Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Đà Bắc - tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010 - 2013. (Trang 30 - 34)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Đà Bắc là một huyện miền núi vùng cao nên điều kiện tự nhiên tương đối đặc thù có địa hình đồi, núi, sông,suối nằm xen kẽ tạo thành dải hẹp bị cắt phá mạnh mẽ nên đất có độ dốc lớn (bình quân 350).Nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Hòa Bình, thuộc vĩ tuyến 210

08’ Bắc và 1040

51’ kinh tuyến đông.

Sơ đồ địa giới hành chính huyện Đà Bắc

Phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ. Phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Phía Nam giáp huyện Tân Lạc.

Phía Đông giáp Thành Phố Hòa Bình.

Huyện Đà Bắc là một huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình cách trung tâm Thành Phố 15 km về phía Tây Bắc, toàn huyện có 20 đơn vị hành chính,

Tỉnh Phú Thọ T n h S ơ n L a T P H ò a B ìn h Huyện Tân Lạc

bao gồm 1 thị trấn và 19 xã với tổng diện tích tự nhiên 77796,07 ha.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Huyện Đà Bắc là huyện miền núi, địa hình có đặc điểm là vùng núi vừa, trong đó tiểu vùng núi đá có độ dốc lớn, được hình thành do tác động trên cơ sở hai kiểu kiến tạo địa tầng là Phan Xi Păng và Sầm Nưa. Độ cao trung bình từ 500 m đến 800 m, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có 3 dạng địa hình đó là:

- Địa hình núi đá và rừng bao phủ: Phân bố tập trung ở các xã phía Bắc và Tây Nam của huyện, đó là những dãy đá vôi dốc có độ cao từ 700 m đến 850 m với nhiều hang động xen kẽ.

- Địa hình đất đồi dốc: Dạng này được hình thành trên các loại đá spirit, phiến thạch sét và sa thạch, phân bố tập trung ở các xã phía Đông Nam của huyện, nhiều nơi còn xen kẽ cả địa hình núi đá vôi. Độ cao trung bình của dạng địa hình này từ 500 m đến 600 m, có nơi đến 800 m; đất được hình thành tập trung tại chỗ từ đỉnh đến chân đồi, một số bị rửa trôi hình thành các thung lũng ở những khe lạch dưới chân đồi.

- Địa hình ruộng bậc thang và ruộng bằng: Đây là những dải đất bằng phẳng chạy dọc theo hệ thống Sông Đà, mức độ rộng hẹp, cao thấp khác nhau, nhưng nói chung đó là những cánh đồng, nương bãi do phù sa bồi đắp hoặc do sản phẩm dốc tụ. Chính dạng địa hình này đã hình thành những loại đất chính để sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện. (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đà Bắc)

4.1.1.3. Khí hậu

Đà Bắc nằm trong vùng khí hậu chung của tỉnh Hòa Bình, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông lạnh, khí hậu chịu sự chi phối của chế độ bức xạ mặt trời với chí tuyến và chịu tác động mạnh của hoàn lưu gió mùa. Nằm giữa hai vùng khí hậu Đông Bắc và Tây Bắc, nên khí hậu tại đây cũng mang nhiều tính chất thời tiết giữa hai vùng khí hậu Đông Bắc và Tây Bắc tạo thành hai mùa rõ rệt.

Nhìn chung đặc điểm khí hậu khu vực tương đối khắc nghiệt.

- Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa này khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam, nhiệt độ thấp nhất là 25,20C, nhiệt độ cao nhất là 46,30

- Mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khí hậu lạnh, có mưa nhỏ, mưa phùn, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam về mùa hè và gió mùa Đông Bắc về mùa đông, nhiệt độ trung bình là 23,60

C.

Biên độ nhiệt độ giữa các tháng trong năm chênh lệch trung bình 7,80 C. Lượng mưa trung bình năm là 1578mm, năm cao nhất la 1856mm. Lượng mưa phân bố không đều trên toàn huyện, tập trung cao điểm vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, mưa nhiều nhất là các tháng 6, 7 có lượng mưa trung bình 1000 đến 1007mm, lượng mưa trong thời gian này chiếm 77,2% lượng mưa hang năm, các tháng mưa ít nhất là tháng 12, 1, 2.

Vào mùa mưa,kèm theo mưa lớn,có bão, lốc hoặc mưa đá. Từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm thường xuyên có gió lốc, gió xoáy xảy ra trong mùa mưa.

Lượng bốc hơi bình quân năm là 574,4 mm. Trong năm có 4 tháng lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa (từ tháng 12 đến tháng 3), vì vậy các tháng này thường xảy ra tình trạng khô hạn, thậm chí thiếu nước sinh hoạt cho nhân dân. Độ ẩm bình quân năm là 81%.

Hiện tượng sương muối xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau (trung bình 6 ngày/năm), ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp. (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đà Bắc)

4.1.1.4. Thủy văn

Trên địa bàn huyện có hệ thống Sông Đà chảy qua,vì vậy lượng nước mang lại cũng rất lớn.

- Sông Đà bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi nhập với song Hồng ở Phú Thọ,Tổng chiều dài lưu vực trong huyện là 910 km, lưu lượng nước lớn mùa mưa đạt 1870 m3

/s nhưng mùa khô chỉ còn 4,2 m3

/s. (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đà Bắc)

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

a) Tài nguyên đất

Theo báo cáo (kèm theo bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 xây dựng tháng 6 năm 2004), trên địa bàn huyện Đà Bắc có các loại đất như sau:

- Đất phù sa: diện tích là 796 ha, chiếm 1,70% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã vùng bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng lúa và hoa màu. Loại

đất này có lượng mùn, kali và đạm ở mức trung bình, còn hàm lượng lân khá. - Đất dốc tụ hình thành trên đá vôi: diện tích là 3.251 ha, chiếm 6,96% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã vùng đồi núi và thung lũng. Đất tích vôi có hàm lượng các nguyên tố vi lượng là canxi và magie khá cao, thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất feralit nâu và nâu đỏ phát triển trên đá vôi: diện tích là 7.739 ha, chiếm 15,57% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện. Loại đất này có lượng mùn, lân trao đổi trung bình nhưng kali thuộc loại nghèo. Đất có thành phần cơ giới từ thịt pha sét, thích hợp phát triển lâm nghiệp và cây ăn quả.

- Đất feralit màu xám phát triển trên đá phiến thạch sét và đá biến chất: diện tích là 16.226,29 ha, chiếm 34,75% diện tích tự nhiên, phân bố trên tất cả các xã trong huyện. Đất này có hàm lượng mùn, đạm, kali ở mức trung bình, nhưng lân tổng số và kali dễ tiêu thuộc loại nghèo, đất có thành phần cơ giới từ thịt đến thịt pha sét và sét.

- Đất glây: diện tích là 200 ha, chiếm 0,42% diện tích tự nhiên và phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng nhỏ hẹp ven sông. Đây là loại đất có hàm lượng dinh dưỡng trung bình, nên năng suất các loại cây trồng trên đất này không cao.

- Đất xói mòn trơ sỏi đá: diện tích là 1.830,05 ha, chiếm 3,90% diện tích đất tự nhiên. Loại đất này cần đặc biệt quan tâm cải tạo, bảo vệ.

Ngoài ra còn có 18.179,17 ha núi đá không có rừng cây, chiếm 38,53% diện tích đất tự nhiên toàn huyện.

Tóm lại, đất đai của huyện Đà Bắc tương đối màu mỡ, thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, ngô, mía,...

b) Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 53.581,39 ha, chiếm 68,87% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ với 27.356,46 ha, chiếm 51,05%; rừng sản xuất có diện tích 20608.55 ha chiếm 38,46%, còn lại rừng đặc dụng là 5616,38 ha, chiếm 10,48% tổng diện tích đất lâm nghiệp của toàn huyện. Rừng là nơi cung cấp nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ, làm nhà.

Sắt là nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất và là một trong những thế mạnh của huyện. Qua khảo sát thực tế, hiện nay trên toàn huyện có 6 điểm khai thác quặng mangan, trong đó có 4 mỏ lớn là xóm Chanh, Đồng Chum với sản lượng khai thác đạt tới trên 50.000 tấn/năm. Cùng với các mỏ quặng ở các huyện Tân Lạc, Mai Châu đã chiếm 90% tổng trữ lượn Sắt của cả tỉnh. Đặc biệt mỏ Sắt xóm Chanh có trữ lượng và chất lượng Sắt tốt đáp ứng được yêu cầu. Để khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên này cần tiến hành đánh giá thêm để có thể xây dựng những định hướng phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản trong tương lai. (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đà Bắc)

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Đà Bắc - tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010 - 2013. (Trang 30 - 34)