Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thảm thực vật đến tính chất hóa học của môi trường đất xã Ký Phú - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 30)

3.1.3.1 Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu tại xã Ký Phú, huyện Đại từ, tỉnh Thái Nguyên

3.1.3.2 Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: từ ngày 20/1/2014 đến ngày 30/4/2014

3.2. Nội dung nghiên cứu 3.2.1. Điu kin t nhiên và xã hi ca vùng nghiên cu - Điều kiện tự nhiên - Điều kiện KT - xã hội 3.2.2. Hin trng thm thc vt - Cu trúc thm thc vt KVNC 3.2.3. Phân loi thm thc vt và xác định cu trúc ca thm thc vt ti khu vc nghiên cu 3.2.4. Đặc đim ca đất qua các giai đon phc hi rng

- Hình thái phẫu diện đất.

- Sự thay đổi chỉ tiêu hóa tính của đất rừng (Phân tích sự thay đổi mùn và NPK Độ chua và Ca2+

, Mg2+ trao đổi…).

3.2.5. Đề xut gii pháp nâng cao hiu qu công tác bo v tài nguyên rng và bo v môi trường. và bo v môi trường.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp lun

Vận dụng quan điểm sinh thái phát sinh quần thể trong thảm thực vật rừng nhiệt đới của Thái Văn Trừng (1970) : “Thảm thực vật rừng là tấm gương phản chiếu một cách trung thành nhất, mà lại tổng hợp được các điều kiện của hàn chánh tự nhiên, đã thông qua sinh vật để hình thành những quần thể thực

vật”.Thảm thực vật tái sinh sau nương rẫy phản ảnh được ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố sinh thái đến quá trình phục hồi rừng thứ sinh.Do vậy, chúng tôi đã vận dụng phương pháp “lấy không gian thay thế thời gian” kết hợp với phương pháp phân tích số liệu trên ô tiêu chuẩn.

3.3.2 Phương pháp phân chia giai đon phc hi

Phân chia đối tượng nghiên cứu thành các giai đoạn kế tiếp nhau.Các giai đoạn được phân chia theo thời gian bỏ hóa, mỗi giai đoạn có đặc trưng về tổ thành loài cây, mật độ, độ che phủ và cấu trúc tầng thứ khác nhau.Chúng tôi nghiên cứu đối tượng rừng trước canh tác nương rẫy là rừng gỗ, quá trình phục hồi rừng chia thành 3 giai đoạn:

- Giai đoạn I: thời gian bỏ hóa từ 3-5 năm - Giai đoạn II: thời gian bỏ hóa 6-8 năm - Giai đoạn III: thời gian bỏ hóa 10-14 năm.

Thời gian bỏ hóa được xác định qua điều tra phỏng vấn chủ hộ và theo số liệu khoanh nuôi phục hồi rừng của trạm kiểm lâm Thái nguyên.

3.3.3. Điu tra thu thp s liu

3.3.3.1. Phương pháp điều tra sơ bộ theo tuyến (TĐT)

Mục tiêu điều tra theo tuyến nhằm xác định phân bố của các đối tượng nghiên cứu.Do đó sau khi xác định được địa điểm nghiên cứu ta tiến hành lập TĐT. TĐT được xác định qua điều tra phỏng vấn chủ hộ trực tiếp canh tác một khu rừng hay một khu đồi.Tại mỗi kiểu thảm bố trí tuyến điều tra có hướng vuông góc với đường đồng mức.Khoảng cách giữa hai tuyến tùy theo kiểu thảm và địa hình cụ thể, thường là 50-100m, bề rộng tuyến điều tra là 2m. Trên tuyến đi thu thập và ghi chép tất cả các số liệu về thành phần loài, dạng sống và độ che phủ (%) của thảm thực vật.

3.3.3.2. Phương pháp ô tiêu chuẩn (OTC)

Trên mỗi TĐT tiến hành lập 3 ô tiêu chuẩn và được phân bố đồng đều ở các vị trí chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi. Mỗi OTC có diện tích 400m2

(20m x20m). OTC có diện tích 100m2 đối với thảm cỏ.Trong OTC tiến hành thống kê về tổ thành loài cây tái sinh, độ che phủ của thảm thực vật. Tổng số OTC là 3x3=9 ô.

3.3.3.3 Phương pháp thu mẫu

*Trong OTC khảo sát các yếu tố tự nhiên: Địa điểm, độ cao tuyệt đối, độ cao tưng đối, lịch sử phát triển nương rẫy, thời gian bỏ hóa, nguồn gieo giống.

* Thu mẫu thực vật

- Trên các TĐT và trong các OTC tiến hành điều tra và ghi chép tại chỗ tên các loài (Việt Nam hoặc Latinh), cấu trúc, mật độ và độ che phủ của các loài cây gỗ, cây bụi... Nếu có loài chưa biết tên thì lấy mẫu (theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004 [1] và Hoàng Chung, 2005 [25]) về để tra cứu.

- Đánh giá độ tàn che: kết hợp quan rác và phẫu đồ ngang để xác định độ che phủ (%) hình chiếu tán cây rừng so với bề mặt đất rừng. Độ tàn che tính theo chỉ số phần mười. Độ nhiều thảm tươi, độ phong phú (độ dày rậm) của chúng được đánh giá theo tiêu chuẩn của Drude.

Bảng 3.1. Ký hiệu độ nhiều của thực bì theo chuẩn của Drude KÝ HIỆU TÌNH HÌNH THỰC BÌ

Soc Thực vật mọc rộng khắp, che phủ 70-100% diện tích Cop3 Thực vật mọc rất nhiều, che phủ 50-70% diện tích Cop2 Thục vật mọc nhiều, che phủ 25-50% diện tích

Cop1 Thực vật mọc tương đối nhiều, che phủ 5-25% diện tích Sp Thực vật mọc ít, che phủ dưới 5% diện tích

Sol Thực vật mọc rải rác, phân tán Un Chỉ mọc vài cây cá biệt

Gn Thực vật phân bố không đều, mọc từng nhóm

* Thu mẫu đất

Mỗi giai đoạn chọn 3 OTC điển hình đào phẫu diện thu thấp mẫu đất. Mẫu đất đại diện các giai đoạn tái sinh (tuổi), chúng tôi cố gắng chọn các ô có điều kiện ngoại cảnh tương đối đồng đều. Phẫu điện đào ở trung tâm OTC, chiều sâu 1m mô tả phẫu diện đất: độ ẩm, độ chặt, độ đá lẫn (việc mô tả này theo hướng dẫn trong “Sổ tay quy hoạch rừng” năm 1995. Mỗi phẫu diện thu thập 3 mẫu theo độ sâu phẫu điện: 0-10cm; 10-20cm; 40-50cm. Các mẫu đất này thu thập để phân tích các chỉ tiêu hóa học của đất.

3.3.4. Phương pháp phân tích

3.3.4.1. Phân tích mẫu thực vật

- Xác định tên của các loại cây theo Phạm Hoàng Hộ (1992 - 1993) [16] theo “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (t 1, 2, 3) để chỉnh lý và lập danh lục các loài thực vật tại vùng nghiên cứu.

- Xác định các trạng thái thảm thực vật dựa theo khung phân loại của UNESCO (1973).

3.3.4.2. Phân tích mẫu đất

- Xác định tính chất hóa học của đất : Phân tích sự thay đổi Độ chua và Ca2+, Mg2+ trao đổi,đạm tổng số,lân tổng số,hàm lượng lân và kali dễ tiêu…

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của vùng nghiên cứu

4.1.1. V trí địa lý và ranh gii hành chính

Xã Ký Phú là một xã miền núi nằm ở phía nam của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm huyện lỵ khoảng 10 km, Ranh giới xã được xác định:

- Phía Đông: Giáp với xã Vạn Thọ và huyện Phổ Yên - Phía Bắc: Giáp với xã Lục Ba.

- Phía Nam: Giáp với xã Cát Nê.

- Phía Tây: Giáp với xã Văn Yên và Tỉnh Vĩnh Phúc.

4.1.1.2. Địa hình

- Địa hình tỉnh Đại Từ

Huyện Đại Từ được bao bọc xung quanh bốn phía bởi các dãy núi: - Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam Đảo ngăn cách giữa Huyện và tỉnh vĩnh phúc, Phú Thọ, có độ cao từ 300-600m.

- Phía Bắc có dãy núi Hồng và dãy núi Chúa.

- Phía Đông là dãy núi Pháo cao bình quân 150-300m.

- Phía Nam là dãy núi Thằn Lằn thấp dần từ bắc xuống nam.

Huyện Đại Từ có địa hình tương đối phức tạp, mang đặc trưng của vùng núi, trung du, đồng bằng. Hướng chủ đạo địa hình của huyện theo hướng Tây bắc - Đông nam.

- Địa hình xã Ký Phú

Điểm nghiên cứu thuộc xã Ký Phú nằm trong vùng trung du miền núi phía bắc nằm dưới chân dãy núi Tam Đảo với địa hình chủ yếu là đồi núi. Tổng diện tích đất tự nhiên 1.835, 47 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 946, 77 ha; diện tích đất nông nghiệp là 594, 04 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa 350, 44 ha, diện tích đất trồng cây lâu năm 234, 01 ha, diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại 9, 59 ha, diện tích đất nuôi trồng thủy sản 0, 15ha.

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Ký Phú huyện Đại Từ năm 2011 STT Danh mục đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) I Tổng diện tích đất tự nhiên 1835, 47 100 1 Đất nông nghiệp 1536, 09 83, 69 1.1 Đất lúa nước 350, 44 19, 09 1.2 Đất trồng lúa nương 1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại 9, 59 0, 52 1.4 Đất trồng cây lâu năm 229, 14 12, 48 1.5 Đất rừng phòng hộ 1.6 Đất rừng đặc dụng 573, 85 31, 26

Trong đó: Khu bảo tồn thiên nhiên

1.7 Đất rừng sản xuất 372, 92 20, 32

1.8 Đất nuôi trồng thủy sản 0, 15 0, 01 1.9 Đất làm muối

1.10 Đất nông nghiệp khác

2 Đất phi nông nghiệp 157, 53 8, 58

2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự

nghiệp 0, 52 0, 03

2.2 Đất quốc phòng -

2.3 Đất an ninh -

2.4 Đất khu công nghiệp -

2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 1, 14 0, 06 2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ -

2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản 2, 58 0, 14

2.8 Đất di tích danh thắng 8, 64 0, 47

2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải -

2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng -

2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 10, 05 0, 55 2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng 34, 33 1, 87

2.13 Đất sông, suối 62, 21 3, 39

2.14 Đất phát triển hạ tầng 38, 06 2, 07

2.15 Đất phi nông nghiệp khác -

3 3 Đất chưa sử dụng 19, 63 1, 07

4 4 Đất khu du lịch -

5 5 Đất khu dân cư nông thôn 122, 22 6, 66 Trong đó: Đất ở tại nông thôn 80, 48 4, 38

4.1.1.3. Khí hậu

Thái Nguyên có khí hậu đặc thù của một tỉnh miền núi, trung du phía Bắc bộ.Một năm chia làm hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô.

Mùa mưa là những tháng có nhiệt độ cao lượng mưa lớn, nhiệt đọ cao nhất vào tháng 6 đến tháng 8 và lượng mưa cũng tập trung vào các tháng này. (tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất (28, 4ºC) và lượng mưa cao nhất 523, 3mm).

Mùa khô là những tháng có nhiệt đọ thấp, trời rét, có lượng mưa ít và thường có gió mùa đông bắc tràn về.Trong các tháng 12, 1, 2 độ ẩm không khí khô, nắng hanh, có kèm theo sương muối làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.

Đại Từ là huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa song chủ yếu là 2 mùa chính: Mùa mưa và mùa khô, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi bao bọc Đại Từ thường có lượng mưa lớn nhất Tỉnh, trung bình lượng mưa hàng năm từ 1.800mm - 2.000mm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của Huyện (đặc biệt là cây chè), lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, có sự chênh lệch lớn giữ mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa cường độ mưa lớn, chiếm tới gần 80% tổng lượng mưa trong năm.

Do mưa nhiều nên độ ẩm không khí khá cao, độ ẩm trung bình từ 70 - 80%, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22, 90C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là 27, 20C, nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm là 200

C (là miền nhiệt độ phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển).

Vung nghiên cứu thuộc xã Ký Phú Có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, gió đông bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít, thời tiết hanh khô. Đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thể hiện rõ qua các chỉ số: nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22, 90C; tổng tích ôn từ 7.000 - 8.0000C. Lượng mưa phân bố không đều có chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa cường độ mưa lớn, chiếm tới gần 80% tổng lượng mưa trong năm.

4.1.2 Điu kin kinh tế - xã hi

4.1.2.1. Dân số, dân tộc

Huyện Đại Từ có nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh: 31 xã, thị trấn, có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống: Kinh, Tày, Nùng, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa, Ngái...chiếm 16, 12% dân số cả tỉnh Thái Nguyên. Mật độ dân số bình quân

279 người/km2

Theo số liệu dân số của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 01/4/2009, Tổng dân số của huyện Đại Từ năm 2009 là 44.587 hộ và 158.721 người, trong đó số dân ở thành thị là 2.283 hộ, 7.482 người và số dân ở nông thôn là 42.304 hộ, 151.239 người.

Địa điểm nghiên cứu thuộc xã Ký Phú : Số dân của xã đến cuối năm 2011 là 7325 người, với 2090 hộ. Có 4012 lao động.

- Như vậy theo phương pháp tính toán cơ bản dân số xã Ký Phú có tỷ lệ: + Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là: 1, 14%.

+ Tỷ lệ tăng dân số cơ học là: 0, 5%.

Bảng 4.2. Phân tích đánh giá số dân gia tăng giai đoạn 2005-2011 STT Năm Số hộ Số Khẩu Số người tăng tự nhiên Số người tăng cơ học 1 2005 1.710 6.948 79 2 2006 1.711 7.182 82 2 3 2007 1.810 7.125 81 4 2008 1.834 7.168 82 6 5 2009 1.860 7.204 82 5 6 2010 1.883 7.336 84 8

- Đặc điểm phân bố dân cư : Dân cư xã Ký Phú phân bố thành 10 điểm dân cư chính nằm tại 10 xóm.

Bảng 4.3. Tổng hợp điểm dân cư các xóm năm 2011 STT Tên các xóm Số hộ Số khẩu 1 Xóm Duyên 296 1.036 2 Xóm Cạn 225 787 3 Xóm Gió 357 1.249 4 Xóm Đặn 3 102 394 5 Xóm Đặn 2 137 479 6 Xóm Đặn 1 111 388 7 Xóm Cả 176 616 8 Xóm Dứa 209 707 9 Xóm Soi 217 759 10 Xóm Chuối 260 910 2090 7325

- Lao động: Người dân trong xã chủ yếu làm nông nghiệp, Dân số trong độ tuổi lao động khoảng: 4.012 người, chiến khoảng 54, 77% dân số xã.

Bảng 4.4. Cơ cấu lao động

STT Lao động Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Lao động nông nghiệp 3.000 74, 8

2 Lao động khác 800 19, 9

3 Lao động dịch vụ thương mại 212 5

Tổng 4.012 100, 0

4.1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

- Tình hình phát trin kinh tế

Cơ cấu kinh tế năm 2011 là: Nông nghiệp 79, 3%; công nghiệp dịch vụ 6, 1%; dịch vụ phi nông nghiệp 14, 6%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 12, 5 triệu đồng/người/năm.

- Sản lượng lương thực năm 2011 đạt 3.666 tấn, năng suất lúa đạt 56, 21 tạ/ha.

- Chăn nuôi xã Ký Phú gồm:Trâu 330 con; Bò 13 con, lợn : 4.960 con, gia cầm 21.300 con.

- Tổng diện tích chè năm 2011 là 68 ha. N/suất bình quân đạt 100 tạ/ha, S/lượng 680 tấn/năm.

- Hin trng sn xut nông nghip

- Trong sản xuất nông, lâm nghiệp, xác định cây lúa là trọng tâm, cây chè là được quan tâm phát triển kinh tế, trong những năm qua sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản của xã có những bước phát triển khá toàn diện; năm 2011 giá trị sản xuất trên 01 ha đất trồng trọt đạt 60 triệu đồng/01 ha, sản lượng lương thực đạt 4.002 tấn, sản lượng chè búp tươi đạt 680 tấn.

- V sn xut lương thc

- Qua số liệu đánh giá tại biểu 1 cho thấy trong những năm qua diện tích, năng suất lúa và sản lượng lúa khá ổn định; trong cả giai đoạn 2006- 2011 diện tích trồng lúa giảm 1,6 ha; năng suất lúa tăng107,92 %; sản lượng lúa năm 2011 tăng 107,65 % so với năm 2006. Năm 2011 năng suất lúa bình quân đạt 56,21 ta/ha, (bằng 100,34% năng suất lúa bình quân của huyện), sản lượng lúa đạt 3.666 tấn. Trong sản xuất lương thực cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống đã có bước chuyển dịch tích cực, diện tích lúa lai, lúa thuần chất lượng cao được đưa vào sản xuất ngày càng nhiều, năm 2011 diện tích lúa lai, lúa thuần chất lượng cao đạt 48,6 ha, chiếm 7,45% diện tích.

- V sn xut chè

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thảm thực vật đến tính chất hóa học của môi trường đất xã Ký Phú - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)