Một vài nhận xét về từ ngữ chính trị xã hội trong phong trào Tân

Một phần của tài liệu Khảo sát từ ngữ chính trị xã hội trên vài văn bản của hai cuộc vận động thời cận đại trung quốc (phong trào duy tân mậu tuất và phong trào tân văn hóa) (Trang 91 - 97)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Một vài nhận xét về từ ngữ chính trị xã hội trong phong trào Tân

Tân văn hóa

Trung Quốc cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX thực sự là giai đoa ̣n mở cửa văn hóa và tự do tư tưởng chưa từng có trong lịch sử. Đa phần tầng lớp trí thức đã tiếp thu luồng gió tư tưởng mới bằng thái đô ̣ cởi mở và vâ ̣n dụng những điều học hỏi được vào thực tiễn sáng tác mô ̣t cách tích cực. Cùng với viê ̣c chú trọng thay đổi hình thức ngôn ngữ, nhiều học giả cũng đã đề xướng viê ̣c thay đổi nô ̣i dung tư tưởng văn học. Bởi cải cách thay đổi tư tưởng quan trọng hơn nhiều lần so với cải cách ngôn ngữ. Tuy nhiên, một quốc gia có lịch sử văn hóa lâu đời như Trung Quốc thì việc thay đổi về tư tưởng, ngôn ngữ không phải là điều dễ dàng. Vì vậy, đòi hỏi các trí thức thời đại này phải có trình độ, có những sự sáng tạo mang tính đột phá, những sáng tác mang tính thực tiễn, đồng thời phải mạnh dạn vay mượn những thành quả văn học nước ngoài, mới có thể làm nên những điều kì diệu trong lịch sử.

Thời cận đại Trung Quốc, văn Bạch thoại trở thành công cụ ngôn ngữ truyền bá tri thức, giao lưu tư tưởng quan trọng thời bấy giờ. Có thể thấy, sự hiê ̣n đa ̣i hóa trong văn học Trung Quốc đã được tiến hành theo mô ̣t quy luâ ̣t tự nhiên tất yếu của lịch sử phát triển, cái mới manh nha trong lòng cái cũ, lớn mạnh và thay thế cho cái cũ. Quá trình hiê ̣n đa ̣i hóa đã bắt đầu từ hiê ̣n đa ̣i hóa ngôn ngữ, dẫn đến nhu cầu cấp thiết phải hiê ̣n đa ̣i hóa tư tưởng, sau đó được

tiến hành mô ̣t cách đồng bô ̣ từ cải cách hình thức biểu đa ̣t đến đổi mới nô ̣i dung trình bày.

Nếu như ở Duy Tân Mậu Tuất chúng ta vẫn bắt gặp dấu ấn của Hán văn cổ đại, thì trong Tân văn hóa các văn bản đã dần đổi mới về nội dung và hình thức, làm cho ngôn ngữ trở nên dễ hiểu hơn... Trước đây, cách nhận diện rõ rệt để phân biệt Hán văn cổ đại là việc sử dụng một hệ thống hư từ rất phong phú, có quy định nghiêm ngặt về cách sử dụng, nói tới 之chi, hồ,者 giả,

dã, trong cú pháp, là nói đến văn ngôn. Việc xuất hiện các hư từ này là một trong những tiêu chí quan trọng để nhận diện Hán văn cổ. Qua các tác phẩm khảo sát của Lương Khải Siêu trong phong trào Duy Tân Mậu Tuất:

Luận học hội, Luận báo quán hữu ích vu quốc sự chúng ta vẫn nhận diện được những dấu ấn của Hán văn cổ trong cách sử dụng cú pháp. Tuy nhiên, lúc này các tác phẩm nói chung dù vẫn còn dấu ấn của Hán văn cổ nhưng đều có sự tiếp nhận của các từ ngữ mới, sử dụng cú pháp mới, các thành phần câu được mở rộng, câu văn dài và mạch lạc... Sang đến phong trào Tân văn hóa, các tác phẩm Văn học cải lương xô nghị Quy quốc tạp cảm của Hồ Thích, văn học thời cận đại đã có sự thay đổi rõ rệt với sự đổi mới nội dung và hình thức ngôn ngữ văn học, làm cho ngôn ngữ trở nên gần gũi, dễ hiểu với nhân dân.

Trách nhiê ̣m hiê ̣n đa ̣i hóa văn học Trung Quốc đã được lịch sử giao phó cho lớ p trí thức sau cách mạng Tân Hợi: Trần Độc Tú, Lý Đa ̣i Chiêu, Hồ Thích... Từ kinh nghiê ̣m thất bại của những cuô ̣c đổi mới trong quá khứ, lớp trí thức mới này nhâ ̣n thấy trước tiên phải tiến hành viê ̣c mở mang trí óc cho quần chúng, rồi trên cơ sở lập nhân mớ i bắt đầu lập quốc. Mấu chốt trong sự nghiê ̣p hiê ̣n đa ̣i hóa Trung Quốc chính là yếu tố con người. Phương pháp dùng văn học để cải tạo con người – văn học cứu nước – được đề ra từ trước

vẫn nhâ ̣n được sự ủng hô ̣ rô ̣ng rãi, hơn nữa trong thời đa ̣i này nó còn mang tính thực tiễn và được tiến hành trên thực tế chứ không chỉ tồn tại bằng lý thuyết suông. Sự tích cực dịch và phổ biến các tác phẩm văn học nước ngoài đã góp phần quan trọng trong viê ̣c hiê ̣n đa ̣i hóa văn học Trung Quốc. Các đặc điểm của Bạch thoại trong phong trào Tân văn hóa cận đại lấy khẩu ngữ làm nền tảng tức là ngôn ngữ viết dựa trên ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết phải được đa số quần chúng nhân dân hiểu được, lối viết dựa vào ngôn ngữ nói được thể hiện trong nhiều lĩnh vực của văn học. Lối viết Âu hóa trở thành lối viết phổ biến trong văn Bạch thoại Tân văn hóa thời cận đại. Lối viết này thể hiện ở sự sáng tạo nhiều từ phức trong văn bản, dùng nhiều câu phán đoán mở rộng các mệnh đề, dùng các thức biểu thị khả năng và bị động cũng như các ký hiệu chấm câu theo lối phương Tây, dùng câu có nhiều thành phần. Hệ thống đại từ nhân xưng và danh từ mới được xuất hiện...

Sự xuất hiê ̣n của các trí thức – đa phần đều du học nước ngoài hoă ̣c tốt nghiê ̣p từ các trường đa ̣i học nổi tiếng trong nước cũng phản ánh những ý thức tư tưởng hiê ̣n đa ̣i của phương Tây vào các tác phẩm Trung Quốc. Tuy các tác phẩm của các nhà văn lớn thời kỳ này mang đâ ̣m hơi hướng phương Tây, nhưng ở tầng sâu hơn, vẫn có thể thấy được huyết mạch của văn học truyền thống.

Ngôn ngữ thời kỳ Tân văn hóa cận đại được xem là Bạch thoại Âu hóa, trong đó nhờ cách viết này mà ngôn ngữ viết mới có khả năng diễn đạt tư duy logic, có thể biểu thị được các khái niệm khoa học, có nhiều thuật ngữ chính trị - xã hội hiện đại được tiếp nhận, được dịch trực tiếp từ phương Tây hoặc được vay mượn một cách sáng tạo. Viê ̣c học hỏi vay mượn ấy cũng không thể hình dung như mô ̣t quá trình thay thế một cách đơn thuần từ ngôn ngữ phương Tây sang phương Đông mà nó là quá trình lựa chọn và thử nghiê ̣m, là quá trình hấp thu và dung nạp từ ngữ. Từ chính trị - xã hội thời kỳ Tân văn

hóa cận đại xuất hiện với nhiều từ và chủ yếu là những từ đa tiết, trong đó từ song âm tiết chiếm đa số trong văn bản

Đoạn 1: 胡适 - 归国杂感 - 1918年 (Hồ Thích – Quy quốc tạp cảm, năm 1918)

所以学校只管多,教育只管兴,社会上的工人、伙计、账房、警 察、兵士、农夫…… 还只是用没有受过教育的人。社会所需要的是做事 的人才,学堂所造成的是不会做事又不肯做事的人才,这种教育不是亡 国的教育吗?

(Sở dĩ học hiệu chỉ quản đa, giáo dục chỉ quản hưng, xã hội thượng

đích công nhân, hỏa kế, trƣớng phòng, nông phu… hoàn chỉ thị dụng một hữu thụ qua giáo dục đích nhân. Xã hội sở nhu yếu đích thị tố sự đích nhân tài, học đƣờng sở tạo thành đích thị bất hội tố sự hựu bất khẳng tố sự đích nhân tài, giá chủng giáo dục bất thị vong quốc đích giáo dục ma?)

Đoạn 2: 胡适 - 文学改良诌议 - 1917 年 (Hồ Thích – Văn học cải lương xô nghị, năm 1918)

今之谈文学改良者众矣,记者末学不文,何足以言此?然年来颇于 此事再四研思,辅以友朋辩论,其结果所得,颇不无讨论之价值。因综 括所怀见解,列为八事,分别言之,以与当世之留意文学改良者一研究 之

(Kim chi đàm văn học cải lƣơng giả chúng hĩ, kí giả mạt học bất văn,

hà túc dĩ ngôn thử? Nhiên niên lai pha vu thử sự tại tứ nghiên tư, phụ dĩ hữu bằng biện luận, kì kết quả sở đắc, pha bất vô thảo luận chi giá trị. Nhân

tổng quát sở hoài kiến giải, liệt vị bát sự, phân biệt ngôn chi, dĩ dữ đương thế chi lưu ý văn học cải lƣơng giả nhất nghiên cứu chi)

Những từ in đậm trong hai đoạn văn bản trên của Hồ Thích là những từ chính trị - xã hội. Đoạn 1 có 83 từ, trong đó có 17 từ chính trị - xã hội và đều là từ song tiết, chiếm 20,48%. Đoạn 2 có 10 từ đa tiết là từ chính trị - xã hội trên 82 từ chiếm 12,19%. Trong đó có 08 từ là từ song âm tiết và 02 từ là từ ba âm tiết.

Có thể nói, số lượng từ chính trị - xã hội xuất hiện trong văn bản trong phong trào Tân văn hóa là nhiều, sự xuất hiện đa dạng. Nhiều từ chính trị - xã hội mang những khái niệm mới như: 记者 kí giả; 见解 kiến giải; 研究 nghiên cứu; 工人 công nhân; 伙计 hỏa kế; 账房 trướng phòng; 警察cảnh sát;…

Mặc dù chịu ảnh hưởng từ những nhân tố bên ngoài nhưng Trung Quốc không mượn toàn bộ ngôn ngữ nước ngoài mà còn có những biến đổi tự thân trong ngôn ngữ. Chính sự tương tác giữa cách sử dụng ngôn ngữ truyền thống và nhu cầu học hỏi từ, ngữ của nước ngoài giai đoạn này, Trung Quốc đã giải phóng ngôn ngữ khỏi quy cách ước lệ, để tìm cách tự biến đổi mình, đã làm nên ngôn ngữ cận đại. Vì vậy, bên cạnh những từ mới, chúng ta còn bắt gặp những từ cũ nhưng mang nghĩa mở rộng hơn hoặc có nghĩa thay đổi như:

Cách mạng 革命: Nguồn gốc từ câu: Thang Vũ cách mạng (Kinh Dịch) chỉ sự thay đổi mệnh trời, đến thời cận đại dùng với nghĩa dùng để chỉ cuộc biến đổi lớn trong xã hội; hoặc cuộc biến đổi nhằm làm thay đổi lớn, theo chiều hướng tiến bộ, trong lĩnh vực nào đó.

这七年之中,中国已经革了三次的命,朝代也换了几个了

Giáo dục教育: Nghĩa trước đây chỉ sự dạy dỗ, nuôi dưỡng, nay dùng với nghĩa dạy dỗ, đào tạo con người

列位且自己想想看,这样的教育,造得出怎么样的人才?

(Liệt vị thả tự kỉ tưởng tưởng khán, giá dạng đích giáo dục, tạo đắc

xuất chẩm ma dạng đích nhân tài?)

Có thể nói, so với thời đa ̣i trước, các nhà cải cách thời kỳ này đã có cái nhìn mang tính quốc tế đối với viê ̣c đổi mới ngôn ngữ, đổi mới văn học. Họ không quá kỳ vọng vào sự vâ ̣n đô ̣ng tự thân để đổi mới của văn học truyền thống, mà quyết định dùng văn học nước ngoài để nhanh chóng thay đổi cho văn học cũng như ngôn ngữ nước nhà. Quy mô và sự ảnh hưởng của phong trào dịch thuâ ̣t trong đợt vâ ̣n đô ̣ng này lớn hơn bất cứ thời kỳ nào trước đó, giúp văn học Trung Quốc có thêm sức mạnh thoát khỏi sự trói buô ̣c của văn học truyền thống, hướng tới cải cách và phát triển. Ngoài việc giới thiê ̣u văn học thế giới đến với đông đảo bạn đo ̣c trong nước, thời kỳ này không thể không kể đến những từ ngoại lai trong các tác phẩm của Hồ Thích như: 风琴

phong cầm (accordeon); 扑克Poker; 麦克Mark; 费舒特Fichte; 作玛志尼

Mazzini; 日耳曼 Germani; 突厥 Turkey; 但丁 Dante; 路得 Luther; 迭更司

Charles John Huffam Dickens;司各脱John Duns Scotus;...

Cách mạng văn hóa triệt để chống lại văn hóa phong kiến, nâng cao nhận thức của nhân dân, đổi mới nội dung và hình thức của đời sống văn hóa. Cuộc vận động chống văn ngôn, đề xướng Bạch thoại đã tạo nên sự giải phóng lớn trong hình thức ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ văn học trở nên dễ hiểu với nhân dân. Đó là bước then chốt của tiến trình hiện đại hóa văn hóa,

văn học, ngôn ngữ viết. Đồng thời khiến cho ngôn ngữ viết gắn liền với ngôn ngữ nói, thật sự làm cho văn ngữ nhất thể.

Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đối với ngôn ngữ, văn học Trung Quốc vô cùng rõ nét. Những từ ngữ chính trị - xã hội đã biểu đạt những khái niê ̣m mới, những hiện tượng cổ điển và hiện đại, gần gũi với đời sống, nhằm mở đường cho công cuộc giải phóng dân tộc trước kìm kẹp của xã hội phong kiến, sự áp bức của thực dân phương Tây.

Một phần của tài liệu Khảo sát từ ngữ chính trị xã hội trên vài văn bản của hai cuộc vận động thời cận đại trung quốc (phong trào duy tân mậu tuất và phong trào tân văn hóa) (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)