7. Bố cục đề tài
2.3.3 Nguyên nhân hạn chế
Hệ thống các chợ đã và đang có sự đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định trong những năm qua, tuy nhiên hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập cần sự cố gắng của các cấp, các ngành, của cộng đồng tập trung giải quyết:
Về phía ban quản lý các chợ: không thường xuyên cập nhật các văn bản, chính sách pháp luật của nhà nước cũng như việc phổ biến các văn bản đến các hộ xã viên, các thương nhân kinh doanh tại chợ. Vì vậy tại các chợ vẫn còn có những sai phạm xảy ra.
- Công tác đào tạo, nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác quản lý chưa được chú trọng.
- Về phía các cơ quan QLNN:
+ Công tác thanh tra, kiểm tra vẫn chưa nghiêm ngặt và đem lại hiệu quả.
+ Việc xử lý các sai phạm cũng chưa đảm bảo tính răn đe, xử lý xong sai phạm vẫn tái diễn.
Tóm lại, hiện nay có thể thấy hệ thống chợ trên đại bàn tỉnh Bình Định chưa đem lại hiệu quả về kinh tế cũng như về công tác quản lý từ phía cơ quan nhà nước.Song song đó chất lượng dịch vụ vẫn còn kém chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ cho người dân cũng như chưa đáp ứng được mong muốn của các tiểu thương kinh doanh trong chợ.Vì vậy, để giải quyết các hạn chế đang tồn tại thì việc chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ là nhu cầu cấp thiết đối với hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Bình Định.
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ QUẢN LÝ CHỢ CẤP 2 VÀ 3 TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH 3.1 Kiến nghị nâng cao chất lượng dịch vụ quản lý chợ cấp 2 và 3 tại các chợ trên địa bàn tỉnh Bình Định
3.1.1 Chuyển đổi mô hình quản lý các chợ trên địa bàn tỉnh Bình Định
Để khắc phục sự kém hiệu quả, xuống cấp tại các chợ, cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ tại các chợ thì việc chuyển đổi mô hình kinh doanh, khai thác và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Bình Định là yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên quá trình chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ cần trãi qua nhiều bước thực hiện. Do đó thực hiện có hiệu quả công tác chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ tác giả đề xuất một số khuyến nghị như sau:
3.1.1.1 Về nguyên tắc chuyển đổi mô hình chợ
Thực hiện chuyển đổi theo đúng các quy định của các văn bản pháp luật hiện hành và của UBND tỉnh.
Quá trình chuyển đổi mô hình chợ phải công khai minh ba ̣ch, theo kế hoa ̣ch được duyê ̣t nhằm đảm bảo ổn định xã hô ̣i và phù hợp với trình đô ̣ phát triển kinh tế- xã hô ̣i ta ̣i đi ̣a phương; Bảo đảm các chế đô ̣, quyền lợi của người lao đô ̣ng thuô ̣c Ban quản lý chợ, Tổ quản lý chợ và các hô ̣ hiê ̣n đang kinh doanh ta ̣i chợ; Đáp ứng các yêu cầu quản lý của nhà nước và hiê ̣u quả kinh tế-xã hô ̣i của các chợ sau chuyển đổi.
Đối với chợ khi chuyển giao cho Doanh nghiệp, Hợp tác xã quản lý và điều hành, về mặt nguyên tắc thì phải chuyển giao toàn bộ nhân sự của Ban quản lý chợ cho Doanh nghiệp, Hợp tác xã tiếp nhận sử dụng. Những cán bộ thuộc biên chế nhà nước (đã được cơ quan có thẩm quyền điều sang Ban quản lý chợ trước ngày Nghị định số 02/2003/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành, được áp dụng các quy định hiện hành của pháp luật đối với viên chức sự nghiệp, nhưng nguồn tiền lương không lấy từ ngân sách nhà nước) do UBND cấp có thẩm quyền quyết định việc
chuyển giao hay không chuyển giao cho doanh nghiệp, hợp tác xã và giải quyết các chính sách, chế độ phù hợp với các quy định hiện hành.
Uỷ ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trong viê ̣c xây dựng phương án chuyển đổi các chợ trên địa bàn được giao quản lý.
Phương án chuyển đổi mô hình chợ phải được thẩm định, phê duyệt đúng quy định và thông tin công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, ta ̣i tru ̣ sở UBND xã hoặc Ban quản lý chợ tiến hành chuyển đổi.
Nhà nước không giữ cổ phần chi phối trong các Doanh nghiệp hoặc Hợp tác xã kinh doanh, khai thác và quản lý chợ (trừ một số chợ đầu mối, chợ hạng 1 nằm ở vị trí trung tâm có tầm ảnh hưởng kinh tế của huyện, thị, thành sẽ do UBND tỉnh quyết định nắm cổ phần chi phối).
3.1.1.2 Về phương thứ c áp du ̣ng chuyển đổi mô hình chợ
Việc chuyển đổi mô hình chợ phải được tiến hành từng bước, đảm bảo hoạt động bình thường của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động tại chợ và phục vụ đời sống, sinh hoạt của nhân dân.Qúa trình thực hiện có đánh giá, rút kinh nghiệm rồi mới nhân rộng. Phương thứ c áp du ̣ng là đấu thầu, cụ thể:
- Đối với các chợ hạng 2, chợ hạng 3:Tiến hành kiện toàn, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban quản lý chợ hiện có và hướng đến chuyển đổi sang mô hình Doanh nghiệp, Hợp tác xã quản lý chợ. Những chợ có đủ điều kiện thì UBND huyện, thị, thành khẩn trương chuyển đổi sang mô hình Doanh nghiệp, Hợp tác xã quản lý chợ.
- Đối với các chợ do ngân sách nhà nước đầu tư 100%:Đối với chợ ở các xã thuộc địa bàn huyện có điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn thì áp dụng mô hình Ban quản lý chợ hoạt động theo hình thức đơn vị sự nghiệp có thu.
- Đối với các chợ mới đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế hoặc chợ chuyển đổi gắn với đầu tư xây dựng lại: Thực hiện đầu tư và quản lý hoạt động chợ theo quy định của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày
14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP, ngày 23/12/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.
3.1.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ quản lý chợ
3.1.2.1 Vệ sinh môi trường tại các chợ
Hiện nay, chợ là khu vực thường xuyên diễn ra hoạt động trao đổi mua bán, với hàng trăm, hàng nghìn tiểu thương, đủ các loại mặt hàng. Sau mỗi phiên chợ, một lượng lớn rác thải, nước thải từ các cửa hàng, kiot như túi nilon, giấy rác, rau cỏ đến các sản phẩm thừa, nước thải trong hoạt động giết mổ gà, vịt, cá bị bỏ lại. Số rác thải này một phần được thu gom, một phần được tích tụ lại gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ, cũng như sinh hoạt của các hộ dân xung quanh khu vực.Đây là một trong các yếu tố làm giảm chất lượng dịch vụ tại chợ do đó, trong thời gian tới, quá trình chuyểrn đổi mô hình quản lý chợ cần kết hợp giải quyết triệt để vấn đề vệ sinh môi trường tại các chợ trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện nay. Bởi kết hợp hài hòa giữa phát triển thương mại gắn với BVMT,góp phần thúc đẩy hoạt động giao thương theo hướng sạch đẹp, văn minh.
Một mặt các địa phương cần huy động và khai thác các nguồn lực để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Cụ thể, thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, xây dựng khu vực chứa và xử lý rác theo đúng quy hoạch. Các chợ cần thành lập đội vệ sinh môi trường, trang bị đầy đủ dụng cụ vệ sinh như xe chở rác, chổi quét, quần áo bảo hộ lao động...Mặt khác, đơn vị quản lý các chợ cần chú trọng công tác tuyên truyền, trang bị thêm các bảng quy ước BVMT đặt trong khu vực chợ để các hộ kinh doanh nghiêm túc, tự giác chấp hành, góp phần giữ gìn khu vực kinh doanh sạch, đẹp, thông thoáng; thành lập và duy trì hoạt động quản lý BVMT chợ, vận động các hộ kinh doanh, buôn bán trong chợ thực hiện việc phân loại rác thải, hình thành ý thức tốt về phân
loại rác tại nguồn, tạo thuận tiện cho việc thu hồi và tái chế sử dụng, từng bước đưa công tác quản lý BVMT đi vào chiều sâu.
3.1.2.2 Công tác phòng cháy chữa cháy
Thực tế cho thấy ý thức chấp hành công tác an toàn phòng cháy tại các chợ trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện nay là đáng báo động. Hầu hết các chợ có nhiều lỗi vi phạm đã được nhắc nhở, xử phạt nhưng rồi đâu lại vào đó. BQL chợ đã không làm đúng trách nhiệm kiểm tra, nhắc nhở bà con tiểu thương tại chợ. Một phần do chế tài còn quá nhẹ và xử lý xong cho tồn tại để khắc phục chứ không đình chỉ hoạt động được.
Vì vậy trong thời gian tới để giải quyết triệt để vấn đề này thì trong quá trình chuyển đổi mô hình chợ cần phải đầu tư kinh phí cho lực lượng chữa cháy cơ sở, các trang thiết bị PCCC như hệ thống báo cháy, cũng như là các máy bơm, bình bọt và hệ thống PCCC và các biển điều lệnh, các thông báo, các nội quy quy định được thông tin lên tất cả các khu vực trên đài lao, phát thanh của trong chợ cũng như là học tập cho tất cả các bà con, hộ kinh doanh cũng như là trong các ban quản lý, các bộ phận đều phải thường xuyên học công tác PCCC,yêu cầu tất cả thực hiện nghiêm chỉnh luật PCCC.
Song song đó, đơn vị quản lý tại các chợ phải tăng cường tự kiểm tra. Cơ quan chủ quản như quận, huyện phải xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm về công tác an toàn phòng cháy, chữa cháy. Cùng với đó, Bà con tiểu thương, chỉ nên mang đến sạp số lượng hàng hóa cho phép, không được dùng ki ốt của mình làm kho chứa hàng. BQL chợ phải có trách nhiệm rà soát, yêu cầu các hộ kinh doanh đặt hương đăng theo đúng quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy. Việc bố trí nguồn điện tại chợ cũng phải chia thành 3 lộ đúng như quy định.
3.1.2.3 An ninh trật tự
Chợ là khu vực hằng ngày người dân đổ về thực hiện các giao dịch nên các khu vực tại chợ luôn sôi động từ sáng sớm đến đêm khuya. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi tạo công ăn việc làm cho người dân, kinh tế xã hội phát triển, là tình
hình phức tạp về ANTT, nạn trộm cắp tài sản xảy ra nhiều và nguy cơ cháy nổ ở khu vực chợ luôn tiềm ẩn khó lường.
Do đó, trong quá trình chuyển đổi mô hình quản lý các chợ trên địa bàn tỉnh Bình Định thì đơn vị quản lý chợ cần phối hợp với các cơ quan Công an tại các địa phương nhằm chủ động phối hợp xây dựng phong trào tự quản về ANTT ở khu vực này. Để thực hiện được vấn đề này trước hết cần khảo sát, vẽ sơ đồ, lên danh sách số hộ kinh doanh, Công an xã huyện với chức năng tham mưu cho đơn vị quản lý chợ ra quyết định thành lập tổ kinh doanh tự quản theo từng lĩnh vực kinh doanh và xây dựng quy ước hoạt động phù hợp với tình hình địa bàn.
Bên cạnh đó, thường xuyên tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, nhắc nhở mọi người đến chợ có ý thức đề cao cảnh giác, phòng chống tội phạm, bảo vệ tài sản.đơn vị quản lý cùng nhân dân tạo thành mạng lưới thông tin nhằm phát hiện và theo dõi các đối tượng để có phương án xử lý kịp thời… Cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra đánh giá việc chấp hành các quy định cũng như ý thức tự giác của tiểu thương và người dân khi thực hiện mau sắm tại các chợ trên địa bàn tỉnh.
3.1.2.4 Quy định vận hành các chợ
Trong thời gian qua các quy định quản lý vận hành tại các chợ đã bộc lộ nhiều hạn chế. Để khác phục được vấn đề này thì trong thời gian sắp tới trước hết UBND tỉnh Bình Định cần định hướng các xã, huyện, thị xã cùng các Sở, ngành, cơ quan liên cùng phối hợp tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng công tác quản lý, quy định vận hành tại các chợ để thống kê những hạn chế thiếu sót từ cơ sở đó xây dựng các quy định mang tính đồng bộ và siết chặt công tác quản lý vận hành chợ. Cụ thể:
Về công tác đầu tư xây dựng chợ:
- Xây dựng chính sách định hướng việc bố trí việc đầu tư xây dựng chợ; đồng thời thực hiện việc hướng dẫn đối với hoạt động huy động vốn của chủ đầu tư xây dựng chợ, sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích nguồn vốn hỗ trợ đầu tư phát triển chợ.
- Quy định đăng ký sử du ̣ng hoă ̣c thuê điểm kinh doanh ta ̣i chợ và các nguồn vốn khác của nhân dân đóng góp, bảo đảm tuân thủ đúng các quy đi ̣nh của Nhà nước, đồng thời giúp chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân kinh doanh ta ̣i chợ và những đối tượng có liên quan nắm rõ quy đi ̣nh, nghiêm chỉnh thực hiê ̣n, tránh những vấn đề có thể phát sinh sau khi dự án được thực hiê ̣n.
- Tăng cường công tác thông tin, đối thoa ̣i với người dân, đă ̣c biê ̣t là các hô ̣ kinh doanh trực tiếp ta ̣i chợ để ta ̣o sự đồng thuâ ̣n, thống nhất với người dân trước quyết định chủ trương về hoạt động của chợ.
Công tác kinh doanh khai thác và quản lý chợ:
- Xây dựng bố trí sắp xếp ngành nghề kinh doanh, địa điểm kinh doanh tại chợ do các đơn vị kinh doanh khai thác chợ theo các khu vực.
- Đồng thời có quy định cụ thể đối với việc sử dụng, thuê, thời hạn và các biện pháp quản lý địa điểm kinh doanh tại chợ phù hợp với tính chất của từng loại chợ;
- Ra quyết định giao hoặc tổ chức đấu thầu để lựa chọn đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh khai thác chơ đối với chợ do Nhà nước đầu tư hoặc do nhà nước hỗ trợ đầu tư. Hướng dẫn, giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình đầu tư, đấu thầu, quản lý kinh doanh và khai thác chợ.
Công tác tăng cường kiểm tra, kiểm soát:
- UBND cấp huyện, các Sở, ngành, đơn vị liên quan phối hợp, tăng cường công tác tổ chức kiểm tra, phát hiê ̣n và xử lý nghiêm các vi pha ̣m về kinh doanh hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ,… ta ̣i các điểm kinh doanh ta ̣i chợ; tình hình thực hiê ̣n quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t về đảm bảo chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm, niêm yết giá bán và bán theo giá niêm yết. - Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý chợ của Chính phủ, Bộ Công Thương và của UBND tỉnh. Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện thu phí chợ trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn các doanh
nghiệp, hợp tác xã đầu tư kinh doanh, quản lý khai thác chợ xây dựng và thực hiện đúng các quy định hiện hành.
Xây dựng chợ và công tác phòng cháy chữa cháy:
- Hướng dẫn công tác đầu tư xây dựng chợ, đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế theo Quyết định số 3621/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2012 của Bộ khoa học và Công nghệ về công bố tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9211:2012 Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế và các quy chuẩn, tiêu chuẩn khác có liên quan. Tổ chức rà soát, kiểm tra, thẩm định thiết kế dự án xây dựng chợ đảm bảo phù hợp với quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy chữa cháy, xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy tại