Ôtô là một trong những phương tiện giao thông chủ yếu ở các thành phố hiện đại. Hàng ngàn hàng vạn chiếc ôtô đi lại trong các thành phố, các ngõ ngách đã đem lại sự tiện lợi trong việc đi lại của mọi người nhưng đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm nghiêm trọng bầu khí quyển.
Chúng ta đều biết ôtô có thể chuyển động được là nhờ đốt nhiên liệu xăng. Trong quá trình đốt xăng, xe hơi sẽ thải ra nhiều loại khí độc hại khác nhau. Xăng có chì trong quá trình đốt cháy sẻ thải ra nhiều loại khí thải độc hại có chì; gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.
Xăng có chì nguy hiểm như vậy, nhưng tại sao trong xăng lại phải có chì. Bởi vì, trong xăng có một dung môi chống cháy. Dung môi này có thể cải thiện tình trạng làm việc của động cơ xe, giảm ma sát giúp bảo vệ động cơ; có tác dụng rất tốt đối với xe hơi. Dung môi chì có trong xăng một phần sẽ được đốt cháy cùng với xăng sau đó trực tiếp được thải ra ngoài không khí; một phần khác chuyển thành chất dễ bay hơi được thải ra không khí cùng khí thải của xe. Chì sẽ gây tổn thương nhất định tới hệ thần kinh đại não người và chúng còn gây ra ung thư. Theo thống kê, mỗi người mỗi ngày hít vào 30mg chì, trong đó có tới 40% bị cơ thể hấp thụ; chúng tích luỹ trong cơ thể do đó gây nguy hiểm rất lớn. Ngoài ra do những hợp chất chứa chì thường có mật độ lớn và có trọng lượng riêng cao hơn không khí. Sau khi được ôtô thải ra chúng thường lắng xuống lớp không khí nằm cách mặt đất 0,5 mét do đó chúng rất nguy hiểm cho trẻ em và những người hoạt động ở tầm thấp. Nhiễm độc chì là một quá trình lâu dài, nó có thể dẫn tới việc chậm phát triển hay trí tuệ kém phát triển ở trẻ em.
Để bảo vệ sức khoẻ chống ô nhiễm môi trường, hiện nay các nhà khoa học đang ra sức kêu gọi dùng xăng không chì. Theo tiêu chuẩn quốc tế, loại xăng có dưới 0,013 g chì/lít xăng được gọi là xăng không chì. Mỗi lit xăng có từ 0,013 đến 1,1 g chì được gọi là xăng ít chì ; mỗi lít xăng có từ 1,1 g chì trở lên gọi là xăng có hàm lượng chì cao.