Cách chọn và bố trí cửa ra vào theo Phongth ủy

Một phần của tài liệu Đánh giá việc ứng dụng phong thủy trong việc xây dựng bố trí công trình nhà ở nội đô tại thành phố Hà Giang. (Trang 36)

Cửa đi phải được mở thông đến một vùng rộng nhất của căn phòng. Lối vào nên có ánh sáng tạo sự rộng rãi và thân thiện.

Một lối vào chật hẹp hoặc tối tăm sẽ chặn lại vận may của những người sống trong nhà. Nếu lối vào hẹp có thể gây ra vấn đề về sức khỏe. Về mặt tâm lý, một lối

đi hẹp và thiếu ánh sáng sẽ dẫn đến một tâm trạng buồn bã.

Các cửa sau cũng khá quan trọng bởi chúng đại diện cho các cơ hội gián tiếp. Một ngôi nhà hoặc nơi làm ăn nên có cửa sau thông ra một con đường rộng rãi (nếu có thể). Điều này sẽ tượng trưng cho những cơ hội lớn về tài chính. Tuy nhiên, không để lối đi đối diện trực tiếp với cửa sau, luồng khí tốt sẽ nhập vào và rời đi một cách nhanh chóng. Những người cư ngụ có thể nhiều cơ hội trong đường đời nhưng không giữđược.

Cần tránh: cửa bếp đối diện với cửa phòng vệ sinh, cửa phòng ngủ, cửa ra vào; các cửa phòng ngủ đối diện với nhau; cửa phòng ngủ chiếu thẳng vào cửa chính, cửa phòng vệ sinh.

Kích thước: Kích thước của cửa đi rất quan trọng. Một cửa nên tỷ lệ với kích thước của ngôi nhà hoặc căn phòng.

Tỷ lệ với cửa sổ: Cửa đi và cửa sổ cần cân đối với nhau đểđảm bảo sinh khí vào phòng không bị mất đi quá nhiều (do cửa sổ quá lớn), hoặc bị giữ lại quá nhiều (cửa sổ quá nhỏ) khiến âm dương mất cân bằng.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cu

- Một số công trình, nhà ở có vận dụng quy luật phong thủy. - Các tài liệu nghiên cứu về khoa học phong thủy.

3.1.2. Phm vi nghiên cu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Một số công trình nhà ở nội đô ở thành phố

Hà Giang - tỉnh Hà Giang.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Nghiên cứu tài liệu tại nhà và một số công trình nhà ở có ứng dụng khoa học phong thủy trên địa bàn thành phố Hà Giang - tỉnh Hà Giang.

- Thời gian tiến hành: Từ tháng 20/02/2014 đến tháng 20/05/2014.

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Hà Giang - Phong thuỷ trong chọn đất, hướng nhà

+ Chọn chất đất và thếđất + Chọn hướng nhà

- Cách sắp xếp, bài trí nội, ngoại thất theo quan điểm phong thủy + Một số quan điểm phong thủy về xây dựng và bài trí phòng khách. + Một số quan điểm phong thủy về xây dựng và bài trí bàn thờ

+ Một số quan điểm phong thủy về xây dựng và bài trí phòng ngủ. + Một số quan điểm phong thủy về xây dựng và bài trí bếp.

- Đánh giá một số công trình nhà ở tại thành phố Hà Giang khi vận dụng khoa học phong thủy.

+ Sự phù hợp của hướng ngôi nhà đối với tuổi của gia chủ theo quan điểm phong thủy.

+ Cách sắp xếp, bố trí phòng và đồ vật trong phòng.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập các sách, báo, tài liệu có sẵn về phong thủy nhà ở đã được phát hành phổ biến.

- Truy cập các website phong thủy có liên quan đến nội dung cần nghiên cứu bao gồm: Tài liệu phong thủy trong xây dựng nhà ở, phong thủy về tuổi, trạch vận…

3.4.2. Phương pháp thng kê.

Tiến hành thống kê toàn bộ tài liệu, sách báo liên quan đến đề tài, phân tích và đánh giá các tài liệu đó, tiến hành công tác chuyển đổi các tài liệu từ dạng phức tạp sang đơn giản và tổng quát và có liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu về bố trí nhà ở theo phong thủy.

3.3.4. Phương pháp tng hp, phân tích, đánh giá, so sánh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp này được tiến hành sau khi đã thu thập thống kê đầy đủ các tài liệu, số liệu cần thiết. Từđó phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh mối tương quan giữa các tài liệu.

Tổng hợp, so sánh các tài liệu và rút ra những điểm chính yếu và khái quát nhất về phong thủy nhà ở, chọn lọc và loại bỏ những yếu tố không cần thiết, lấy các tài liệu hợp lý, có cơ sở khoa học nhất.

3.4.2. Phương pháp điu tra, kho sát thc địa

Điều tra, quan sát đánh giá một số công trình nhà ở trên địa bàn và so sánh với các tài liệu để thấy được sựứng dụng của khoa học phong thủy trong thực tế:

- Các công trình nhà ở hợp phong thuỷ

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Hà Giang là trung tâm kinh tê, chính trị của tỉnh Hà Giang, cách biên giới Việt Nam - Trung Quốc 23 km và cách Hà Nội 318 km.Với tổng diện tích

đất tự nhiên là 130,3 Km2, có địa giới hành chính tiếp giáp với các đơn vị sau: - Phía Tây và Nam giáp với huyện Vị Xuyên;

- Phía Bắc giáp Trung Quốc;

- Phía Đông giáp với huyện Bắc Mê;

Hình 4.1: Bản đồđịa giới hành chính thành phố Hà Giang

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Là thành phố trung tâm của tỉnh Hà Giang, địa hình núi thấp, thung lũng có sông Lô cắt ngang qua. Địa hình tương đối phức tạp 4 mặt đều có núi cao, độ cao trung bình từ 800 - 1200m so với mực nước biển.

4.1.1.3. Khí hậu

Hà Giang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục đại Bắc á Trung Hoa, có 2 mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và mùa

đông lạnh, khô hạn. Lượng mưa hàng năm khoảng 2300 đến 2400 mm.

Độẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm thấp nhất (tháng l,2,3) cũng vào khoảng 81%: Đặc biệt ởđây ranh giới giữa mùa khô và mùa mưa không rõ rệt. Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trung bình khoảng 7,5/10, cuối mùa đông lên tới 8 - 9/10) và tương đối ít nắng (cả năm có 1.427 giờ

nắng, tháng nhiều là 181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ).

4.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi và quá trình đô th hoá ti đại bàn nghiên cu

4.1.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn

Bảng 4.1. So sánh quá trình tăng trưởng kinh tế trên địa bàn

Đơn vị tính: VNĐ TT Chỉ tiêu đánh giá Năm 2009 (VNĐ) Năm 2010 (VNĐ) Năm 2011 (VNĐ) Năm 2012 (VNĐ) Năm 2013 (VNĐ) 1 Ngành Nông nghiệp 63.503 72.800 87.438 100.204 2 Ngành Công nghiệp 106.334 201.200 289.500 324.500 3 Ngành dịch vụ 985,6 1.066 1.390,5 1.725,7 4 Thu nhập bình quân đầu người 3,76 5,64 7,56 8,24 Tổng 45478 48733 50070 51737 52999

4.1.2.2. Tốc độ đô thị hóa tại địa bàn

Bảng 4.2. Quá trình sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Giang – tỉnh Hà Giang từ năm 2009 - 2013 ĐVT: Ha TT Mục đích sử dụng 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng diện tích đất tự nhiên 13.531,93 13.392,8 13.392,8 13.392,8 13.392,8 1 Đất nông nghiệp 9.857,28 11.442,74 11.437,21 11.479,71 11.979,83 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.770,97 1.812,75 1.808,18 1.805,24 1.802,48 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 1.174,2 1.489,97 1.486,13 1.484,03 1.482,31 1.1.1.1 Đất trồng lúa 710,6 894,75 894,26 894,13 894,13 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 9,58 9,58 9,58 9,58 9,58 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 584,64 582,29 580,32 578,6 2 Đất ở 351,38 341,44 343,26 346,56 349,28 2.1 Đất ởđô thị 229,64 231,18 232,01 234,59 236,57 2.2 Đất ở nông thôn 121,74 110,26 111,25 111,97 112,71

(Nguồn: UBND thành phố Hà Giang)

4.2. Khoa học phong thủy trong chọn đất, hướng nhà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.1. Chn cht đất và thếđất

Trước khi xây dựng nhà ở, nên kiểm tra kỹ chất đất. Đất xây dựng là đất mềm, đất lẫn đá gạch, đất quá khô cằn, quá ẩm thấp đều thuộc diện đất xấu.

Người xưa rất coi trọng khâu chọn thế đất, nơi mà họ chọn để xây dựng đô thị thường là những nơi có núi, có sông ở xung quanh.

Trong học thuyết phong thủy, mục chọn thế đất xây dựng nhà cửa có thuyết “huyệt vị”. Huyệt vị phong thủy là nơi giao nhau lý tưởng của hình thế núi sông. Trong học thuyết Dư địa chí, một nguyên tắc cơ bản trọng mục chọn thế đất xây dựng nhà ở có liên quan đến chất lượng nước và đất.

Đất lý tưởng nhất là đất sét hoặc đất thịt. Về khía cạnh thổ nhưỡng học, thời cổ xưa từng nói: “đất mịn mà lại không xốp, ẩm mà không ướt, màu đất tươi thì là

đất tốt”.

Chất đất và nước là rất quan trọng đối với sự sống của con người, do đó trước tiên phải khảo sát chất đất và nước sau đó đến chọn thếđất. Đúng như “Tàng kinh” viết “Phong thủy chi pháp, đắc thủy vi thượng” (phép chọn thế đất, được nước là thượng sách).

Chọn thế đất còn phải áp dụng thuyết ngũ hành. Theo ngũ hành thế đất được phân thành các hình như sau: ngoằn ngoèo (thủy), hình dài (mộc), hình nhọn (hỏa), hình tròn (kim) và hình vuông (thổ). Mỗi thếđất tương ứng với mỗi hành đều tương sinh tương khắc với các hành khác. Từđó có thể phối hợp - chỉnh sửa sao cho phù hợp.

Một số thếđất tốt theo quan điểm phong thủy:

1. Thếđất tốt là thế “Tàng phong tụ khí”

2. Đất hình tròn hay bán nguyệt: chỉ thích hợp trong việc xây dựng đình chùa hoặc các công trình công cộng (thếđát hình Kim).

3. Đất hình bầu dục nếu cửa ra vào đặt ở cung tròn là tốt còn đặt ở cạnh là xấu. 4. Đất hình vuông thường để xây cửa hàng buôn bán kinh doanh.

5. Đất hình chữ nhật đứng hoặc nằm, nếu đặt cửa ra vào ở cạnh ngắn thì tốt,

ở cạnh dài thì xấu (thếđất hình Mộc).

6. Thế đất dốc: nếu xây nhà trên đất dốc, theo phong thủy học chiều dốc dốc về hướng Nam là tốt, ngược lại dốc về hướng Bắc thì xấu.

7. Trước cửa nhà nhìn ra, bên trái là Thanh long nên phải thấp, rộng, dài, bên phải là Bạch hổ nên cao, ngắn và tối là tốt.

8. Trước cửa nhà, dù to, nhỏ, rộng, hẹp, chỉ cần để tâm trồng cây, trồng hoa, treo các chậu cảnh, đặt các bồn hoa thì sẽ gặp điều tốt lành, hạn chế rủi ro. Nhưng cây cối phải được trông nom, cắt xén, tối kỵ cỏ mọc um tùm.

9. Trước cửa nhà có cây (chỉ cần không chiếu thẳng vào giữa cửa chính) mà giống như chiếc ô che là điểm cát lợi.

10. Phía Nam nhà ở có bãi đất trống hoặc sân vườn là điều lành. Phía Tây Bắc nhà có cây to là đại cát.

12. Nhà tọa lạc ở bất cứ hướng nào, nếu mở cửa sổ hướng Đông, đón “Tử

khí Đông lai” (khí màu tím từ phía Đông tới), không những ánh sáng tốt, mà còn có thể mang vận tốt đến, đại cát hưng vượng cho gia chủ.

13. Để bình an, mạnh khỏe nên chọn nhà mà ở xung quanh nhà không có góc nhà người khác chĩa vào tạo thành góc xung sát. Nếu gặp trường hợp có góc xung sát thì có thể dùng bồn cây che, trồng cây hoặc dùng rèm dầy che chắn để hóa giải.

Một số chất đất và thếđất xấu nên tránh:

1. Hình tam giác là tướng hung, ở tạm ít ngày thì được, lâu thì không tốt (thế đất hình hỏa).

2. Hình quả trám chủ nhà thường đau yếu, vợ con ly tán. 3. Đất hình thang là thếđất xấu, vận chủ nhà suy vong.

4. Đất hình chữ T biết cách sử dụng thì tốt, không biết cách sử dụng thì xấu. 5. Đất hình chữ U rất xấu.

6. Thếđất hẹp mở nhiều hướng là tướng xấu. Xét về vận mệnh, nhà cửa loại này sẽ càng làm cho gia vận xấu thêm, suy yếu hơn trước và có xu hướng bất an.

7. Đất có nhiều hơi ẩm là tướng đất xấu, xây nhà ở nơi đất này cần đắp nền cho cao nhô hẳn lên thì mới có thể biến hung thành cát.

8. Đất xây dựng nhà ở có nhiều rễ cây ở bên dưới thì là đất xấu, do đó trước khi làm nhà cần phải dọn sạch rễ cây. Nếu không dọn sạch, cho dù nhà có hướng tốt, thì cũng không tránh khỏi vận suy, tài sản bị tiêu tán.

9. Xây nhà ở khu vực có nhiều cây to xung quanh cũng là tướng xấu. Nhà ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mà hướng Đông Bắc và hướng Tây Nam có cây to thì gia vận suy hay gặp nạn. Người trong nhà đau ốm, bệnh tật mà không biết rõ nguyên nhân gì. Nếu nhà có trẻ

con thì trẻ tự nhiên biếng ăn, lười học, khó dạy bảo.

10. Phong thủy cho rằng: làm nhà ở trên đất đình chùa, nghĩa địa, trên bãi thải rác, trên nền nhà cháy đều không tốt.

11. Theo phong thủy, đất làm nhà ở ngõ cụt thì tiến triển của khí bị cản trở, là thếđất có tướng rất xấu, gia chủ sẽ gặp nhiều bất lợi.

12. Trước nhà cây cối um tùm rậm rạp không người chăm sóc thì theo phong thủy, gia chủ vận suy, công việc khó phát triển.

13. Nhà ở đứng một mình, không dựa vào đâu, nếu nhà càng cao, càng nhiều tầng thì sự cô lập càng nghiêm trọng. Những ngôi nhà như vậy ở lâu khó gặp may mắn.

14. Nếu nhà mà mở cửa ra thấy tường cao chắn trước mặt thì vận khí không lành, không gặp may.

15. Nhà ở gần trạm biến thế không tốt lành nhất là đối với sự trưởng thành của các cháu bé, và không tốt đối với mọi người trong nhà.

16. Nhà ở cạnh tháp cao, tai họa khó tránh.

17. Nhà ở xây dựng trên lớp phù sa của dòng sông đã cạn kiệt là đại hung. 18. Nếu cửa lớn của nhà đối diện với quả núi, cách mấy trăm mét thì đường lưu thông của khí bị cản trở là đại hung.

19. Nhà ở gần sông hoặc mương thoát nước lớn, có cầu chĩa thẳng vào nhà theo hướng Tây Bắc, gia đình lụi bại, sức khỏe của người trong nhà giảm sút.

20. Trước cửa nhà kiêng kỵ rác rưởi chất đống. Vì như vậy gia chủ sẽ không gặp may.

21. Nhà ở đầu đường chữ T, cửa lớn đối diện với con đường thẳng tắp, tục gọi là “lộ xung”. Những người ở trong nhà lộ xung dễ sinh tính nóng nảy vội vàng, tinh thần bất an, không lành.

22. Nhà xây trên đất cũ vốn là xưởng hóa chất, xưởng mạ thì người trong nhà dễ sinh bệnh tật, tán tài tán lộc.

23. Trước cửa nhà có đường đi cong như hình cây cung bắn vào và nếu ở bên cạnh cây cung đó lại có trụ ăngten hay cây đại thụ đứng thẳng, thì dễ có sự rủi ro bất ngờ, không có lợi cho sự nghiệp và đặc biệt là với phụ nữ trong nhà.

24. Nhà ở trong khoảng không gian nhỏ hẹp giữa hai tòa nhà cao tầng, giống như một lưỡi dao từ phía trước chém tới, phong thủy gọi là “Thiên trảm sát”, sẽ là

đại hung, gia chủ sẽốm đau bệnh tật, bất an.

25. Nhà ở bên cạnh cầu vượt hoặc đường cao tốc, nếu nằm ngoài đường cung tròn của đường cầu vượt hay đường cao tốc, theo phong thủy là không lành, gia chủ

sẽ gặp rủi ro, tai nạn, cãi cọ.

26. Hai cầu vượt chéo nhau, một cái cao, một cái thấp, hình thành thế lưỡi kéo. Xây nhà ở miệng lưỡi kéo thì khó tránh điều dữ.

27. Đứng ở cửa nhà nhìn ra ngoài nếu phía bên trái có nhà cao hơn thì sẽ

không gặp may.

28. Đối diện trước nhà hay cửa hiệu, có những kiến trúc quá to lớn, có nhiều trụ lớn dựng đứng thì hậu vận sẽ suy.

29. Nhà cửa không được xây dựng trên sống núi hoặc nơi xuất nhập khẩu của thung lũng.

30. Nhà ở không được xây trên giếng cạn bỏ hoang. 31. Cạnh nhà có miếu mạo, chùa chiền cũng không tốt.

32. Ngõ không nên đâm thẳng vào cửa, càng không nên trong rộng ngoài

Một phần của tài liệu Đánh giá việc ứng dụng phong thủy trong việc xây dựng bố trí công trình nhà ở nội đô tại thành phố Hà Giang. (Trang 36)