hòa hợp giữa con người và nhà cửa.
Cách tính cung phi có thể tham khảo ở bài Luận Cung Phi . Trong đó, các cung sẽđại diện cho các phương hướng như sau:
Nhóm Tây Tứ Trạch
Càn: Tây Bắc Khôn: Tây Nam
Đoài: Tây Cấn: Đông Bắc Nhóm Đông Tứ Trạch Chấn: Đông Ly: Nam Khảm: Bắc Tốn: Đông Nam
Con người chia làm 2 loại: Đông mệnh và Tây mệnh. Nhà cửa được chia làm 2 loại: Đông trạch và Tây trạch. Trong phép mệnh cung phối hướng: Người đông tứ
mệnh ở nhà Đông tứ trạch. Người Tây tứ mệnh ở nhà Tây tứ trạch.
Người ở ứng với hướng thuận của mình sẽ hưởng được cát khí gồm: Sinh khí, thiên y, diên niên (hay còn gọi là Phước Đức), và phục vị. Ngược lại thì nhận hung khí: Ngũ quỷ, lục sát, hoạ hại và tuyệt mệnh.
4.2.2.2. Các hướng tốt
+ Sinh Khí: trấn bởi sao Tham Lang - Mộc Tinh
Phàm cung mệnh hợp được phương Sinh Khí này lợi cho việc làm quan, làm
thịnh vượng, mọi điều thuận lợi.
+ Thiên Y: trấn bởi sao Cự Môn - Thổ Tinh
Nếu vợ chồng hợp mạng được cung Thiên Y và tạo tác nhà cửa, đường ra vào được phương này thì giàu có, không tật bệnh, nhân khẩu, ruộng vườn, súc vật
được đại vượng, khoảng một năm có của.
+ Diên Niên - Phước Đức: trấn bởi sao Vũ Khúc - Kim Tinh
Vợ chồng hợp mạng được cung này, đường ra vào, phòng, nhà, miệng lò bếp xoay về phương Diên Niên chủ thì được trung phú, sống lâu, của cải, vợ chồng vui vẻ, nhân khẩu, lục súc được đại vượng.
+ Phục Vị: trấn bởi sao Phụ Bật - Mộc Tinh
Phàm vợ chồng hợp được cung Phục Vị thì được Tiểu phú, Trung thọ, sinh con gái nhiều, con trai ít. Cửa lò bếp, trạch chủ nhà được phương Phục Vị gặp nhăm có Thiên Ất Quy Nhơn đến Phục Vịắt sinh con quý, dễ nuôi (Muốn cầu con nên đặt lò bếp quay miệng về hướng này).
4.2.2.3. Các hướng xấu
+ Tuyệt Mệnh: trấn bởi sao Phá Quân - Kim Tinh
Bản mệnh phạm cung Tuyệt Mệnh có thể bị tuyệt tự, tổn hại con cái, không sống lâu, bệnh tật, ruộng vườn súc vật bị hao mòn, bị ngược hại.
+ Ngủ Quỷ: trấn bởi sao Liêm Trang - Hỏa Tinh
Bản mệnh phạm cung Ngũ Quỷ có thể bị hoả hoạn, bệnh tật, khẩu thiệt, hao mòn ruộng vườn, gia súc, tổn nhân khẩu.
+ Lục Sát: trấn bởi sao Văn Khúc - Thủy Tinh
Nếu phương hướng nhà cửa phạm nhằm Lục Sát thì bị: mất của, cãi vã, hao mòn, gia súc vườn ruộng, thương tổn người nhà.
+ Hoạ Hại: trấn bởi sao Lộc Tồn - Thổ Tinh
Phương hướng nhà cửa, cưới gả, ... phạm vào Hoạ Hại thì bị quan phi, khẩu thiệt, bệnh tật, của cải suy sụp, thương nhân khẩu.
4.2.2.4. Trạch mệnh tương phối
Chúng ta đã biết, quẻ mệnh có Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh, quẻ trạch có
Đông tứ trạch và Tây tứ trạch. Vậy như thế nào thì được gọi là trạch mệnh tương phối ?
Trạch mệnh tương phối là quẻ mệnh và quẻ trạch phải hợp nhau, khi kết hợp sẽ sinh tốt đẹp, gọi là hợp hướng và tạo được điều kiện thuận lợi cho sức khỏe, tốt lành trong cuộc sống.
Nghĩa là: Người thuộc Đông tứ mệnh hợp với nhà Đông tứ trạch (người thuộc các cung Khảm, Chấn, Tốn, Ly nên ở những hướng Đông, Đông Nam, Nam, Bắc)
Người thuộc Tây tứ mệnh hợp với nhà Tây tứ trạch (người thuộc các cung Càn, Khôn, Cấn, Đoài nên ở những hướng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam, Tây) Ngược lại, người Đông tứ mệnh ở nhà Tây tứ trạch và người Tây tứ mệnh ở nhà
Đông tứ trạch gọi là trái hướng, thì ắt sẽ xảy ra sự xung khắc, không tốt cho sức khỏe, công việc, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sự phát triển lâu dài.
Quẻ mệnh quẻ trạch tương phối lấy theo mệnh của người chủ trong gia đình (là người trụ cột). Nếu phong thủy ngôi nhà hợp có lợi cho chủ nhà nhiều tài lộc thì cả nhà được nhờ và ngược lại.
4.2.2.5. Cách tìm quẻ mệnh
Theo Huyền không, mỗi người sinh ra đều chịu ảnh hưởng của sự vận động của Cửu tinh. Mỗi năm, sẽ có một sao chủ và như vậy mỗi người sinh ra vào năm nào sẽ mang một quái số hay còn gọi là cung mệnh.
Để tìm cung mệnh của từng người có thể tra bảng Bát trạch tam nguyên hoặc căn cứ vào năm sinh để tính.
Cách tính cung mệnh dựa vào năm sinh:
Lấy hai số cuối của năm sinh và tùy nam hay nữ có cách tính cung mệnh (quái số) sau: cộng hai số cuối của năm sinh, nếu tổng số có hai chữ số thì cộng tiếp hai chữ sốđó để lấy tổng là một số có một chữ số.
Nữ: cộng thêm 5 vào tổng số. Kết quả chính là quái số. Nếu nữ sinh sau năm 2000, thì cộng 6.
Ví dụ: Nữ sinh năm 1991, quái số được tính như sau: 9+1=10, 1+0=1, 1+5=6, vậy quái số của người này là 6.
Nếu nữ sinh năm 2003, quái số được tính như sau: 0+3=3, 3+6=9, quái số
của người này là 9.
Nam: lấy 10 trừđi tổng số sẽ ra quái số. Nam sinh sau năm 2000 lấy 9 trừđi tổng số. Ví dụ: Nam sinh năm 1993, quái sốđược tính: 9+3=12, 1+2=3, 10-3=7, quái số là 7.
Nếu nam sinh năm 2001, quái sốđược tính: 0+1=1, 9-1=8, quái số là 8. Trong phong thủy phân ra thành Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh.
Đông tứ mệnh là những người mang quái số: 1, 3, 4 và 9.
Tây tứ mệnh là những người mang quái số: 2, 5, 6, 7 và 8 (số 5 sẽ vào cung khôn - số 2).
Tương ứng với mỗi quái số sẽ là một cung mệnh: quái số 1 - cung Khảm, 2 - Khôn, 3 - Chấn, 4 - Tốn, 5 - 2 - Khôn, 6 - Càn, 7 - Đoài, 8 - Cấn, 9 - Ly. Mỗi quái số kết hợp với 8 cung: Sinh khí, Thiên y, Phúc đức, Phục vị (4 cung tốt), Họa hại, Tuyệt mạng, Ngũ quỷ, Lục sát (4 cung xấu) đóng ở 8 hướng. Tùy thuộc vào mỗi quái số mà các cung đóng ở các hướng khác nhau. Qua đó ta có thể biết được những hướng nào sẽ tốt cho người mệnh nào (hình 4.2 - 4.5).
Hình 4.2: Cung Kiền (Càn), cung Khảm phối hợp cát hung
Hình 4.4: Cung Tốn, cung Ly phối hợp cát hung
Hình 4.5: Cung Cấn, cung Chấn phối hợp cát hung
4.2.3. Về cổng và cửa nhà ở
4.2.3.1. phong thủy về cổng:
Phong thủy cho rằng: “Đại môn là khẩu khí, khí vượng thì cát, suy khí thì hung”, qua
đó cho thấy, cổng và cửa ngôi nhà rất có tầm quan trọng.
Trong quan niệm phong thủy truyền thống, cổng và tường rào luôn là một phân không thể thiếu đối với mỗi ngôi nhà. “Kín cổng cao tường” từ quen để chỉ những ngôi nhà bề thế, có sự che chắn bảo vệ tách biệt với
bên ngoài.
Tuy nhiên văn hóa truyền thống và phong thủy Việt Nam đã có những góc nhìn thoáng và linh hoạt về cổng. Tôn trong cảnh quan chung quanh, xem lũy tre, mương nước… là những “rào chắn” thiên nhiên hữu hiệu, nếp nhà Việt chỉ làm cổng như một hình ảnh ước lệđể biết bước qua đấy là địa phận một làng, một xóm, một ngôi nhà… chứ không phải để bít bùng, chia cắt không gian, đúng tinh thần hiếu hòa thân thiện vốn có.
Phong thủy Việt cũng xác định con người sống trong mối quan hệđại vũ trụ - tiểu vũ trụ tương hòa, nhà nhỏ vườn rộng, nên cổng chỉ làm sao cho hài hòa với ngôi nhà, thuận tiện khi sử dụng là ổn. Dĩ nhiên, bên cạnh đó, yếu tố phương vị mở cổng cũng rất cần thiết. Khi thiết kế cửa cổng, ngõ vào nhà, cách định vị, chọn phương vị
cho cổng tương tự chọn vị chọn hướng cho nhà. Về mặt Bát trạch là thuận theo cung mệnh, gia chủ thuộc Tây tứ mệnh thì cổng mở ứng với 4 hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc. Gia chủ thuộc Đông tứ mệnh thì cổng mở thuộc các hướng Bắc,
Đông Bắc, Đông Nam và Nam. Vị trí mở cổng từ bên trong khu đất nhìn ra nên tránh bố trí thẳng với ngã ba, tránh dẫn lối “trực xung” với cửa cái (cửa chính) của nhà bởi “sinh khí đi theo đường vòng, sát khí đi theo đường thẳng”.
Việc chọn hình dáng, màu sắc và vật liệu làm cổng cũng cần xem xét sao cho hợp với trạch mệnh. Cổng cho gia chủ có ngũ hành thuộc Thổ nên có hình dáng vuông vức, kết hợp với tường rào xây gạch đá, theo gam màu vàng, nâu là hợp. Cổng cho gia chủ mệnh thuộc Kim nên làm có hình dáng cong tròn, màu xám ghi, trắng, bạc, vật liệu nên thiên về kim loại. Còn cổng cho gia chủ mệnh Thủy thì màu chủ yếu sẽ là gam màu xanh biển và màu đen, hoa văn uốn lượn mềm mại. Những loại cổng làm bằng gỗ, hoặc bằng sắt mà dùng họa tiết hoa lá, sơn màu xanh lá cây với nhiều thanh song song sẽ thích hợp với gia chủ mệnh Mộc (hình 3), trong khi cổng có nhiều nét nhọn, vát chéo và sơn màu đỏ, nâu hay cổng bên trên có mái ngói nhọn thì dùng cho gia chủ mệnh Hỏa sẽ khá phù hợp
Cổng nhà với phong thủy:
Theo phong thủy, không chỉ cửa chính của ngôi nhà mới có tầm quan trọng
đặc biệt mà bạn cũng cần chú ý tới cửa cổng và các yếu tố khác liên quan đến cổng
điểm đầu tiên khi bước vào một ngôi nhà.
Hiện nay, có nhiều người thích cổng có lỗ để dễ nhận dạng khách đang đứng ngoài cổng. Tuy nhiên, theo phong thủy thì cổng liền một khối và vững chắc sẽ tốt hơn. Nếu lựa chọn cổng kiểu vòm cung, cần tránh loại cổng hình cung võng xuống ở giữa vì rất có thể sẽ khiến bạn không gặp may mắn trong sự nghiệp
Chiều mở của cổng:
Chiều mở của cửa cổng rất quan trọng. Cũng giống như chiều mở của cửa sổ, nếu mở cửa cổng theo chiều nghịch thì sẽ hạn chế vận khí và tài lộc vào nhà. Trong trường hợp này, chúng ta có thể khắc phục bằng cách thay đổi cửa ra vào theo chiều thuận (mở ra ngoài) hoặc treo gương trên tường để tạo cảm giác không gian rộng thêm
Lối vào cổng:
Ngõ vào phải thoáng, dễđi lại và lối ra phải sáng sủa. Cần dẹp bỏ những thứ
gây cản trở lối ra vào như cây cối, cột, vách tường... Những thứ này có thể cản trở
vận khí, tài lộc và sức khỏe của người sống trong nhà. Tuy nhiên, cây cối ở khoảng cách an toàn với ngõ lại thuận tiện cho việc bảo vệ cửa nhà. Lối đi vào cổng cũng có ảnh hưởng tương tự. Nếu lối đi chật hẹp thì vận khí vào nhà ít hoặc bị mất cân bằng. Trong trường hợp này, có thể khắc phục bằng cách mở rộng lối đi hoặc không trồng những cây to, rậm rạp ở gần ngõ. Nếu nhà nằm trên triền dốc thì ngõ vào phải có bậc tam cấp và không được thiết kế quá dốc bởi vì bậc tam cấp hẹp và dốc thì gia chủ khó giữ được tiền bạc. Để khắc phục điều này bạn có thể đặt đèn pha chiếu lên mái nhà từ phía sau.
Cách làm cổng nhà vườn đẹp và hợp phong thủy:
Cổng là một trong những yếu tố tạo nên vẻ đẹp lãng mạn và mộc mạc cho nhà vườn. Vì thế, xây cổng cũng cần chú ý đến một số điểm sau đây để hợp với phong thủy của khu nhà.Cổng nhà vườn là một điểm đến để lại ấn tượng đầu tiên khi khách bước vào nhà. Khác với cổng nhà phố, hiện đại và chắc chắn thì cổng nhà vườn lại thiên về vẻđẹp thanh mảnh, mộc mạc của vùng thôn quê yên bình. Để góp phần đem lại sự đồng nhất cho không gian thì cổng nhà vườn thường chọn những chất liệu thân thuộc với thiên nhiên như gỗ, tre, nứa… Do vậy, để thiết kế một chiếc cổng hợp phong thủy tương đối dễ dàng trong toàn bộ tổng thể nhà vườn.
Làm cổng là một nghệ thuật. Theo nguyên lý “tụ khí”, cổng phải đón được khí, lại có thể tụ khí, không để khí bị đè chết. Nhà vườn luôn có ưu thế về diện tích nên khi xây, đặt cổng, gia chủ có thể thoải mái chọn vị trí cho nó. Lưu ý rằng, cổng
nên đặt ở phía trái của không gian phía trước nhà và đặt ở vị trí dễ tìm nhất. Nếu các vị khách của bạn thấy khó khăn khi tìm kiếm thì khí cũng sẽ thấy khó khăn giống như vậy.
Với mục đích tạo cảnh quan và đường đi cho khí, con đường phía trước cổng nhà nên có hình dạng cong tạo thành hình chữ chi giúp các luồng khí được lưu thông thuận lợi. Nhờ đó khiến sự nghiệp của chủ nhân cũng được thuận buồm xuôi gió, nhà cửa êm ấm, hạnh phúc.
Kích thước của cổng nên phù hợp với kích thước của ngôi nhà. Nếu cổng quá rộng so với ngôi nhà, vận mệnh của bạn sẽ bị tác động xấu. Nếu nó quá nhỏ, khí bị
hạn chế và gây ra bất đồng trong gia đình.
Theo quan niệm của phong thủy Trung Quốc, cổng nhà nói chung và cổng nhà vườn nói riêng nên thiết kế hình vòng cung úp xuống sẽ giúp mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Cổng nhà vườn phù hợp các yếu tố phong thủy. Quang cảnh nhà vườn luôn xanh mát với những bóng cây um tùm. Tuy nhiên, với cổng nhà thì nên chặt bớt các tán cây che phủ. Cổng cũng tượng trưng cho sự nghiệp nên bạn cần giữ nó sáng sủa nhất có thể. Bạn chỉ nên trồng thêm những cây hoa leo trên cổng và hàng rào nối với cổng để kích hoạt luồng khí tốt vào nhà và tăng cảm xúc cho khách ghé thăm.
Nên xây cổng cao hơn mặt đường bởi nếu cổng nhà bạn nằm ở vị trí thấp hơn so với mặt đường sẽ tạo ra phong thủy không tốt vì nó hạn chế khí và khiến các thành viên trong nhà cảm thấy bất ổn và bị mắc kẹt. Để hóa giải nó bạn hãy giữ lối
đi từ cổng vào nhà được sáng sủa và trồng nhiều cây.
Từ cổng vào nhà nên tạo khoảng không gian rộng rãi, bằng phẳng. Khu vực này rộng rãi sẽ làm tầm nhìn dược thông suốt, không gặp trở ngại gì. Không gian thoáng đãng cũng khiến tư duy của chủ nhân được khai thông, mạch lạc, tầm nhìn
được vươn xa, việc học tập cũng như sự nghiệp đạt được nhiều thành công.
Do nhà vườn thường có diện tích rộng, khi bố trí cổng cần cách nhà một khoảng nhất định và tạo một khuôn viên xanh nhỏ từ cổng dẫn vào nhà sẽ giúp không khí xung quanh luôn trong lành, tươi mát. Con người hòa cùng môi trường trong lành, đất đai bằng phẳng, rộng thoáng giúp tâm hồn cũng thấy tĩnh tại, nhẹ
4.2.3.1. phong thủy về cửa nhà
Trong nhà ở gia đình, cửa chính không chỉ là nơi mọi người ra vào mà còn là con đường thông dẫn khí từ bên ngoài vào bên trong nhà. Do đó, khi thiết kế, bố trí cửa chính và cửa phòng trong nhà, cần lưu ý một sốđiểm về mặt phong thủy sau đây:
Cửa chính và cửa sổđối nhau: hao tổn tiền bạc
Cửa chính là nơi tất cả mọi người trong nhà ra vào hàng ngày. Khi cửa chính
ở vị trí tốt, thuận lợi, gió và không khí từ ngoài thổi vào cũng thuận và lành.
Khi cửa chính và cửa sổ thông nhau theo một đường thẳng, nếu cửa sổ không nhiều thì ảnh hưởng của nó không lớn. Tuy nhiên, nếu cửa sổ vừa nhiều lại vừa lớn, sẽ không giữ lại cho phòng những luồng không khí tốt lành vì thế sẽ gây ảnh hưởng
đến vận mệnh của ngôi nhà và tiền bạc trong người ở trong nhà cũng bị hao tổn dần. Nếu các cửa trong nhà bạn phạm phải điều này, có thể trồng một số cây trước