Thế nào là suy dinh dưỡng? Tại sao lại xuất hiện tình trạng trên?

Một phần của tài liệu bách khoa cuộc sống hằng ngày (Trang 101 - 102)

Chúng ta thường nghe mọi người nói ăn cái này giàu chất dinh dưỡng, ăn cái kia giàu chất dinh dưỡng, nhưng “dinh dưỡng” là gì?

Thực ra, dinh dưỡng là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Khi chúng ta vận động, ngay cả khi không vận động; chúng ta đều tiêu hao năng lượng. Thậm chí cả lúc chúng ta ngủ, do hoạt động của các cơ quan bên trong, cơ thể chúng ta vẫn tiêu hao năng lượng. Do đó chúng ta thường xuyên cảm thấy đói, cũng có nghĩa là đã tới lúc cần bổ sung năng lượng đã hao phí.

Ngoài việc bổ sung năng lượng đã mất, việc cung cấp chất dinh dưỡng còn có vai trò rất quan trọng khác. Vào lúc trời lạnh, các chất dinh dưỡng sẽ giúp chúng ta duy trì nhiệt độ cơ thể. Vì thế vào mùa đông người ta cảm thấy nhanh đói và ăn nhiều hơn. Mặt khác, việc cung cấp chất dinh dưỡng nhiều hay ít còn là nhân tố mấu chốt ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ thể. Nếu không được cung cấp đủ dinh dưỡng, cơ thể sẽ trở nên yếu; phát triển chậm; thậm chí còn sinh ra bệnh tật. Đây chính là hiện tượng suy dinh dưỡng mà chúng ta thường nghe nói. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến suy dinh dưỡng?

Phần lớn nguyên nhân là do kăn. Bởi vì cơ thể con người cần rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như prôtêin, vitamin, khoáng chất, các nguyên tố vi lượng... Những chất dinh dưỡng này có trong nhiều loại thức ăn khác nhau, nếu muốn có đủ chất dinh dưỡng, bạn phải ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, không được kén ăn.

Ví dụ: một số người không thích ăn rau cải, thực ra rau cải là một loại rau có giá trị dinh dưỡng cao. Trong rau cải có rất nhiều vitamin; những vitamin này rất có lợi cho sức khoẻ. Nhưng cũng có một số người không thích ăn những loại rau có màu xanh. Họ không biết được rằng những loại rau có màu xanh do hấp thu được nhiều ánh nắng mặt trời nên ngoài lượng vitamin phong phú ra, chúng còn có nhiều loại chất dinh dưỡng khác như: canxi, axít thực vật... Ngoài ra, những thức ăn có nguồn gốc từ ngũ cốc như: cơm, bánh mỳ, đậu và những thức ăn từ rễ và củ như khoai tây, khoai lang, các loại hoa quả; thịt, trứng... đều rất giàu dinh dưỡng. Chỉ cần phối hợp với tỉ lệ hợp lý, khi ăn không quá kén chọn bạn sẽ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết, cung cấp đầy đủ năng lượng cho sự phát triển của cơ thể, tạo nên sức mạnh cho cuộc sống của mình.

Một phần của tài liệu bách khoa cuộc sống hằng ngày (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)