Tại sao không nên ăn nhiều vào bữa tối?

Một phần của tài liệu bách khoa cuộc sống hằng ngày (Trang 71 - 72)

Ta thường hay nói với nhau rằng: “Sáng ăn ngon, trưa ăn no, tối ăn ít” nghĩa là bữa sáng nên ăn đầy đủ dinh dưỡng, bữa trưa nên ăn no, còn bữa tối nên ăn ít. Nhưng nhiều người không ăn sáng, hoặc ăn qua loa để vội vàng đi học hay đi làm. Đến trưa mặc dù bụng đói cồn cào nhưng do không có thời gian nên cũng chỉ tạt qua nhà ăn một hai bát, hoặc xuống căng tin ăn chút gì đó rồi lại đi làm hoặc đi học. Do sáng và trưa không ăn hoặc ăn ít nên tối về thường nấu nhiều thức ăn và ăn thật no rồi đi ngủ, như thế sẽ rất có hại cho sức khỏe, nếu công việc quá căng thẳng bạn sẽ bị ốm do bạn ăn uống không điều độ.

Quá trình co bóp và tiêu hóa của dạ dày và ruột đòi hỏi có một lượng máu cần thiết. Nếu bữa tối ta ăn quá nhiều, lượng máu sẽ tập trung nhiều về cơ quan tiêu hoá đế đẩy nhanh quá trình tiêu hoá thức ăn, làm cho não bị thiếu dưỡng khí, gây ra cảm giác buồn ngủ. Sau khi ngủ say, quá trình tuần hoàn máu thay đổi chậm chạp, làm chậm quá trình co thắt, hấp thụ của bộ phận tiêu hóa. Thức ăn không tiêu hóa hết sẽ ứ đọng lại trong dạ dày khiến ta cảm thấy trướng bụng, buồn nôn ảnh hưởng đến thời gian cũng như chất lượng của giấc ngủ, từ đó dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy nhược, không làm việc được.

Nên ăn ít vào bữa tối còn bởi vì một nguyên nhân quan trọng khác: bữa tối nếu ăn quá nhiều sẽ dễ tăng cân, thậm chí còn gây ra các bệnh về tiuyết áp. Tuyến tuỵ trong cơ thể tiết ra một loại hoócmon có tên là insulin có tác đụng đẩy nhanh quá trình ôxi hoá và hấp thu đường glucô trong mô. Nghĩa là insulin thúc đẩy quá trình chuyển hoá đường glucô trong thức ăn thành năng lượng để nuôi cơ thể. Lượng insulin, tiết ra được tăng dần theo từng thời điểm trong ngày, dưới tác dụng của insulin, thức ăn sẽ được tiêu hóa và hấp thụ hết chuyển thành năng lượng.

Buổi tối ta thường ít vận động, lượng insulin tiết ra ít làm cho các chất dinh dưỡng hầu hết chuyển hoá thành mỡ được tích tụ lại dưới da, nếu cứ liên tục như vậy ta sẽ bị béo phì, làm tăng áp lực cho tim và gây ra nhiều loại bệnh khác. Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học đã khuyến cáo, mỗi người nên hình thành thói quen: “Sáng ăn ngon, trưa ăn no, tối ăn ít”. Bữa sáng và bữa trưa cần phải ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để cung cấp 80% năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Có như vậy bạn mới khoẻ mạnh và có tinh thần minh mẫn.

Một phần của tài liệu bách khoa cuộc sống hằng ngày (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)