Ứng dụng phongth ủy trong bố trí công trình xây dựng

Một phần của tài liệu Đánh giá việc ứng dụng phong thủy trong việc xây dựng bố trí công trình nhà ở nội đô tại thành phố Hà Giang. (Trang 27 - 29)

2.3.2.1.Cầu thang

Đóng góp vai trò quan trọng trong việc liên kết giữa các tầng, không gian nhà, cầu thang là 1 thành phần không thể thiếu được trong nhà tầng, ngoài vai trò liên kết giao thông, tạo điểm nhấn cho nhà tầng, theo phong thủy cầu thang còn là nơi dẫn khí từ cửa chính lên các tầng trên của ngôi nhà. Cầu thang được xem là hợp cách khi nó dựa vào vách trái (vách Thanh Long) của ngôi nhà. Vách này phải đủ

sáng để tạo khí lực. Theo quan niệm của người xưa, cầu thang sẽ tốt nếu được uốn lượn hình long bàng (rồng cuộn).

Cầu thang là nơi khí lực tụ lại và vận động. Vì vậy, tránh đè lên trên cửa giường ngủ, hay bên dưới là bếp. Điều đại kỵ là để cầu thang ở giữa nhà vì như vậy sẽ gây nhiều tai họa cho chủ nhà. Người ta thường đặt cầu thang ở góc riêng.

Vị trí cầu thang hài hòa khi tạo được nét cân xứng với không gian ngôi nhà.

Để khí lực đầy đủ, cầu thang phải có chiều ngang rộng, kích cỡ trung bình là 90 cm. Số lượng bậc thang được tăng giảm tùy theo không gian của từng nhà, tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo số bậc theo quan niệm cổ truyền: sinh, lão, bệnh, tử. Như

vậy, số bậc thang phải chia hết cho 4 và cộng thêm 1 hoặc 2. (Ví dụ: cầu thang thường gồm 17, 18 bậc hoặc 21, 22 bậc).

Không gian dưới gầm cầu thang phải trống. Xác định vị trí cho một cầu thang thường tránh: - Nghiêng và gập ghềnh;

- Trụ và tay nắm cầu thang nhỏ; - Cầu thang quá tối;

- Cầu thang không đủ số lượng bậc thang;

- Cầu thang có lối đi đối diện cửa ra vào (cầu thang và cửa ra vào thẳng hàng).

2.3.2.2. Tường bao

Mỗi một ngôi nhà đã tự thành một “thế giới riêng”. Tường bao là giới hạn, là tiêu chí của thế giới đó. Tường bao phản ánh diện mạo và khoảng không gian của ngôi nhà, có quan hệđến sự an toàn và thoải mái của căn nhà.

Quan niệm phong thủy cho rằng nhà ở tốt nhất là theo hình vuông vức, tường vây tốt nhất là gấp khúc hoặc hình tròn. Xét thấy đây là theo thuyết “trời tròn

đất vuông” để theo ý nghĩa trời đất cùng hòa hợp.

Tường bao không nên có khe nứt nẻ, không nên để dây leo chằng chịt.

Tường bao trước rộng sau chật không tốt, trước chật sau rộng gọi là “thoái điền bút” không tiến về tài. Tường bao không được quá cao hay quá thấp, cũng không nên quá sát liền nhà ở. Tường bao ở phía Đông Bắc không được để lở, khuyết.

Không được xây tường bao xong mới xây nhà, nếu không phạm vào khẩu quyết “chữ tù”

Tường ở hai bên cổng chính của nhà phải bằng nhau, cao thấp rộng hẹp phải như nhau.

2.3.2.3.Cổng

Thầy phong thủy cho rằng cổng lớn ngôi nhà mà quá nhỏ là không tốt, không thích hợp cho không khí lưu thông, không hợp với chuyện ra vào mà cũng không

đẹp mắt. Cổng phù hợp với nhà và tường bao là tốt nhất.

Cổng và cửa chính không nên đối diện nhau vì theo phong thủy thì sát khí đi

đường thẳng còn sinh khí đi theo đường vòng.

Cổng phải xây cao hơn tường bao, nếu bằng hoặc thấp hơn tường bao là rất xấu.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc ứng dụng phong thủy trong việc xây dựng bố trí công trình nhà ở nội đô tại thành phố Hà Giang. (Trang 27 - 29)