Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thảm thực vật đến tính chất hóa học của môi trường đất xã Ký Phú - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 34 - 37)

Xã Ký Phú là một xã miền núi nằm ở phía nam của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm huyện lỵ khoảng 10 km, Ranh giới xã được xác định:

- Phía Đông: Giáp với xã Vạn Thọ và huyện Phổ Yên - Phía Bắc: Giáp với xã Lục Ba.

- Phía Nam: Giáp với xã Cát Nê.

- Phía Tây: Giáp với xã Văn Yên và Tỉnh Vĩnh Phúc.

4.1.1.2. Địa hình

- Địa hình tỉnh Đại Từ

Huyện Đại Từ được bao bọc xung quanh bốn phía bởi các dãy núi: - Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam Đảo ngăn cách giữa Huyện và tỉnh vĩnh phúc, Phú Thọ, có độ cao từ 300-600m.

- Phía Bắc có dãy núi Hồng và dãy núi Chúa.

- Phía Đông là dãy núi Pháo cao bình quân 150-300m.

- Phía Nam là dãy núi Thằn Lằn thấp dần từ bắc xuống nam.

Huyện Đại Từ có địa hình tương đối phức tạp, mang đặc trưng của vùng núi, trung du, đồng bằng. Hướng chủ đạo địa hình của huyện theo hướng Tây bắc - Đông nam.

- Địa hình xã Ký Phú

Điểm nghiên cứu thuộc xã Ký Phú nằm trong vùng trung du miền núi phía bắc nằm dưới chân dãy núi Tam Đảo với địa hình chủ yếu là đồi núi. Tổng diện tích đất tự nhiên 1.835, 47 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 946, 77 ha; diện tích đất nông nghiệp là 594, 04 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa 350, 44 ha, diện tích đất trồng cây lâu năm 234, 01 ha, diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại 9, 59 ha, diện tích đất nuôi trồng thủy sản 0, 15ha.

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Ký Phú huyện Đại Từ năm 2011 STT Danh mục đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) I Tổng diện tích đất tự nhiên 1835, 47 100 1 Đất nông nghiệp 1536, 09 83, 69 1.1 Đất lúa nước 350, 44 19, 09 1.2 Đất trồng lúa nương 1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại 9, 59 0, 52 1.4 Đất trồng cây lâu năm 229, 14 12, 48 1.5 Đất rừng phòng hộ 1.6 Đất rừng đặc dụng 573, 85 31, 26

Trong đó: Khu bảo tồn thiên nhiên

1.7 Đất rừng sản xuất 372, 92 20, 32

1.8 Đất nuôi trồng thủy sản 0, 15 0, 01 1.9 Đất làm muối

1.10 Đất nông nghiệp khác

2 Đất phi nông nghiệp 157, 53 8, 58

2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự

nghiệp 0, 52 0, 03

2.2 Đất quốc phòng -

2.3 Đất an ninh -

2.4 Đất khu công nghiệp -

2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 1, 14 0, 06 2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ -

2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản 2, 58 0, 14

2.8 Đất di tích danh thắng 8, 64 0, 47

2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải -

2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng -

2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 10, 05 0, 55 2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng 34, 33 1, 87 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.13 Đất sông, suối 62, 21 3, 39

2.14 Đất phát triển hạ tầng 38, 06 2, 07

2.15 Đất phi nông nghiệp khác -

3 3 Đất chưa sử dụng 19, 63 1, 07

4 4 Đất khu du lịch -

5 5 Đất khu dân cư nông thôn 122, 22 6, 66 Trong đó: Đất ở tại nông thôn 80, 48 4, 38

4.1.1.3. Khí hậu

Thái Nguyên có khí hậu đặc thù của một tỉnh miền núi, trung du phía Bắc bộ.Một năm chia làm hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô.

Mùa mưa là những tháng có nhiệt độ cao lượng mưa lớn, nhiệt đọ cao nhất vào tháng 6 đến tháng 8 và lượng mưa cũng tập trung vào các tháng này. (tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất (28, 4ºC) và lượng mưa cao nhất 523, 3mm).

Mùa khô là những tháng có nhiệt đọ thấp, trời rét, có lượng mưa ít và thường có gió mùa đông bắc tràn về.Trong các tháng 12, 1, 2 độ ẩm không khí khô, nắng hanh, có kèm theo sương muối làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.

Đại Từ là huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa song chủ yếu là 2 mùa chính: Mùa mưa và mùa khô, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi bao bọc Đại Từ thường có lượng mưa lớn nhất Tỉnh, trung bình lượng mưa hàng năm từ 1.800mm - 2.000mm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của Huyện (đặc biệt là cây chè), lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, có sự chênh lệch lớn giữ mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa cường độ mưa lớn, chiếm tới gần 80% tổng lượng mưa trong năm.

Do mưa nhiều nên độ ẩm không khí khá cao, độ ẩm trung bình từ 70 - 80%, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22, 90C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là 27, 20C, nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm là 200

C (là miền nhiệt độ phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển).

Vung nghiên cứu thuộc xã Ký Phú Có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, gió đông bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít, thời tiết hanh khô. Đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thể hiện rõ qua các chỉ số: nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22, 90C; tổng tích ôn từ 7.000 - 8.0000C. Lượng mưa phân bố không đều có chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa cường độ mưa lớn, chiếm tới gần 80% tổng lượng mưa trong năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thảm thực vật đến tính chất hóa học của môi trường đất xã Ký Phú - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 34 - 37)