Giai đoạn 2000 – 2007

Một phần của tài liệu Chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán (Trang 37 - 43)

Chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán giai đoạn 2000 – 2007 đánh dấu sự ra đời của thị trường chứng khoán nên việc chuyển nhượng cổ phiếu đã được thực hiện một cách dễ dàng, đặc biệt là cổ phiếu OTC đã được cải thiện. Tính thanh khoản của cổ phiếu ngân hàng được cải thiện một cách rõ rệt, các nhà đầu tư bắt đầu quan tâm nhiều đến cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần đang có niêm yết trên thị trường chứng khoán hơn. Nhất là những ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động kinh doanh tốt, quản lý tài sản có hiệu quả và đa dạng hóa các danh mục đầu tư.

Đặc biệt, các cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín và ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam luôn được các nhà đầu tư quan tâm, ưu ái và là một trong những cổ phiếu tốt trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh.

Chính sách cổ tức của ngân hàng thương mại cổ phần trong giai đoạn này đã xuất hiện hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu hay cổ phiếu thưởng của các ngân hàng thương mại cổ phần như ngân hàng Á châu, ngân hàng Sài gòn thương tín, ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam … nhằm cải thiện tính thanh khoản của cổ phiếu, gia tăng thu nhập cho các cổ đông tránh áp lực cho ban điều hành. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu trong năm 2004 chia cổ tức là 36,7% trong đó tỷ lệ chia bằng tiền mặt là 12% trên mệnh giá và 24,7% trên số lượng cổ phiếu, năm 2005 chia cổ tức là 28% trong đó tỷ lệ chia bằng tiền mặt là 12% trên mệnh giá và 16% trên số lượng cổ phiếu. Năm 2006, ACB chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông với tỷ lệ là 30% trên số lượng cổ phiếu. Trong khi đó, ngân hàng thương

mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam đến năm 2003, 2004 Eximbank bắt đầu hồi phục và sau đó lớn mạnh, thoát khỏi sự kiểm soát đặc biệt của Nhà nước. Vào thời điểm đó, Eximbank đứng trên bờ vực phá sản, nhưng sau đó đã tái cấu trúc thành công, bắt đầu hoạt động có lãi và chia cổ tức bằng tiền mặt 3,1% vào năm 2005 sau những năm hoạt động có lợi nhuận và 15,23% tỷ lệ chia cổ tức bằng cổ phiếu nhưng chỉ áp dụng cho các cổ đông có cổ phiếu phát hành trước ngày 31/12/2004. Năm 2006, Eximbank chia cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông với tỷ lệ 55% trên số lượng cổ phiếu.

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ chia cổ tức của các ngân hàng ACB, Eximbank và Sacombank 2000-2007 (Đvt: %) 0 10 20 30 40 50 60 2003 2004 2005 2006 2007 ACB Eximbank Sacombank

Nguồn: Bảng cáo bạch của các ngân hàng thương mại ACB, Sacombank, Eximbank.

Chính sách cổ tức lúc này cũng đã được linh động hơn, các nhà đầu tư đã bắt đầu quan tâm đến nguồn vốn phát triển doanh nghiệp, ít quan tâm đến tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt, không yêu cầu các ngân hàng chi trả cổ tức cao như giai đoạn trước đây, khuyến khích các ngân hàng thương mại cổ phần hạn chế trả bằng tiền mặt nhằm cơ cấu nguồn vốn. Do đó chính sách cổ tức bằng cổ phiếu được ưa chuộng và ưu tiên phát triển, tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt thời kỳ này thấp. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu trong giai đoạn này vừa chi trả cổ tức một phần tiền mặt cho các cổ đông theo một mức tượng trưng và chi trả cổ tức một phần lớn bằng cổ phiếu để tăng nguồn vốn điều lệ. Với tỷ lệ chi trả cổ tức là 36,7% trong

đó tỷ lệ chi bằng tiền mặt là 12% trên mệnh giá cổ phiếu và tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu trong năm 2004 là 24,7% tương đương số tiền trên 118 tỷ đồng và phát hành cổ phần cho ngân hàng Standard Charterd hơn 348 tỷ đồng bổ sung vào vốn điều lệ ngân hàng. Năm 2005 ngân hàng tỷ lệ chi trả cổ tức cho cổ đông là 28% trong đó 12% trên mệnh giá cổ phiếu là tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt và 16% trên số lượng cổ phiếu chia cổ tức bằng cổ phiếu tiếp tục bổ sung vào vốn điều lệ trên 152 tỷ đồng.

Ngày 21/11/2006 ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, giá đóng cửa trong phiên giao dịch là 135.000 đồng/ cổ phiếu trong khi đó mệnh giá của cổ phiếu ngân hàng này là 10.000 đồng/cổ phiếu. Năm 2006 ACB cũng tiếp tục chia cổ tức cao cho các cổ đông nhưng chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30% trên mệnh giá cổ phiếu bổ sung vào vốn điều lệ trên 330 tỷ đồng nhằm cơ cấu nguồn vốn và đầu tư kinh doanh và những dự án có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao. Để có được một tỷ lệ chia cổ tức cao như vậy ngân hàng thương mại cổ phần Á châu đã kiểm soát chặt chẽ rủi ro thanh khoản và thận trọng trong việc quản trị thanh khoản không sử dụng nguồn vốn huy động trong ngắn hạn để tài trợ cho các khoản vay trung, dài hạn.

Trong khi đó chính sách cổ tức của Sacombank trong giai đoạn này khác biệt với ACB và Eximbank. Năm 2003, Sacombank chia cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông với tỷ lệ 13% trên mệnh giá cổ phiếu và không chia cổ tức bằng cổ phiếu. Năm 2004, 2005 tiếp tục chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cố định là 14% trên mệnh giá cổ phiếu và không chia thêm cổ tức bằng cổ phiếu. Tuy nhiên, ngày 12/07/2006 khi chỉ số điểm của VN-Index trên thị trường chứng khoán là 502,08 điểm, ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín tham gia vào niêm yết trên thị trường giao dịch chứng khoán đến năm 2006 với giá đóng cửa lúc cuối phiên giao dịch ngày đầu tiên là 78.000 đồng/cổ phiếu, trong khi đó mệnh giá cổ phiếu là 10.000đồng/ cổ phiếu. Việc cổ phiếu của ngân hàng thương sài gòn thương tín được niêm yết trên thị trường chứng khoán có giá cao hơn so với mệnh giá cổ phiếu nên

Sacombank đã quyết định chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10:1 trên số lượng cổ phiếu cho các cổ đông. Khi chia cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông đã làm giá trị cổ phiếu của ngân hàng bị pha loãng đi khi giao dịch trên thị trường chứng khoán làm cho giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tại phiên giao dịch đóng cửa thời điểm chốt quyền được hưởng cổ tức vào ngày 13/10/2006 là 64.500 đồng/ cổ phiếu. Mặc dù giá trị cổ phiếu có phần giảm sút trước đó nhưng vào thời điểm này tính thanh khoản của cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín được đánh giá cao và giá trị của cổ phiếu cao hơn rất nhiều so với mệnh giá của cổ phiếu nên các cổ đông lúc này rất ưa thích hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Bên cạnh đó, chỉ số VN-Index đạt 525,93 điểm cũng đang tăng nên việc chi cổ tức bằng cổ phiếu lúc này rất được các cổ đông đồng tình.

Qua biểu đồ ta nhận thấy trong năm 2007 chính sách cổ tức của ngân hàng ACB rất cao so với Eximbank và Sacombank. Với tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu đạt 44,49% nên cổ tức của ACB được chia với tỷ lệ là 55% nhưng không chi trả cổ tức bằng tiền mặt mà chi trả cổ tức bằng hình thức cổ phiếu tức là cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được quyền mua thêm 55 cổ phiếu với giá mua là 15.000đồng/ cổ phiếu mới nhằm tiếp tục bổ sung thêm vốn điều lệ hơn 1.472 tỷ đồng và phát hành cổ phiếu thưởng 25 tỷ đồng cho nhân viên bằng cổ phiếu. Vào ngày 11/09/2008, giá trị của cổ phiếu ACB không giảm mà tăng giá trị cổ phiếu khớp lệnh lúc đóng cửa là 57.600 đồng/ cổ phiếu. Chỉ số VN-Index giảm liên tục nhưng cổ phiếu ngân hàng ACB với hoạt động kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận trước thuế đạt 2.127 tỷ đồng của năm 2007 với vốn chủ sở hữu là 6.258 tỷ đồng. Ngân hàng ACB đã thực sự thu hút được quan tâm của rất nhiều các cổ đông khi đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng. Trong khi đó, Sacombank tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu đạt 25,64%, cổ tức được chia tỷ lệ là 15% (tương đương tỷ lệ 20:3) nghĩa là cứ sở hữu 20 cổ phiếu thì nhận được 03 cổ phiếu. Số cổ phiếu nhận cổ tức không chia hết cho 20 sẽ được nhận bằng tiền mặt, theo đó 01 cổ phiếu sẽ nhận cổ tức là 1.500 đồng. Lợi nhuận của Sacombank trong năm 2007 chỉ đạt được lợi nhuận sau thuế là 1.397 tỷ đồng. Khi chính sách cổ tức của ngân hàng

Sacombank chia thưởng bằng cổ phiếu giá trị cổ phiếu của Sacombank tăng liên tục từ 21.600 đồng/ cổ phiếu lên 29.600 đồng/ cổ phiếu, chỉ số VN-Index lúc này chỉ đạt 445.59 điểm chỉ có xu hướng đi ngang nhưng giá trị cổ phiếu của ngân hàng Sacombank không giảm mà còn tăng liên tục. Với chính sách cổ tức bằng cổ phiếu đã làm cho tâm lý của các cổ đông rất hưng phấn và một kế hoạch kinh doanh có hiệu quả đã làm cho giá trị cổ phiếu của ngân hàng tăng lên đáng kể. Ngân hàng Eximbank trong giai đoạn này chưa tham gia niêm yết lên sàn giao dịch chứng khoán, tuy nhiên ngân hàng Eximbank vẫn thực hiện lợi nhuận sau thuế là 463 tỷ đồng đạt tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu đạt 11,26%, cổ tức được chia tỷ lệ là 14% trên mệnh giá (tương đương tỷ lệ 100:14) nghĩa là cứ sở hữu 100 cổ phiếu thì nhận được 14 cổ phiếu. Số cổ phần lẻ sẽ được bán thông qua công ty chứng khoán theo giá thị trường và trả lại bằng tiền mặt cho các cổ đông theo phần tương ứng nhằm tiếp tục bổ sung thêm vốn điều lệ hơn 387 tỷ đồng.. Chính sách cổ tức bằng cổ phiếu lúc này rất được ưa chuộng, các cổ đông quan tâm đến việc sở hữu thêm cổ phần để giao dịch trên thị trường chứng và hưởng phần chênh lệch giá trị của cổ phiếu hơn là nhận cổ tức bằng tiền mặt.

Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán mới ra đời đã chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, các nhà đầu tư mất dần niềm tin vào một số hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính sách chi trả cổ tức bằng cổ phiếu kèm chi trả cổ tức một phần tiền mặt và cổ tức bằng cổ phiếu thưởng của ACB, Sacombank, Eximbank nhằm tăng vốn điều lệ ngân hàng đã tạo niềm tin và thuyết phục các cổ đông tiếp tục gắn bó lâu dài với ngân hàng. Do đó, các ngân hàng thương mại cổ phần cần phải sử dụng vốn hiệu quả, những dự án đầu tư phải được tính toán kỹ lưỡng và có chiều sâu.

Ngoài ra tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng được kiểm soát chặt chẽ và luôn được duy trì ở mức trên dưới 0,5% ở các ngân hàng thương mại cổ phần Á châu, ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn thương tín, ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam. Các chỉ số về lợi nhuận được duy trì ở mức tốt và vốn

điều lệ vẫn tăng trưởng cao. Đến năm 2006 vốn điều lệ của ngân hàng ACB là hơn 1.100 tỷ đồng, tăng trưởng 16%, tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu 30,56% của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương tín tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu là 16,38% với vốn điều lệ 2.089 tỷ đồng và của ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu là 13,28% với vốn điều lệ 1.212 tỷ đồng.

Bảng 2.2: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE) của các ngân hàng (đvt: %) Ngân hàng Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 ACB 25,13 23,49 30,15 23,32 30,56 44,49 STB 18,31 18,09 18,78 16,47 17,41 25,64 SHB - - - - - 27,1 EIB - - - 2,53 13,28 11,26

Nguồn: Bảng cáo bạch của các ngân hàng thương mại ACB, Sacombank, Eximbank, SHB.

Trong những năm 2004 – 2007 với những chính sách phát triển thị trường chứng khoán ra đời đã làm cho thị trường chứng khoán nhanh chóng phát triển các ngân hàng thương mại cổ phần đã huy động một lượng vốn khổng lồ từ thị trường trong nước và các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Các ngân hàng thương mại cổ phần đã tận dụng cơ hội này một cách có hiệu quả để tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên việc huy động vốn dễ dàng trên thị trường chứng khoán đã làm cho các ngân hàng thương mại cổ phần đã sử dụng vốn huy động không hiệu quả hơn so với giai đoạn trước đây. Các ngân hàng thương mại cổ phần đã đi vào đầu tư lĩnh vực đa ngành như góp vốn thành lập công ty chứng khoán, công ty bất động sản hay tham gia vào đầu tư tài chính… như ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu thành lập các công ty con: công ty cho thuê tài chính ngân hàng Á châu, công ty chứng khoán ACB, công

ty quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng Á Châu, công ty TNHH quản lý quỹ ACB. Hay ngân hàng thương mại cổ Sài gòn thương tín cũng tham gia vào đầu tư bằng cách thành lập các công ty con như: công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (SBA), công ty Kiều hối ngân hàng Sài gòn thương tín (SBR), công ty cho thuê tài chính ngân hàng Sài gòn thương tín (SBL), công ty vàng bạc đá quý ngân hàng Sài gòn thương tín (SBJ), công ty thương mại và công nghệ Sài gòn thương tín (STB tech), công ty cổ phần địa ốc Sài gòn thương tín (Sacomreal), công ty cổ phần đầu tư Sài gòn thương tín (SacomInvest), công ty cổ phần giao dịch hàng hóa Sài gòn thương tín (STE), công ty cổ phần kho vận Sài gòn thương tín (STL), công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng Sài gòn thương tín (SBS)…

Một phần của tài liệu Chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán (Trang 37 - 43)