Những nghiên cứu về ảnh hưởng của thảm thực vật tới đất trên thế giớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thảm thực vật đến tính chất hóa học của môi trường đất xã Ký Phú - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 25 - 27)

gii và Vit Nam

Trong quá trình phát triển của thảm thực vật đã có những ảnh hưởng rất lớn tới hệ sinh thái đất, thảm thực vật phát triển làm cho đất rừng giảm thoái hóa, giảm xói mòn, tác động đến hệ sinh thái đất đất làm thay đổi tính chất lý, hóa học, hệ vi sinh vật trong đất từ đó có tác dụng cải tạo đất.

*Trên thế giới.

Năm 1937, Monin đã đưa ra kết luận: Rừng mưa nhiệt đới, chất rơi rụng hàng năm là 10 - 20 tấn/ha, rừng ôn đới là 5 - 7 tấn/ha, thảm cỏ và thảo nguyên là 1 - 3 tấn/ha. Như vậy, mỗi kiểu thảm thực vật khác nhau thì lượng vật chất rơi rụng trả lại cho đất cũng khác nhau.Trong đó kiểu rừng mưa nhiệt đới có lượng vật chất cung cấp cho đất là lớn nhất [34].

Năm 1964, theo P.W.Richards đất rừng nhiệt đới càng thành thục thì hàm lượng chất khoáng hòa tan càng giảm do quá trình rửa trôi và thảm thực vật rừng nhiệt đới là nhân tố tích cực chống lại quá trình đó [35].

Năm 1979, Dokuchaev người sáng lập ra môn thổ nhưỡng học đã định nghĩa đất (hay thổ nhưỡng) là một thể tự nhiên hình thành từ lớp trên của vỏ trái đất dưới ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố: Khí hậu, đá mẹ, địa hình, sinh vật và tuổi địa chất của từng địa phương [21]. Như vậy sinh vật nói chung và thực vật nói riêng là một trong các yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành của đất.

Theo kết quả nghiên cứu của S.V.Zon cho thấy:Đối với từng loại cây khác nhau, lượng chất trả lại cho đất cũng khác nhau.Ở rừng Thông là 4, 1 tấn/ha, rừng Vân sam là 6, 0 tấn/ha, rừng Dẻ là 3, 9 tấn/ha.Ngoài ra tuổi rừng cũng ảnh hưởng tới khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho đất.Tuổi rừng càng cao thì lượng chất rơi rụng càng nhỏ: Rừng 20 tuổi là 2, 5 tấn/ha, rừng 40 tuổi là 2, 3 tấn/ha, rừng 100 tuổi chỉ có 1, 3 tấn/ha [34].

* Ở Việt Nam

Nguyễn Lân Dũng (1984) : khi nghiên cứu nguồn gốc chất hữu cơ trong đất, ông cho thấy nguồn gốc từ xác cây xanh chiếm 4/5 tổng số chất hữu cơ đưa vào đất. Tính trung bình hàng năm đất được thảm thực vật bổ sung vào khoảng 2 - 10 tấn/ha chất hữu cơ. Tùy theo thảm thực vật khác nhau mà lượng chất hữu cơ cung cấp hàng năm cho đất cũng khác nhau [13].

Nguyễn Ngọc Điều (1992) cho biết dưới tán rừng thuần loại 5 - 6 tuổi lượng chất rơi rụng xuống đất từ 5 - 10 tấn/ha/năm, trong đó chứa khoảng 80 - 90 kg đạm, 8 kg lân, 205 kg kali. Đặc biệt hàng năm lá phân hủy thành chất mùn ở rừng rậm nhiệt đới gấp 5 lần rừng ôn đới [14].

Lê Ngọc Công (2004) đã nghiên cứu ảnh hưởng một số quần xã thực vật đến môi trường đất trong các giai đoạn diễn thế phục hồi rừng sau nương rẫy ở Thái Nguyên đã khẳng định: độ che phủ của thảm thực vật ảnh hưởng theo hướng tốt tới tính chất hóa học của đất, tới lượng vi sinh vật, thành phần giun đất [11]. Năm 1995, Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Chung khi nghiên cứu về một số đặc điểm sinh thái, sinh vật học của savan Quảng Ninh và các mô hình sử dụng đã thống kê được 131 loài thuộc 60 họ thực vật khác nhau, trong quá trình nghiên cứu đã đưa ra kết luận: Đa dạng về thành phần loài, dạng sống là yếu tố cải thiện tính chất lý, hóa học của đấtb[18].

Khi nghiên cứu các loại đất rừng Việt Nam trên nhiều kiểu rừng tự nhiên phân bố theo nhiều độ cao khác nhau, Nguyễn Tử Xiêm, Thái Phiên

(1999) [34] cũng có nhận xét về mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa tính chất, độ phì của đất với sự phân bố của thảm thực vật.

độ che phủ ở các trạng thái thảm thực vật có nhận xét: Trị số PH (KCl), hàm lượng mùn và hàm lượng các chất dễ tiêu trong đất tăng tỉ lệ thuận với độ che phủ của thảm thực vật [11].

Năm 2007, Giáp Thị Hồng Anh khi nghiên cứu một số đặc điểm của thảm thực vật thứ sinh và tính chất hóa học của đất tại xã Canh Nậu, huyệnYên Thế, tỉnh Bắc Giang đã đi đến kết luận: Các chỉ tiêu (độ ẩm, hàm lượng mùn, hàm lượng N, P, K và các cation Ca2+,

Mg2+ trao đổi) trong đất nhìn chung đều biến đổi theo quy luật tăng dần khi độ che phủ của thảm thực vật tăng lên [2].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thảm thực vật đến tính chất hóa học của môi trường đất xã Ký Phú - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)