Khảo sát và phân lập các hợp chất trong cao ethyl acetat

Một phần của tài liệu Chiết xuất, phân lập một số hợp chất từ cặn chiết ethyl acetat vỏ quả cây bảy lá một hoa (paris polyphylla var chinensis (franch ) h hara) trồng ở lào cai (Trang 37)

3.3.1. Khảo sát bằng SKLM

Mục đích: Lựa chọn hệ dung môi thích hợp để phân lập chất

Tiến hành: Sử dụng sắc ký lớp mỏng với bản mỏng pha thƣờng tráng sẵn silica gel 60 F254 (Merck) đã hoạt hóa, sử dụng các hệ dung môi khác nhau để khảo sát sự phân tách các chất.

Kết quả: hệ 3 dung môi: diclomethan – methanol – nƣớc (8:1:0,1) cho sự phân tách tốt nhất, sắc ký đồ phát hiện bằng cho nhiều vết nhất, các vết tách xa nhau với giá trị hằng số lƣu (Rf) khác nhau (hình 3.2).

Hình 3.2. Sắc ký đồ trên silica gel 60 F254 (Merck, 20x10 cm) của cao ethyl acetat.

Hệ dung môi: diclomethan – methanol – nƣớc (8:1:0,1)

1. Không phun TT H2SO4 10% trong ethanol, UV254

2. Phun TT H2SO4 10% trong ethanol, to

Bột phần vỏ quả PPC (0,5 kg)

- Chiết nóng ở 70oC với ethanol 70% ( 3 lần, 3h/lần), tỷ lệ dƣợc liệu/dung môi (1:10)

- Cất loại dung môi dƣới áp suất giảm Cao ethanol 70%

(PCEt, 124,5 g)

- Phân bố cao trong 600 ml nƣớc

- Chiết lỏng-lỏng lần lƣợt bằng các dung môi: n-hexan, ethyl acetat

- Cất loại dung môi dƣới áp suất giảm

Cao phân đoạn

n-hexan (1,5 g)

Cao phân đoạn ethyl acetat (PE, 27,6 g)

Cao phân đoạn nƣớc (64,5 g)

3.3.2. Phân lập bằng phƣơng pháp sắc ký cột

Mục đích: Dùng sắc ký cột để phân lập chất trong phân đoạn, trên cơ sở sự hấp phụ của các chất vào silica gel và giải hấp phụ bằng hệ dung môi thích hợp.

Tiến hành:

Sắc ký cột phân đoạn EtOAc

+ Chuẩn bị mẫu: 25,2 g cặn chiết phân đoạn EtOAc cho vào bình cầu thêm lƣợng tối thiểu EtOAc, thêm khoảng 25 g silica gel, lắc đều. Cất quay dƣới áp suất giảm loại hết EtOAc thu đƣợc hỗn hợp rắn. Nghiền hỗn hợp rắn thu đƣợc bằng cối sứ thành hỗn hợp tơi xốp, đồng đều. Cảm quan hỗn hợp khô tơi, màu đồng nhất.

+ Chuẩn bị cột sắc ký: Chọn cột sắc ký có đƣờng kính  = 5 cm, chiều cao h = 30 cm. Cân khoảng 250 g silica gel (cỡ hạt 0,040 - 0,063 mm) cho vào cốc, thêm ngập DCM, khuấy đều cho hết bọt khí. Để yên 12 h. Lót ở đáy cột một lớp bông mỏng rồi rót từ từ hỗn dịch DCM lên cột. Mở khóa cột hứng dung môi, đồng thời bổ sung dung môi, để ổn định cột. Khi cột đã ổn định, để mức DCM khoảng 3-5 mm, đƣa hỗn hợp chất đã trộn silica gel lên cột. Sau đó phủ lên phía trên bằng một lớp bông mỏng để tránh xáo trộn bề mặt.

+ Giải hấp phụ bằng hệ dung môi DCM-MeOH-H2O với tỉ lệ nhƣ trong bảng 3.2, hứng các phân đoạn bằng ống nghiệm thể tích 50 ml, kiểm tra bằng SKLM.

Bảng 3.2. Hệ dung môi rửa giải sắc ký cột phân đoạn EtOAc Hệ dung môi DCM (ml) MeOH (ml) H2O (ml)

Hệ I 100 0 0 Hệ II 300 20 2 Hệ III 800 80 8 Hệ IV 1000 200 20 Hệ VI 300 100 10 Hệ VII 200 200 20 Hệ VIII 0 100 0

Khảo sát bằng SKLM, gộp các phân đoạn thích hợp và cất thu hồi dung môi thu đƣợc 17 phân đoạn trong đó có 3 phân đoạn chính ký hiệu PE1, PE2, PE3.

Tiếp tục tiến hành tách phân đoạn PE1 (1,4 g) bằng sắc ký cột pha thƣờng, rửa giải bằng hệ dung môi DCM – MeOH – H2O (10:1:0,1-1:1:0,1) và theo dõi bằng SKLM, gộp các ống chứa chất sạch với nhau và cô loại bỏ dung môi, đến khi xuất hiện chất kết tinh, tiến hành lọc và rửa tủa bằng aceton ta thu đƣợc hợp chất 1

(PE30) (15 mg) và hợp chất 2 (PE33) (7 mg).

Phân đoạn PE2 (2,3 g) đƣợc tách trên cột silica gel thành 3 phân đoạn (PE21 - PE23), hệ dung môi rửa giải là DCM – MeOH – H2O (10:1:0,1-1:5:0,1). Hợp chất

3 (PE31) (11 mg) đƣợc tinh chế bằng sắc ký cột silica gel pha đảo phân đoạn PE21, rửa giải bằng Aceton – H2O (2:1).

Nhƣ vậy, bằng phƣơng pháp sắc ký cột pha thƣờng silica gel và pha đảo RP- 18 đã phân lập đƣợc 3 hợp chất, các hợp chất phân lập đƣợc loại hết dung môi, gửi đi đo phổ, ký hiệu 1 (PE30), 2 (PE33), 3 (PE31). Dƣới đây là hình ảnh sắc ký đồ bằng TLC của cao PE và các hợp chất phân lập đƣợc (hình 3.4).

PE (25,2 g)

PE1(1,4 g) PE2 (2,3 g)

CC: Silica gel, DCM-MeOH-H2O (100% DCM-5:1:0,1-100% MeOH) CC: Silica gel, DCM – MeOH – H2O (10:1:0,1-1:1:0,1) 1 (15 mg) 2 (7 mg) PE3 (1,3 g)

CC: Silica gel, DCM – MeOH – H2O (10:1:0,1-1:5:0,1)

PE21 PE22 PE23

CC: RP-18, Aceton – H2O (2:1)

3 (11 mg)

Hình 3.4. Sắc ký đồ TLC trên silica gel 60 F254 (Merck, 20x10 cm) cao phân đoạn EtOAc và các hợp chất phân lập đƣợc

Hệ dung môi: DCM MeOH H2O (8:1:0,1) Trong đó:

1. Hợp chất 1 (PE30), 2. Hợp chất 2 (PE33), 3. Cao PE, 4. Hợp chất 3 (PE31)

A. Sắc ký đồ tại bƣớc sóng 254 nm

B. Sắc ký đồ tại bƣớc sóng 366 nm

C. Sắc ký đồ sau khi phun thuốc thử H2SO4 10% trong cồn tuyệt đối và hơ nóng, tại bƣớc sóng 366 nm

3.4. Xác định và nhận dạng cấu trúc các hợp chất đã phân lập đƣợc 3.4.1. Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của các hợp chất đã phân lập đƣợc 3.4.1. Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của các hợp chất đã phân lập đƣợc Hợp chất 1 (PE30): dạng tinh thể hình kim màu trắng, có nhiệt nóng chảy 168- 170oC.

Phổ 1H-NMR (500 MHz, CDCl3) δH (ppm): 1,01 (s, H-18), 0,70 (s, H-19), 1,02 (d, J=6,5 Hz, H-21), 0,85 (d, J=6,5 Hz, H-29), 0,82 (d, J=7,5 Hz, H-27) và 0,80 (d, J=7,5 Hz, H-26), 3,52 (m, H-3), 5,35 (d, J=5,0 Hz, H-6), 5,16 (dd, J=9,0, 15,5 Hz, H-22) và 5,02 (dd, J=8,5, 15,0 Hz, H-23).

Hợp chất 2 (PE33): bột màu vàng, điểm nóng chảy 181-183 oC

1H-NMR (500 MHz, actone-d6) δH (ppm): 7,82 (1H, d, J=2,0 Hz, H-2΄), 7,69 (1H, dd, J=8,5, 2,0 Hz, H-6΄), 6,99 (1H, d, J=8,5 Hz, H-5΄), 6,51 (1H, d, J=2,0 Hz, H-8), 6,26 (1H, d, J=2,0 Hz, H-6).

13

C-NMR (125MHz, actone-d6) δC (ppm): 176,5 (C-4), 164,9 (C-7), 162,3 (C-5), 157,7 (C-9), 148,3 (C-4΄), 146,9 (C-2), 145,8 (C-3΄), 136,7 (C-3), 123,7 (C- 1΄), 121,4 (C-6΄), 116,2 (C-5΄), 115,7 (C-2΄), 104,1 (C-10), 99,1 (C-8), 94,4 (C-6).

Hợp chất 3 (PE31):bột màu nâu xám, điểm nóng chảy: 150-152 oC

1H-NMR (500 MHz-MeOD) δH (ppm): 7,17 (2H, d, J=9,0 Hz, H-2, H-6), 7,06 (2H, d, J=8,5 Hz, H-3ʹ, H-5ʹ), 6,84 (1H, d, J=16,0 Hz, H-7ʹ), 6,79 (2H, d, J=8,5 Hz, H3, H-5), 6,67 (2H, d, J=8,5 Hz, H-3ʹ, H-5ʹ), 6,65 (1H, d J=2,0 Hz, H- 14ʹ), 6,59 (1H, d, J=16,0 Hz, H-8ʹ), 6,27 (1H, d, J=1,5 Hz, H-12ʹ), 6,21 (1H, t, J=2,0 Hz, H-12), 6,19 (2H, d, J=2,0 Hz, H-10,H-14), 5,39 (1H, d, J=6,5 Hz, H-7), 4,37 (1H, d, J=6,5 Hz, H-8). 13C-NMR (125 MHz-MeOD) δC (ppm): 162,8 (C-11ʹ), 160,1 (C-11), 160,1 (C-13), 159,8 (C-13ʹ), 158,5 (C-4ʹ), 158,4 (C-4), 147,4 (C-9), 137,0 (C-9ʹ), 131,1 (C-1), 131,1 (C-1ʹ), 130,4 (C-7ʹ), 128,8 (C-2ʹ&C6ʹ), 128,2 (C-2&C-6), 123,8 (C-8ʹ), 120,1 (C-10ʹ), 116,4 (C-3΄&C-5΄), 116,3 (C-3&C-5), 107,5 (C-10), 107,5 (C-14), 104,4 (C-14ʹ), 102,3 (C-12), 96,9 (C-12ʹ), 94,8 (C-7), 58,3 (C-8). 3.4.2. Xác định và nhận dạng cấu trúc các hợp chất phân lập đƣợc

Hình 3.5. Cấu trúc hóa học của các hợp chất 1-3 3.4.2.1. Biện giải cấu trúc hợp chất 1 (PE30)

Hợp chất 1 phân lập đƣợc có dạng tinh thể hình kim màu trắng, có nhiệt nóng chảy 168-170oC.

Hình 3.6. Phổ 1H-NMR của hợp chất 1

Phổ 1H- NMR của hợp chất 1 cho các tín hiệu đặc trƣng của một steroid với 6 tín hiệu metyl tại δH: 1,01 (s, H-18), 0,70 (s, H-19), 1,02 (d, J=6,5 Hz, H-21), 0,85 (d, J=6,5 Hz, H-29), 0,82 (d, J=7,5 Hz, H-27) và 0,80 (d, J=7,5 Hz, H-26). Sự có mặt của nhóm -OH tại vị trí C-3 đƣợc khẳng định bởi tín hiệu của nhóm metin với

δH 3,52 (m, H-3) và một nối đôi nội vòng H 5,35 (d, J=5,0 Hz, H-6), một nối đôi ngoại vòng tại H 5,16 (dd, J=9,0, 15,5 Hz, H-22) và 5,02 (dd, J=8,5, 15,0 Hz, H- 23) tín hiệu nối đôi này cho phép khẳng định cấu trúc của hợp chất 1 không phải là

β-sitosterol. Trong đó: 1: Hợp chất 1 2: Chất chuẩn stigmasterol Hệ dung môi: A. DCM – MeOH (10:1) B. n-hexan –EtOAc (10:1)

Hình 3.7. Sắc ký đồ TLC trên silica gel 60 F254 (Merck, 20x10 cm) của hợp chất 1 và chất chuẩn stigmasterol

Mặt khác khi chấm sắc ký đối chiếu hợp chất 1 với chất chuẩn stigmasterol trên bản mỏng silica gel 60 F254 (Merck) với hệ dung môi là n-hexan –EtOAc (10:1) hiện vệt chất màu hồng trên sắc ký đồ và có Rf bằng nhau (hình 3.7). Kết quả TLC và phổ 1H-NMR cho phép khẳng định cấu trúc của hợp chất 1 là stigmasterol.

3.4.2.2. Biện giải cấu trúc hợp chất 2 (PE33)

Hợp chất 2 có dạng tinh thể màu vàng, có nhiệt nóng chảy: 313-314 ºC.

Phân tích phổ 1H-NMR của hợp chất 2 (hình 3.8) cho các tín hiệu đặc trƣng của một flavonol. Phổ 1H-NMR cho tín hiệu của 5 proton, gồm hai proton ghép cặp

meta tại δH 6,51 (1H, d, J=2,0 Hz, H-8) và 6,26 (1H, d, J=2,0 Hz, H-6) ứng với cấu trúc 5,7-dihydroxy của vòng A; 3 tín hiệu proton còn lại kiểu ABX tại δ 7,82 (1H, d,

J=2,0 Hz, H-2′), 6,99 (1H, d, J=8,5 Hz, H-5′), 7,69 (1H, dd, J=8,5 Hz, 2,0 Hz, H-6′) gợi ý vòng B có các vị trí thế tại C1′, C3′ và C4′. Sự vắng mặt tín hiệu đơn ứng với proton H-3 thuộc nhân thơm còn lại cho dự đoán có nhóm thế gắn vào vị trí C3. Mặt khác trên phổ 13C-NMR cho tín hiệu cacbon tại δC 136,7 đặc trƣng cho cấu trúc flavonol có vị trí C3 liên kết với nhóm OH.

Hình 3.8. Phổ 1H-NMR của hợp chất 2

Phổ 13C-NMR (phụ lục 3.2) và phổ DEPT (hình 3.9) cho thấy hợp chất 2

gồm 15 C thuộc nhân thơm trong đó có 10 cacbon bậc 4 và 5 nhóm metin. Tín hiệu cacbon tại δC 176,5 ppm đặc trƣng cho nhóm chức carbonyl tại C-4, 6 tín hiệu cacbon tại δC145,8, 148,3, 162,3, 164,9, 157,7 và 146,9 ppm đặc trƣng cho cacbon thuộc vòng benzen liên kết với oxy tƣơng ứng tại các vị trí C-3′, C-4′, C-5, C-7, C-9

và C-2. 5 nhóm CH đặc trƣng cho nhân thơm tại δC 94,2 (C-6), 99,1 (C-8), 115,7 (C-2′), 116,2 (C-5′) và 121,4 (C-6′) ppm.

Dữ liệu phổ NMR của hợp chất 2 trùng hợp với dữ liệu phổ của quercetin [38].

Hình 3.9. Phổ DEPT của hợp chất 2 3.4.2.3. Biện giải cấu trúc hợp chất 3 (PE31)

Hợp chất 3 có dạng bột màu nâu xám, điểm nóng chảy: 150-152 oC, có tính quang hoạt với độ quay cực [α]25D +39o (c = 0,40, MeOH).

Phổ ESI-MS của hợp chất 3 (hình 3.10) cho píc ion giả phân tử tại m/z 488,9 [M+Cl]- gợi ý công thức phân tử là C28H22O6 (M=454,1).

Hình 3.10. Phổ ESI-MS của hợp chất 3

Phổ 1H-NMR (hình 3.11) cho tín hiệu đặc trƣng của một dimer stilbenoid với các tín hiệu proton của monomer thứ nhất tại δH 7,06 (d, J=8,5 Hz, H-2ʹ & H-6ʹ),

8ʹ), 6,27 (d, 1,5 Hz, H-12ʹ), 6,19 (d, 2,0 Hz, H-14ʹ); và tín hiệu các proton của monomer còn lại tại δH 7,17 (d, J=9,0 Hz, H-2 & H-6), 6,79 (d, J=8,5 Hz, H-3 & H-5), 5,39 (d, J=6,5 Hz, H-7), 4,37 (d, J=6,5 Hz, H-8), 6,21 (t, J=2,0 Hz, H-12), 6,19 (d, J=2,0 Hz, H-10 & H-14). Hằng số tƣơng tác J=16,0 Hz giữa H-7ʹ và H-8ʹ chứng minh cấu dạng trans của nối đôi trong cấu trúc hợp chất 3.

Hình 3.11. Phổ 1H-NMR của hợp chất 3

Các phổ 13C-NMR (phụ lục 4.2) và DEPT (phụ lục 4.3) của hợp chất 3 cho tín hiệu của 28 cacbon đặc trƣng của dimer stilbenoid (gồm 2 hợp phần monomer dạng C6-C2-C6) với 11 cacbon bậc 4 (6 cacbon nhân thơm liên kết với OH có δC

158-163 ppm), 17 nhóm CH (13 nhóm CH thuộc nhân thơm; 2 nhóm CH của nối đôi ngoại vòng), một nhóm oxymetin tại δC 94,8; và một nhóm CH no thế 3 lần tại

δC 58,3).

Trên cơ sở phân tích các phổ 1

H NMR, 13C NMR (hình 3.12 A), HSQC (hình 3.12 B), ESI-MS, và so sánh chúng với các dữ liệu đã đƣợc công bố, hợp chất 3

đƣợc nhận dạng là (+)-trans-ε-viniferin. Các đặc trƣng hóa lý khác của hợp chất 3

nhƣ độ quay cực và điểm nóng chảy cũng hoàn toàn phù hợp [25]. Vị trí của carbon đƣợc xác định bằng các tƣơng tác H-C trực tiếp trên phổ HSQC hoặc gán các vị trí khi so sánh số liệu phổ ở các vị trí tƣơng ứng của hợp chất viniferin tại δC 162,8 (C- 11ʹ), 160,0 (C-11&C-13), 159,6 (C-13ʹ), 158,4 (C-4ʹ), 158,3 (C-4), 147,3 (C-9), 137,0 (C-9ʹ), 133,9 (C-1), 130,4 (C-7ʹ), 129,9 (C-1ʹ), 128,8 (C-2ʹ&C-6ʹ), 128,2 (C-

2&C-6), 123,7 (C-8ʹ), 120,1 (C-10ʹ), 116,4 (C-3ʹ&C-5ʹ), 116,3 (C-3&C-5), 107,5 (C-10&C-14), 104,4 (C-14ʹ), 102,3 (C-12), 96,9 (C-12ʹ), 94,8 (C-7), 58,3 (C-8).

Hình 3.12. Phổ 13C-NMR (A) và HSQC (B) của hợp chất 3

Bảng 3.3. Dữ liệu phổ của hợp chất 3 (500MHz-MeOD) và viniferin

C Viniferin [25] Hợp chất 13 δC* (ppm) δH (ppm) δC (ppm) HMBC (H→C) COSY 1 131,6 - 131,1 2(6) 127,9 7,17 d (9,0) 128,2 C-4 H-3(H-5) 3(5) 116,0 6,79 d (8,5) 116,3 C-4, C-7 H-2(H-6) 4 157,9 - 158,4 7 93,6 5,39 d (6,5) 94,8 C-2, C-6, C-9, C-11 8 57,0 4,37 d (6,5) 58,3 C-7, C-10, C-10 ʹ , C-9ʹ, C-9, C-11ʹ 9 147,1 - 147,4 10 106,8 6,19 d (2,0) 107,5 11 159,5 - 160,1 B C8 C7

6 C nhân thơm liên kết với OH

Tín hiệu 28xC

12 101,9 6,21 t (2,0) 102,3 13 159,5 - 160,1 14 106,8 6,19 d (2,0) 107,5 129,9 - 131,1 2ʹ (6ʹ) 128,4 7,06 d (8,5) 128,8 C-4ʹ H-3ʹ (H-5ʹ) 3ʹ(5ʹ) 116,1 6,67 d (8,5) 116,4 C-4ʹ H-5ʹ (H-3ʹ) 157,9 - 158,5 129,9 6,84 d (16,0) 130,4 C-2ʹ (C-6ʹ) H-8ʹ 123,2 6,59 d (16,0) 123,8 H-7ʹ 136,1 - 137,0 10ʹ 119,5 - 120,1 11 ʹ 162,2 - 162,8 12ʹ 96,6 6,27 d (1,5) 96,9 13ʹ 159,2 - 159,8 14ʹ 104,0 6,65 d (2,0) 104,4

*đo trong aceton

3.5. Bàn luận

Bảy lá một hoa (Paris polyphylla var. chinensis (Franch.) H. Hara) thuộc họ Trọng lâu (Trilliaceae). Bảy lá một hoa là một loài cây thảo nhiều năm, tàn lụi vào mùa đông và để lại những vết lõm trên thân rễ [20]. Ở Việt Nam, cây này tìm thấy nhiều ở Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Nội (Ba Vì), Hòa Bình, Ninh Bình [6]. Một số nghiên cứu về thành phần hóa học loài Paris polyphylla chỉ ra thành phần chủ yếu là các saponin steroid, ngoài ra có các hợp chất favonol, phenolic, đƣờng, acid amin [1,28,54]. Hoạt tính sinh học của loài Bảy lá một hoa đƣợc chỉ ra nhƣ tác dụng chống ung thƣ, điều hòa miễn dịch, cầm máu, chống oxy hóa và giảm đau [32]. Trong dân gian, thân rễ đƣợc dùng chữa rắn độc cắn và sâu bọ đốt, viêm não truyền nhiễm, viêm mủ đặc, lao màng não, hen suyễn, trị yết hầu, bạch hầu, trẻ em lên sởi có viêm phổi, quai bị, lòi dom [6]. Qua tổng quan tài liệu hiện tại trên thế giới và trong nƣớc chƣa có công bố nào về nghiên cứu

phần vỏ quả của Paris polyphylla var. chinensis (Franch.) H. Hara, đề tài của chúng tôi về “Chiết xuất, phân lập một số hợp chất từ cặn ethyl acetat vỏ quả cây Bảy lá một hoa (Paris polyphylla var. chinensis (Franch.) H. Hara) trồng ở Lào Cai” là nghiên cứu đầu tiên tiến hành định tính, chiết xuất, phân lập, tinh chế, xác định và nhận dạng cấu trúc hóa học một số hợp chất tinh khiết từ cao phân đoạn ethyl acetat của vỏ quả cây Bảy lá một hoa thu hái tại Lào Cai.

3.5.1. Về định tính

Kết quả định tính bằng các phản ứng hóa học cho thấy trong phần vỏ quả cây Bảy lá một hoa có chứa các nhóm hợp chất: saponin, flavonid, tanin, glycosid, coumarin, chất béo, caroten, sterol, đƣờng khử. Kết quả này là cơ sở cho việc chiết xuất và phân lập các hợp chất trong phần vỏ quả của cây Bảy lá một hoa.

3.5.2. Về chiết xuất

Dƣợc liệu đƣợc chiết xuất bằng phƣơng pháp chiết rắn lỏng, sử dụng dung môi ethanol 70%nhƣ đã trình bày ở trên. Phƣơng pháp này đƣợc lựa chọn vì đây là phƣơng pháp đơn giản, dễ thực hiện, dung môi ethanol dễ kiếm, rẻ tiền, ít độc, chiết đƣợc hầu hết các chất trong dƣợc liệu. Tuy nhiên dung môi này không chọn lọc nên dịch chiết ethanol chứa nhiều nhóm chất khác nhau. Vì vậy, để thuận lợi cho quá trình phân lập các hợp chất, dịch chiết ethanol từ dƣợc liệu tiếp tục đƣợc chiết lỏng lỏng thành các phân đoạn n – hexan, phân đoạn ethyl acetat, phân đoạn nƣớc.

3.5.3. Về phân lập, tinh chế và nhận dạng cấu trúc các hợp chất

Sau khi tiến hành sắc ký cột pha thƣờng và pha đảo thu đƣợc 3 hợp chất, đƣợc nhận dạng cấu trúc là: stigmasterol (1), quercetin (2), (+)-trans-ε-viniferin (3). Việc phân lập đƣợc stigmasterol, quercetin, (+)-trans-ε-viniferin phù hợp với kết quả phân tích hóa học sơ bộ bằng các phản ứng định tính trƣớc đó.

Dự tính hoạt tính sinh học 3 hợp chất đã phân lập đƣợc:

Stigmasterol là một phytosterol, có nguồn gốc chủ yếu từ dầu đậu nành, có đặc tính làm giảm sự hấp thu cholesterol trong ruột, làm giảm nồng độ cholesterol huyết thanh và lypoprotein tỷ trọng thấp (LDL) ở ngƣời mà lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) và triglycerid không bị ảnh hƣởng [46]. Stigmasterol có khả năng ức chế triiodothyronin huyết thanh (T3) và throxin (T4) tuyến giáp và tăng insulin làm hạ đƣờng huyết, giảm lipid peroxid trong gan và tăng hoạt tính của catalase, superoxid dismutase và glutathione (GSH) thấy tác dụng chống oxy hóa của stigmasterol [34].

Quercetin là một flavonol, cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ ung thƣ, chống loãng xƣơng, chống viêm, chống dị ứng, chống độc và là chất chống oxy hóa tự nhiên có nguồn gốc thực vật và thƣờng thấy trong thực phẩm và có khả năng hấp thụ các gốc tự do [13].

(+)-trans-ε-viniferin một dimer của resveratrol chủ yếu trong nho, có nhiều tác dụng có lợi, chống oxy hóa, chống viêm, phòng ngừa ung thƣ, tăng cƣờng trí nhớ và cải thiện nhận thức [23].

Mặc dù hợp chất chính đã đƣợc các nghiên cứu chỉ ra trong Bảy lá một hoa là các hợp chất saponin, tuy nhiên qua nghiên cứu này việc phân lập đƣợc 3 hợp chất stigmasterol, quercetin, (+)-trans-ε-viniferin góp phần khẳng định thêm những tác dụng dân gian đã đƣợc sử dụng từ lâu của Bảy lá một hoa.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Lần đầu tiên phân lập và xác định cấu trúc 3 hợp chất là stigmasterol (1), quercetin (2), (+)-trans-ε-viniferin (3) từ vỏ quả cây Bảy lá một hoa (Paris polyphylla var. chinensis (Franch.) H. Hara). Trong đó hợp chất 3 công bố lần đầu

Một phần của tài liệu Chiết xuất, phân lập một số hợp chất từ cặn chiết ethyl acetat vỏ quả cây bảy lá một hoa (paris polyphylla var chinensis (franch ) h hara) trồng ở lào cai (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)