Hồ Thích và ngôn ngữ viết phong trào Tân văn hóa

Một phần của tài liệu Khảo sát từ ngữ chính trị xã hội trên vài văn bản của hai cuộc vận động thời cận đại trung quốc (phong trào duy tân mậu tuất và phong trào tân văn hóa) (Trang 97 - 138)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.3.Hồ Thích và ngôn ngữ viết phong trào Tân văn hóa

Những năm đầu thế kỷ XX về phương diện ngôn ngữ viết đã có những biến đổi cách mạng, nhất là từ phong trào Tân văn hóa. Từ mô ̣t góc đô ̣ nhất đi ̣nh, thời kỳ cận đại là giai đoa ̣n mở cửa văn hóa và tự do tư tưởng chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc. Đa phần tầng lớp trí thức đã tiếp thu luồng gió tư tưởng mới bằng thái đô ̣ cởi mở và vâ ̣n dụng những điều học hỏi được vào thực tiễn sáng tác mô ̣t cách tích cực.

Trong phong trào Tân văn hóa Hồ Thích là một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn. Ông là nhân vật tiên phong với những tư tưởng chủ đạo trong phong trào Tân văn hóa cận đại. Từ năm 1905 Hồ Thích đã viết văn bằng Bạch thoại. Ông là người đề xướng và tổ chức phong trào văn hoá mới, cách mạng văn học, tuyên truyền tự do dân chủ, khoa học, đặc biệt hô hào đổi mới văn học, dùng Bạch thoại để sáng tác gây ảnh hưởng to lớn. Ngày nay ông được công nhận rộng rãi là người có những góp to lớn cho chủ nghĩa tự do và cải cách ngôn ngữ ở Trung Quốc.

Hồ Thích là mô ̣t trong những người đầu tiên truyền bá quan niê ̣m với những tác phẩm văn học phải gắn liền vớ i ngôn ngữ phổ thông, sự chú trọng bô ̣c lô ̣ tình cảm và ý thức thẩm mỹ của văn học hiê ̣n đa ̣i phương Tây vào Trung Quốc, đồng thờ i cũng là người kiên quyết dựa trên quan niê ̣m này để tiến hành xây dựng hê ̣ thống văn học Trung Quốc

Trong Văn học cải lương xô nghị文学改良刍议ông khởi xướng dùng Bạch thoại, gọi văn ngôn cổ là bán tử văn tự, coi Bạch thoại mới là đại biểu, đại diện tiến bộ của xã hội. Ông viết hàng loạt tác phẩm tập hợp trong Thưởng thí tập尝试集. Ở lờ i nói đầu của Thưởng thí tập, tập thơ bạch thoại đầu tiên của văn học Trung Quốc, Hồ Thích viết: Giải phóng tuyệt đối cho thể thơ, chính là đập vỡ tất cả những thứ gông cùm kềm kẹp sự tự do của thơ từ trước tới nay: có gì nói nấy, nên nói thế nào thì nói thế ấy. Như thế mới có thể thể hiê ̣n khả năng của văn học bạch thoại. [39, tr.119]. Lấy cảm hứng từ trường phái thơ hình tượng của Mỹ, ông tích cực dùng âm tiết tự nhiên và ngữ pháp mạch lạc của văn bạch thoại để sáng tác thơ mới. Thưởng thí tập của ông là mô ̣t thử nghiê ̣m dùng bạch thoại để biểu đa ̣t những khái niê ̣m, hình ảnh cổ điển, theo cách bình mới rượu cũ. Tuy thử nghiê ̣m này không mấy thành công, nhưng nó đã mở đường cho phong trào thơ Bạch thoại ngày mô ̣t lớn mạnh trong lịch sử văn học hiê ̣n đa ̣i. Hồ Thích đã tự nhâ ̣n xét trong lần in lại thứ tư của tâ ̣p thơ năm 1922: Bây giờ tôi xem lại thơ của tôi trong 5 năm trở lại đây, rất giống một người phụ nữ bị bó chân xong thôi không bó nữa đang nhìn lại những đôi giày của mình qua từng năm, tuy mỗi năm một to hơn, song trên mỗi đôi giày đều vẫn tanh mùi máu của thờ i bó chân năm nào [41, tr.5].

Để cải tiến văn học, cổ vũ cho việc dùng văn Bạch thoại, Hồ Thích đã đề ra tám viê ̣c phải làm: Một là viết về vật, việc rõ ràng; hai là không bắt chước người xưa; ba là phải chú ý đến văn phạm; bốn là không thương vay khóc mướn; năm là bỏ lối dùng từ cổ tối tăm vô nghĩa; sáu là không dùng điển tích điển cố; bảy là không cần đối ngẫu; tám là không tránh ngôn ngữ đời thường [40, tr.7-8]. Mô ̣t năm sau, ông đổi tám viê ̣c thành chủ nghĩa tám không, và tóm gọn quan điểm cách mạng văn học của mình trong mườ i chữ:

Văn học của quốc ngữ, quốc ngữ của văn họcchính thức đă ̣t văn bạch thoại vào vị trí ngôn ngữ chính thống của văn học Trung Quốc. [42]

Quan điểm của Hồ Thích nhận được sự cổ vũ ủng hô ̣ nhiê ̣t tình của những người đồng chí hướng đương thời như Tiền Huyền Đồng, Trần Độc Tú… Cùng với viê ̣c chú trọng thay đổi hình thức ngôn ngữ, nhiều học giả cũng đã đề xướng viê ̣c thay đổi nô ̣i dung tư tưởng.

Tuy nhiên, ý thứ c tiềm tàng trong con người và văn thơ Hồ Thích vẫn là ý thức của những giá trị truyền thống. Trong cuô ̣c Tân văn hóa cận đại, Hồ Thích đã lựa chọn phong cách giản dị dễ hiểu làm tiêu chí cho thơ. Tiêu chí này không phải do ông sáng tạo nên, mà thực chất là sự tiếp bước trào lưu thơ bạch thoại từ đời Đường, với những đa ̣i biểu ưu tú như Nguyên Chẩn, Bạch Cư Dị… Bên cạnh đó, Hồ Thích đã dùng văn bạch thoại để biểu đa ̣t những khái niê ̣m, hình ảnh cổ điển quen thuô ̣c, thâ ̣m chí có phần nhàm, trong văn học cổ Trung Hoa.

Hồ Thích và rất nhiều học giả đương thời chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng của Henrik Johan Ibsen, dựa vào tình hình Trung Quốc thời bấy giờ đã đề xuất kiện toàn chủ nghĩa: cá nhân tự cứu lấy mình; giải phóng phụ nữ - giải cứu con người; phá vỡ những giáo điều gia đình – cứu lấy trẻ em; và tự do xã hội – người người phấn đấu bình đẳng. Có rất nhiều nhà văn về cơ bản đều dựa vào những đặc điểm trên để triển khai, sáng tác văn học. Lỗ Tấn với những tác phẩm tiểu thuyết nổi tiếng cũng dựa vào những nội dung mà Hồ Thích đề ra.

Ngoài những tác phẩm phê bình lối văn hóa cũ, Hồ Thích còn có rất nhiều tác phẩm, bài phát biểu có ảnh hưởng đến thế hệ thanh niên đương thời. Ông được gọi là 青年导师thanh niên đạo sư. Mao Trạch Đông ảnh hưởng rất

sâu sắc quan điểm, tư tưởng của Hồ Thích, khi viết Tương giang bình luận湘 江评论, mỗi kỳ đều muốn gửi đến Hồ Thích.

Trước tình hình trình lịch sử, xã hội cần phải có một cuộc thay đổi trong ngôn ngữ, khi ngôn ngữ mà nhân dân thường viết, thường biết đến là Văn ngôn, nhưng chỉ có ai đi học mới biết được, và muốn nắm bắt được thứ ngôn ngữ ấy cũng phải mất hàng chục năm. Đồng thời, trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ có rất nhiều người dân mù chữ, văn học viết ra chỉ chủ yếu dành cho tầng lớp thượng lưu được học chữ, chứ không phải dành cho đại đa số quần chúng nhân dân. Do vậy, các nhà tri thức mới, các nhà văn trọng tâm xây dựng ngôn ngữ văn học Bạch thoại hiện đại. Cách mạng văn học giai đoạn Tân văn hóa nhằm chuyển đổi lối viết văn ngôn sang Bạch thoại để văn ngữ nhất thể là điều tất yếu của lịch sử. Nó là một bộ phận của công cuộc xây dựng văn hóa dân tộc hiện đại.

Công cuộc xây dựng ngôn ngữ viết mới - ngôn ngữ viết hiện đại, đáp ứng các yêu cầu của đời sống hiện đại dựa trên cơ sở những biến đổi vể văn hoá giai đoạn này. Phong trào Tân văn hóa thường được xem như cuộc vận động văn hoá lớn nhằm đưa văn hoá Trung Quốc từ phạm trù truyền thống sang hiện đại. Văn hoá hiện đại này hấp thu những giá trị cao của văn hoá đương thời (văn hoá học thuật, văn hoá chính trị... và cả những vấn đề liên quan đến lý luận). Văn hoá hiện đại với những đặc trưng vốn có đòi hỏi phải có đông đảo người dân biết chữ, phải có ngôn ngữ viết trực tiếp dựa trên ngôn ngữ nói nhằm phổ thông giáo dục, phổ biến thông tin... Trong cái tư trào ấy, ngôn ngữ viết đã được cấu trúc lại. Cuộc chiến kích động lòng người giữa Văn ngôn - ngôn ngữ viết dựa trên ngôn ngữ của các văn bản cổ và Bạch thoại - ngôn ngữ viết có truyền thống từ các thế kỷ trung đại, được nhiều người ưa thích, gần với khẩu ngữ đã có tác động đến cả xã hội. Tất nhiên, xây dựng ngôn ngữ viết mới đã đáp ứng với yêu cầu thời đại không có nghĩa là

quay lại lối viết Bạch thoại các thế kỷ trung đại. Ngôn ngữ viết Bạch thoại trung đại chỉ thích ứng với văn hoá trung đại. Ngôn ngữ viết của thời hiện đại - Bạch thoại hiện đại phải là một ngôn ngữ viết tiêu biểu và thích ứng cho văn hoá hiện đại. Các nguyên tắc xây dựng một ngôn ngữ viết mới không chỉ được vạch ra mà còn được vận dụng và mang lại những thành tựu to lớn. Cuối cùng, ngôn ngữ viết mới - Bạch thoại hiện đại đã chiếm vị trí chủ đạo và giành được những thắng lợi mang tính lịch sử. Bạch thoại hiện đại đã chiến thắng Văn ngôn.

Tiểu kết:

Có thể thấy, sự hiê ̣n diện, đổi mới trong ngôn ngữ, văn học Trung Quốc đã được tiến hành theo mô ̣t quy luâ ̣t tự nhiên tất yếu của lịch sử phát triển, cái mới manh nha trong lòng cái cũ, lớn mạnh và thay thế cho cái cũ. Quá trình này đã bắt đầu từ sự đổi mới ngôn ngữ, dẫn đến nhu cầu cấp thiết phải thay đổi về mặt tư tưởng, sau đó được tiến hành mô ̣t cách đồng bô ̣ từ cải cách hình thức biểu đa ̣t đến đổi mới nô ̣i dung trình bày.

Từ kinh nghiệm của các cuộc đổi mới trong quá khứ, lớp trí thức trong phong trào Tân văn hóa nhận thấy trước tiên phải mở mang trí óc cho quần chúng nhân dân, đưa những lớp từ chính trị - xã hội vào các văn bản, bài phát biểu hay những tác phẩm tuyên truyền, hiệu triệu. Những từ ngữ này với văn phong giản dị, gần gũi với đời sống nhân dân, đã làm cho văn học không xa rời thực tế. Từ ngữ chính trị - xã hội thời cận đại xuất hiện đa dạng và phong phú, tuy nhiên các tác giả vẫn dựa trên những truyền thống để phát triển ngôn ngữ dân tộc.

Một trong những nhà trí thức có đóng góp không nhỏ vào phong trào Tân văn hóa cận đại là Hồ Thích. Sau khi khảo sát các văn bản phong trào Tân văn hóa, cụ thể là Văn học cải lương xô nghị Quy quốc tạp cảm, luận văn nhận thấy từ đơn tiết không còn chiếm ưu thế nhiều trong văn bản cận đại. Nhiều từ đa tiết chiếm lĩnh và chủ yếu là những từ song âm tiết. Đặc biệt hơn ở giai đoạn này, do ảnh hưởng ngôn ngữ nước ngoài, với những trí thức được đào tạo và ảnh hưởng bởi văn học, tư tưởng phương Tây nên xuất hiện nhiều từ ngoại lai.

Sự biến đổi, phát triển trong bộ phận từ ngữ chính trị - xã hội không những cho thấy sự biến chuyển của hệ thống từ ngữ nói chung và từ vựng, ngữ nghĩa nói riêng, mà còn giúp nhận rõ bối cảnh xã hội ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử Trung Quốc giai đoạn đầu thế kỷ XX.

KẾT LUẬN

Mốc mở đầu thời kỳ cận đại Trung Quốc là chiến tranh nha phiến (1840) và kết thúc bằng cuộc vận động Ngũ Tứ (1919). Trong thời gian gần 80 năm, Trung Quốc vừa phải đối mặt với các thế lực tư bản ngoại bang, vừa phải đối mặt với thể chế chính trị phong kiến nhà Thanh đang trên đà suy thoái, cản trở bước tiến của lịch sử. Các sự kiện thời cận đại khiến Trung Quốc cũng ít nhiều chịu sự tác động của nước ngoài một cách trực tiếp hoặc gián tiếp về nhiều mặt như: kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, tư tưởng... Sự thất bại liên tiếp của Trung Quốc trước các thế lực ngoại bang lớn mạnh cả về khoa học, kỹ thuật, chính trị, ngoại giao,... là một bài học lịch sử đánh thức lòng tự trọng dân tộc của người Trung Quốc. Sự tiếp xúc với văn hóa, văn minh phương Tây, những tư tưởng mới, khoa học tiên tiến mang đến cho Trung Quốc một làn gió mới, một luồng sinh khí mới, một vận hội lịch sử mới để cải cách và duy tân.

Ở Việt Nam, cho đến nay tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, tiếng Hán và sự ảnh hưởng của tiếng Hán đối với tiếng Việt, nhưng trên phương diện ngôn ngữ, nghiên cứu cụ thể về từ ngữ chính trị - xã hội trên các văn bản thời cận đại Trung Quốc chưa nhiều. Vì vậy, nghiên cứu về ngôn ngữ Trung Quốc là rất cần thiết. Xét về phạm vi thì việc nghiên cứu các hệ thuật ngữ không phải là mới, nhưng đề tài nghiên cứu về từ ngữ chính trị - xã hội trên văn bản thời cận đại Trung Quốc là mới. Việc nghiên cứu này không chỉ giúp chúng ta hiểu thêm về văn hóa, lịch sử, mà còn hiểu thêm về ngôn ngữ của dân tộc Trung Hoa.

Đứng từ góc độ của một người Việt Nam học tiếng Hán bước đầu nghiên cứu về từ ngữ, để có sự hiểu biết sâu sắc hơn tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát từ chính trị - xã hội trên các văn bản bằng tiếng Hán là: Luận học hội, Luận báo quán hữu ích vu quốc sự của Lương Khải Siêu; Văn học

cải lương xô nghị, Quy quốc tạp cảm của Hồ Thích. Thông qua việc nghiên cứu từ ngữ chính trị - xã hội trong các văn bản cận đại Trung Quốc, chúng ta thấy được tư tưởng của các trí thức, những nhà yêu nước đương thời và tầm quan trọng của việc sử dụng từ ngữ chính trị - xã hội mang ý nghĩa thời đại sâu sắc. Bên cạnh đó còn thấy được thuật ngữ chính trị - xã hội chính là một bộ phận quan trọng của văn hóa và ngôn ngữ, thể hiện được hàm ý tiếng Hán trong văn hóa Trung Hoa, do đó thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu các thuật ngữ chính trị - xã hội trong nghiên cứu ngôn ngữ học. Hơn nữa, sự xuất hiện của từ ngữ chính trị - xã hội không chỉ thúc đẩy sự phát triển về khoa học chính trị, xã hội nhân văn Trung Quốc, mà còn có sự ảnh hưởng không nhỏ đến ngôn ngữ tiếng Việt.

Mặc dù các kết quả khảo sát của luận văn chỉ mang tính tương đối nhưng ít nhiều sẽ có giá trị và hữu ích cho việc nghiên cứu ngôn ngữ, từ ngữ chính trị - xã hội. Đặc biệt đây cũng sẽ là một tài liệu thiết thực và hữu ích cho các thầy cô giáo, các học sinh, sinh viên nghiên cứu, học tập tiếng Việt và tiếng Hán nói riêng, nghiên cứu ngôn ngữ nói chung. Đồng thời giúp cho người học hiểu rõ hơn về từ chính trị - xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng tiếng Hán, và có thể dễ dàng nhận biết chúng trong quá trình học.

Trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ dừng lại ở việc bước đầu tìm hiểu những từ ngữ chính trị - xã hội giai đoạn cận đại Trung Quốc, qua một số tác phẩm của Lương Khải Siêu và Hồ Thích.

Trong quá trình hoàn thành luận văn, do hạn chế về thời gian, trình độ của bản thân cũng như nguồn tài liệu nên luận văn chỉ cung cấp được một số kiến thức về thuật ngữ chính trị - xã hội, cũng như chỉ đưa ra được một số minh chứng cho đề tài nghiên cứu của mình. Do là một người nước ngoài nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hóa Trung Quốc - một quốc gia có lịch sử lâu đời, nên tác giả chưa thể nghiên cứu thấu đáo về mọi mặt của vấn đề nên luận

văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả luận văn rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để luận văn có thể được hoàn thiện hơn. Tác giả luận văn cũng hi vọng rằng, từ những đóng góp quý báu của các thầy cô, tác giả sẽ phát triển hoàn thiện đề tài này ở những công trình nghiên cứu sâu hơn, với tầm cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. A.M.Rumiantxep (chủ biên) (1986), Chủ nghĩa cộng sản khoa học từ điển, Nxb Sự thật, Hà Nội.

2. Nguyễn Tài Cẩn (1979), Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Khảo sát từ ngữ chính trị xã hội trên vài văn bản của hai cuộc vận động thời cận đại trung quốc (phong trào duy tân mậu tuất và phong trào tân văn hóa) (Trang 97 - 138)