Ứng dụng của Phong thủy trong xây dựng

Một phần của tài liệu Đánh giá việc ứng dụng phong thủy trong việc xây dựng bố trí công trình nhà ở nội đô tại thành phố Hà Giang. (Trang 29 - 37)

Người xưa nghiên cứu rất nhiều về mối quan hệ giữa sơn thủy với con người.

Nơi ở của con người lấy đất lớn núi sông làm chủ, cho nên khí đất mạnh của núi sông là rất quan trọng. Chúng liên hệ mật thiết tới họa phúc của con người. Ông cha ta cho rằng, nơi nào non xanh nước biếc thì nhất định chỗ đó sẽ sản sinh nhiều nhân tài, vì “Sơn quản nhân đinh, thủy quản tài lộc”. Trong Phong thủy học, mối quan hệ giữa nơi ở và sơn thủy thông thường được thể hiện như sau:

2.4.1.1. Nhà dựa vào núi

Thể núi là bộ xương giá đỡ cho dương trạch (nhà ở), là cái kho của thiên nhiên chứa tư liệu sinh hoạt cho con người. Thôn trang của người xưa toàn xây dựng dựa vào núi.

Phàm nhà ở mà phía đông thấp phía tây cao là phú quý anh hào. Sau nhà có núi để dựa vào giống như sự nghiệp của bạn có một chỗ dựa vững chắc, tài khí dồi dào, gia đình bình an. Chính vì vậy, những ngôi nhà được xây dựa lưng vào núi không quá cao là những ngôi nhà đẹp, và lí tưởng nhất là những ngôi nhà được xây ở thế trước thấp sau cao.

2.4.1.2. Những điều cần chú ý khi xây nhà dựa vào núi

Khi xây dựng ta phải chọn những mảnh đất lưng dựa vào núi, hoặc phía sau lưng có bố cục để dựa vào được coi là phù hợp với nguyên tắc trong Phong thủy.

Tuy nhiên, trong vài trường hợp dưới đây không nên xây nhà:

Địa thế trước cao sau thấp thì không nên kiến tạo nhà ở. Xây nhà trên mảnh đất có thế như vậy sẽ tạo một khoảng không ở phía sau nhà, thường khiến cho người ở trong đó có cảm giác bất an về địa hình.

Không nên xây nhà trên những vách núi cao và dốc như thế sẽ hao tài tán của và rất nguy hiểm bởi vách núi tượng trưng cho sự hoại sinh, dễ gây sạt lở đất, không thích hợp để ở.

Không nên xây biệt thự theo kết cấu “đỉnh núi”. Địa thế quá cao, quá dốc, ít người sinh sống, bốn bề vắng lặng…đều không thích hợp để xây nhà vì sống ở không gian này sẽ nguy hiểm, khi mùa mưa lũ đến và dễ khiến người ta có cảm giác cô độc.

2.4.1.3. Bàn về tốt xấu của nước đối với nhà ở

Thuật tướng đất không chỉ xem tướng sơn mà còn cả tướng thủy nữa. Tướng thủy là đánh giá sự tốt xấu của thủy.

Như thế nào thì thủy tốt đối với nhà ở?

Nghe nói sơn quý ở bát ngát, thủy quý ở chỗ quanh co. Thường nhà ở mà phía đông có nước chảy sông dài là rất tốt. Nguồn sinh thủy sâu, dài thì khí long vượng, phát phúc dài lâu. Nguồn thủy cạn, ngắn thì phát phúc không xa. Thủy phải nhập minh đường lại phải có cửa dưới, để thu thủy hoặc giả thủy long ngầm cung cấp cũng đều là thủy tốt. Phàm thủy đã tới thì phải đường đi khuất khúc chỗ nằm ngang phải chảy vòng ôm ấp, nước đi phải liên tiếp, chỗ quay về phải ngưng lắng lại. Nếu là hải thủy (nước biển) thì đầu sóng phải cao, sắc thủy phải trắng thì mới tốt. Nếu là suối khe thì tiếng róc rách phải bình ổn mới tốt. Nếu là đầm hồ thì mặt hồ phải như gương mới tốt. Nếu là ao chuôm thì phải có nguồn mới tốt. Nếu là vũng

thì phải thẳm sâu không bao giờ cạn mới tốt. Trước nhà có ao hình bán nguyệt, cong ở ngoài, căng ở trong, có thể phát tài. Giếng nước làm ở các phương Hợi, Quý, Ất, Tốn, Đinh, Khôn là đại cát.

Như thế nào là thủy không tốt đối với nhà ở?

Phàm thủy tới nếu chảy thẳng phụt lớn, chảy xiết ào ào, vọt ngược lật cung đều không tốt. Nếu thủy vô tình mà không đến được minh đường thì dù có cũng như không. Nếu nhìn mà không thấy nước, cạn mà ướt cả đế giày hoặc đào hố thì đầy nước đến thu đông thì cạn khô như thế là sơn tàn mạch tán, không tốt. Nước có mùi hôi thối không tốt. Nếu là nước bùn mưa xuống thì lầy, trời trong thì khô, đó là địa mạch dò rỉ cũng không tốt. Nhà ở bốn phía nước chảy, đường xá giao xung là không tốt. Trước nhà kỵ có hai ao. Trước nhà có ao, sau nhà có ao, địa khí không có chỗ dựa không tốt.

2.4.2. Tìm hiu v phương hướng ca nhà

Trong Phong thủy, việc chọn hướng nhà là rất quan trọng. Phương hướng tốt thì âm dương mới điều hòa, nhà cửa mới bình an. Một trong những nguyên tắc về phương hướng của lí luận Phong thủy truyền thống chính là ngôi nhà có hướng Nam, vì Nam là hướng mà cây cối phát triển xanh tốt, khí Dương rất nhiều. Nếu xét từ môi trường học mà nói, tọa Bắc hướng Nam có những ưu thế sau: tận dụng được ánh sáng mặt trời, mùa đông tránh được gió bắc và đông bắc rét buốt thổi từ lục địa xuống, mùa hè đón gió nam và đông nam thổi từ biển Đông vào, không khí lưu thông mát mẻ.

Có tám phương vị đó là Đông, Tây, Nam, Bắc là tứ chính và Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc là tứ ngẫu.

Trong phong thủy mỗi phương vị đều có ý nghĩa riêng của nó:

1. Hướng Đông: Tốt cho việc làm ăn và sự nghiệp. Nhà không nên khuyết hướng này.

2. Hướng Đông Nam: Tốt với những người kinh doanh ăn uống, nhưng cần cố gắng.

3 Hướng Nam: Có vận khí tốt lành

4. Hướng Tây: Hướng nghỉ ngơi, cần yên tĩnh và tối

5. Hướng Bắc: Gió rét, đại diện cho sự bình tĩnh, trí tuệ, sáng tạo. Ở hướng này nhà ở phải có phòng nhỏ nhô về phía trước thì mới tốt

6. Hướng Đông Bắc: Tốt với người làm ăn kinh doanh 7. Hướng Tây Nam: Xấu, không nên mở cửa hướng này

8. Hướng Tây Bắc: Có phúc đức, người giúp đỡ, sự nghiệp. Tốt với đàn ông.

Những điều cần lưu ý khi chọn bố trí hướng nhà:

- Khi chọn hướng nhà thì phải căn cứ vào cung mệnh của chủ nhà và chủ yếu là người đàn ông để chọn hướng nhà.

- Dựa theo vận khí của căn nhà tức là phải dùng phương pháp lập trạch vận theo Huyền không phi tinh, để xem nhà có nhận được vận khí hay không trước khi tuyển chọn.

- Hướng phải thuần khí tức nhà ở cần phải được chính sơn, chính hướng. nếu trường hợp nhà không thể chọn chính hướng, mà bắt buộc phải kiêm hướng, thì lệch sang bên phải hoặc bên trái tuyến vị đó không quá 3o.

- Tránh bố trí hướng vào tuyến Đại không vong và Tiểu không vong. Một vòng tròn trên la bàn bao gồm 360o, nếu chia ra 8 hướng thì mỗi hướng chiếm đúng 45o. Những tuyến độ nằm giữa 2 hướng là những tuyến Đại không vong. Mỗi hướng chia thành 3 sơn, tổng có 24 sơn, mỗi sơn chiếm 15o, tuyến Tiểu không vong là những tuyến nằm ngay lằn ranh của 2 sơn.

- Bí quyết Thành môn: Thành môn chính là cửa ngõ để vào nhà, hoặc nơi thủy đến, thủy đi, hội tụ ở 2 bên phía trước. Đối với nhà cửa thì nếu khu vực đó có ngõ rẽ vào nhà hay ngã ba, ngã tư, ao, hồ, biển hoặc chỗ 2 dòng sông tụ hội…thì những nhà đó được xem như có thành môn.

- Phối hợp phi tinh với địa hình (loan đầu): tức là những nơi có thủy của sông, hồ, ao, biển, hoặc đường đi, sân rộng, đồng trống…phải nằm trùng với những nơi có sinh khí hay vượng khí của Hướng tinh. Còn những nơi có núi đồi, gò cao, hay nhà cửa, cây cối…thì phải nằm trùng với những khu vực có sinh khí hay vượng khí của Sơn tinh.

2.4.3. Cách chn mt nhà đẹp theo Phong thy

Khi bạn chọn một ngôi nhà, bạn cần nắm vững mối quan hệ giữa địa hình và môi trường, sự kết hợp giữa cảnh quan môi trường và kiến trúc biệt thự. Việc chọn địa hình đất là một điều rất quan trọng trong việc xây dựng nhà.

Các nhà khoa học thường xuất phát từ các yếu tố cần thiết sau để chọn đất:

+ Thế đất phải bằng phẳng: Bởi nếu xây nhà trên một thế đất bị nghiêng sẽ khiến những người sống trong ngôi nhà đó có cảm giác lo lắng. Nếu xét từ góc độ khoa học, thế đất bằng phẳng sẽ có khả năng chịu lực tốt và công trình sẽ có tuổi thọ lâu hơn. Nhưng nếu phải xây nhà trên mảnh đất dốc thì khi lựa chọn cần đặc biệt chú ý quan sát môi trường xung quanh.

Nếu cửa chính của ngôi nhà đối diện với vách núi dốc thì đấy không phải chỗ ở thích hợp. Trong Phong thủy học, thích hợp nhất là khi bạn xây nhà có phần lưng tựa vào núi. Nó tượng trưng cho sự nghiệp và gia đình bạn có chỗ dựa, có lợi đối với việc phát triển sự nghiệp của gia chủ.

Mảnh đất trước cửa nhà rộng rãi, có nguồn nước, trong Phong thủy gọi là

“đường tiền tập thủy”. Đây được xem là một nơi lý tưởng để xây nhà.

+ Nhà phải ở chính hướng: Chính Nam chính Bắc, chính Đông chính Tây, chính Tây Bắc - Đông Nam, chính Đông Bắc - Tây Nam. Cụ thể: Tọa Đông triều Tây, tọa Tây triều Đông, tọa Tây Bắc triều Đông Nam và tọa Đông Nam triều Tây Bắc, tọa Đông Bắc triều Tây Nam, tọa Tây Nam triều Đông Bắc, tọa Nam triều Bắc và tọa Bắc triều Nam.

Nhưng nếu xét cụ thể về ý nghĩa thì không có hướng nào là hướng chính Nam chính Bắc vì bản thân trái đất luôn chuyển động tuần hoàn không ngừng.

+ Hướng Nam nên để đất trống: Khi xây nhà nên để một chút đất trống ở hướng Nam, có thể trồng rau, hoa hoặc cây tán thấp, điều này sẽ rất tốt đối với gia chủ

+ Không nên chọn nơi “tạng phong tập khí”: Khi chọn đất cho biệt thự tốt nhất là nên quan sát xung quanh. Nếu cảm giác đầu tiên của bạn về khu đất đó là nơi gió nhẹ khí tập thì đây chính là nơi đất lành để ở.

Nếu xây nhà ở gần nơi có gió to, theo Phong thủy thì khí sẽ bị gió thổi tán đi.

Cho nên nơi nào có gió quá to bạn không nên chọn để xây nhà. Hãy chú ý xem hướng gió to, mạnh như thế nào vì dù mảnh đất có nhiều vượng khí đến đâu nếu gió to thổi liên tục thì vượng khí cũng tiêu tan hết. Nhưng nếu gió quá ấm cũng không phải là nơi tốt để sinh sống bởi lẽ khi đó không khí sẽ kém lưu thông….

+ Nền đất phải kiên cố: Nếu không sẽ dễ gây sụt lún, ảnh hưởng tới công trình, tính mạng con người. Vậy nên trước khi xây nhà cần phải khảo sát trước địa chất.

Nước dưới đất ít nhất phải cách móng nhà 0,5m, như vậy mới có thể phòng trừ khí lạnh và sự sụt lún, đồng thời cũng để ngăn chặn nguồn nước bị ô nhiễm.

Ngoài ra, cũng không nên xây nhà trên đất hình tam giác. Trên thực tế, xây đất trên đất hình tam giác không kinh tế và cũng không đẹp, tỉ lệ sử dụng đất không cao so với xây nhà trên mảnh đất hình chữ nhật hay hình vuông. Những góc còn thừa của đất hình tam giác khó dùng được vào việc khác cho hợp lý.

+ Chất đất phải sạch sẽ: Đối với những tòa biệt thự ít tầng thì vấn đề chất đất có sạch hay không là điều phải quan tâm rất nhiều. Nếu đất này trước đây là ao hồ hay sông nhỏ thì sau khi xây, khí dưới đất sẽ bay lên rất nhiều. Nếu xây nhà trên đất trước đây là bệnh viện hay nhà thờ, đền miếu… sẽ khiến cho người ở trên đất đó luôn có tâm trạng thấp thỏm bất an.

+ Đất phải trồng nhiều cây xanh: Ngày nay khi tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh thì quỹ đất dùng cho việc trông cây, hoa cũng giảm dần đáng kể. Đối với những tòa biệt thự được xây dựng ở các thành phố phồn hoa cho dù cảnh quan kiến trúc tương đối đẹp song người ta vẫn không thấy hài lòng vì không gian cho cây xanh quá ít.

Bởi vậy nếu chọn đất xây biệt thự bạn cũng nên lưu ý đến quỹ đất cho cây xanh trong khu biệt thự nhà mình. Cây xanh là vành đai ngăn khí độc, giữ khí lành, cùng với mặt nước điều hòa vi khí hậu cho nơi ở của bạn. Không chỉ vậy trông nhiều cây xanh xung quanh biệt thự sẽ mang đến cho bạn sự thư thái, thanh thoát sau những áp lực của cuộc sống thường ngày.

2.4.4. Cách chn hướng cho ca chính

Thuật Phong thủy rất coi trọng cửa vì cửa là bộ mặt đẹp, là yết hầu, là tiêu chí sống còn của nhà ở. Cửa chính ra vào là dấu hiệu ngăn cách không gian bên trong và bên ngoài nhà, là “cửa khí”, là “đường khí”. Thông qua cửa, trên tiếp được thiên khí, dưới tiếp được địa khí, đón lành đẩy dữ.

Cửa chính tốt nhất nên đặt ở chính giữa mặt chính diện của ngôi nhà. Nếu trước cửa không có minh đường nên đặt lệch về phía trái một ít, vị trí này gọi là

“Thanh long biên”, đây cũng là một vị trí tốt.

Quan niệm Phong thủy về các hướng:

- Cửa ở phía Đông: Là hướng mặt trời mọc, tràn đầy sinh khí, lành.

- Cửa hướng Đông Nam: Lành, đặc biệt có lợi cho người buôn bán.

- Cửa hướng Nam: Bình thường, khi đặt cửa nên lệch khoảng 3o. - Cửa hướng Tây Nam: Là hướng của “Quỷ Môn”, dữ.

- Cửa hướng Tây: Lành, mở cửa chính chếch Tây một chút sẽ tốt.

- Cửa hướng Tây Bắc: Là vị trí “Thiên Môn” rất tôn nghiêm, dữ

- Cửa hướng Bắc: Hướng gió lạnh, không tốt cho sức khỏe, bình thường.

- Cửa hướng Đông Bắc: Thuộc “quỷ môn”, dữ Khi thiết kế cửa chính cần chú ý:

Chiều rộng cửa nên để ở những số đo lẻ, ví dụ như 1m55, 1m62 và chọn vào những số đo đẹp như: tài lộc, quý tử, hưng vượng,…(phần chữ đỏ), tránh: thoát tài, họa chí, ly hương…(phần chữ đen) trên thước loban.

Điều tối kỵ nhất là thiết kế cửa chính quá thấp hoặc chật hẹp. Cửa chính nếu quá thấp sẽ là điềm báo gia đình suy bại, là điều nên tránh. Vì cửa chính là nơi tiếp nhận không khí của ngôi nhà nên không thể quá chật hẹp. Theo Phong thủy cửa phải rộng mới có thể thuận lợi cho gia chủ phát triển sự nghiệp, con cái công danh thành đạt.

Ngoài ra, nếu cửa chính rộng quá cũng không tốt, vận khí sẽ thoát ra ngoài một cách dễ dàng. Vấn đề này có thể được khắc phục bằng cách treo một chiếc chuông gió bên ngoài cửa. Chuông gió sẽ ngăn điềm xấu hay những nguồn năng lượng tiêu cực vào trong nhà, đồng thời phát tán năng lượng đi vào nhà một cách có hiệu quả.

Cửa trước và cửa hậu tránh đặt đối diện với nhau bởi như thế khi khí đi vào sẽ lập tức thoát ra theo cửa hậu mà không có sự luân chuyển trong nhà. Trong trường hợp này, bạn có thể đặt một chậu cây cao hay thiết kế tấm chắn giữa hai cửa để ngăn khí đi theo đường thẳng thoát ra ngay khi vừa vào nhà.

Tránh có cây to ở trước cửa chính, vì sẽ mang khí âm vào trong nhà, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mọi người. Cũng nên tránh cửa chính nhìn vào trong ngõ cụt, bởi ngõ cụt thường tàng tụ âm khí. Thêm vào đó, nếu có khe núi đối diện cửa chính sẽ khiến cho người trong nhà một cảm giác bất an, có điều không may đang rình rập.

Một điều đặc biệt quan trọng mà bạn phải đặc biệt chú ý, khu vực ngoài của cửa chính phải luôn được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và sáng sủa, tạo cảm giác thoải mái và tiện lợi. Nếu không gian phía trước cửa chính hơi tối, bạn có thể thiết kế thêm đèn chiếu sáng.

2.4.5. Cách chn và b trí ca ra vào theo Phong thy

Cửa đi phải được mở thông đến một vùng rộng nhất của căn phòng. Lối vào nên có ánh sáng tạo sự rộng rãi và thân thiện.

Một lối vào chật hẹp hoặc tối tăm sẽ chặn lại vận may của những người sống trong nhà. Nếu lối vào hẹp có thể gây ra vấn đề về sức khỏe. Về mặt tâm lý, một lối đi hẹp và thiếu ánh sáng sẽ dẫn đến một tâm trạng buồn bã.

Các cửa sau cũng khá quan trọng bởi chúng đại diện cho các cơ hội gián tiếp.

Một ngôi nhà hoặc nơi làm ăn nên có cửa sau thông ra một con đường rộng rãi (nếu có thể). Điều này sẽ tượng trưng cho những cơ hội lớn về tài chính. Tuy nhiên, không để lối đi đối diện trực tiếp với cửa sau, luồng khí tốt sẽ nhập vào và rời đi một cách nhanh chóng. Những người cư ngụ có thể nhiều cơ hội trong đường đời nhưng không giữ được.

Cần tránh: cửa bếp đối diện với cửa phòng vệ sinh, cửa phòng ngủ, cửa ra vào; các cửa phòng ngủ đối diện với nhau; cửa phòng ngủ chiếu thẳng vào cửa chính, cửa phòng vệ sinh.

Kích thước: Kích thước của cửa đi rất quan trọng. Một cửa nên tỷ lệ với kích thước của ngôi nhà hoặc căn phòng.

Tỷ lệ với cửa sổ: Cửa đi và cửa sổ cần cân đối với nhau để đảm bảo sinh khí vào phòng không bị mất đi quá nhiều (do cửa sổ quá lớn), hoặc bị giữ lại quá nhiều (cửa sổ quá nhỏ) khiến âm dương mất cân bằng.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc ứng dụng phong thủy trong việc xây dựng bố trí công trình nhà ở nội đô tại thành phố Hà Giang. (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)