Công tác phòng cháy chữacháy

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ quản lý chợ cấp 2 và 3 trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 40 - 42)

7. Bố cục đề tài

2.2.3 Công tác phòng cháy chữacháy

Cùng với sự phát triển của hoạt động thương mại tại các chợ là nguy cơ tiềm ẩn về cháy, nổ. trong những năm gần đay hiện tượng cháy nổ tại các khu vực chợ xảy ra khá nhiều. Do đó, hiện nay công tác phòng cháy chữa cháy luôn được tiểu thương và khách hàng quan tâm. Đặc biệt là các tiểu thương bởi nếu xảy ra cháy nổ thì tài sản, hàng hóa của họ bị thiệt hại.

Kết quả khảo sát ý kiếncủa khách hàng và các tiểu thương về Công tác phòng cháy chữa cháy như sau:

Bảng 3.4 Bảng thống kê ý kiến khách hàng vềCông tác phòng cháy chữa cháy

Công tác phòng cháy chữa cháy

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Trong chợ có các bảng chỉ dẫn lối thoát hiểm cho khách hàngkhi có sự cố cháy nỗ xảy ra

17.5% 22.5% 26.0% 29.0% 5.0%

Trong chợ có trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy đề phòng có sự cố cháy nỗ xảy ra

15.5% 25.0% 37.0% 19.5% 3.0%

Tại chợ thường xuyên có công an phòng cháy chữa cháy hướng dẫn trang thiết bị, huấn luyện phương án phòng cháy chữa cháy và kiểm tra thường xuyên.

18.0% 20.5% 32.0% 25.0% 4.5%

Có thể thấy, hầu hết các ý kiến tập trung mức Không ý kiến và Đồng ý: − Ý kiến về Trong chợ có các bảng chỉ dẫn lối thoát hiểm cho khách hàngkhi có sự cố cháy nổxảy ra được đánh giá ở mức Đồng ý với 29.0% ý kiến lựa chọn từ khách hàng và các tiểu thương.

− Ý kiến về Trong chợ có trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy đề phòng có sự cố cháy nỗ xảy ra được đánh giá ở mức Không ý kiến với 27.0% ý kiến lựa chọn từ khách hàng và các tiểu thương.

− Ý kiến về Khuôn viên chợ luôn thông thoáng, sạch sẽđược đánh giá ở mức Không ý kiến với 26.5% ý kiến lựa chọn từ khách hàng và các tiểu thương.

Như vậy, theo đánh giá ý kiến từ khách hàng và các tiểu thươngthì Công tác phòng cháy chữa cháytrên địa bàn tỉnh Bình Định khá thấp chưa đáp ứng được nhu

cầu của các tiểu thương kinh doanh tại chợ cũng như nhu cầu mua sắm của khách hàng trên địa bàn tỉnh. Bởi:

− Hiện nay, bên cạnh những nỗ lực của lực lượng chức năng, công tác PCCC và cứu hộ, cứu nạn tại các chợ vẫn gặp không ít khó khăn. Do các chợ trên địa bàn được quy hoạch, thiết kế, xây dựng đã nhiều năm, kiến trúc, quy mô không đáp ứng được sự phát triển của thị trường. Điều này dẫn đến tình trạng các chợ trên địa bàn tỉnh thường ở trong tình trạng quá tải về số hộ kinh doanh và lượng hàng hóa.

− Đối với các chợ tại các khu vực trung tâm thị trấn thị xã, thì diện tích các gian hàng của các chợ có diện tích khá nhỏ, điều này khiến cho các tiểu thương dù muốn mở rộng kinh doanh cũng khó. Các mặt hàng nhập về thường phải xếp chồng lên nhau, điều này sẽ rất nguy hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra, gây khó khăn trong di chuyển tài sản, phun chất chữa cháy. Bên cạnh đó, hầu hết các chợ này đều nằm trong khu vực đông dân cư, đường giao thông bao quanh chợ quá hẹp, gây nhiều khó khăn cho công tác chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn.

− Còn đối với các chợ cấp xã, phường đa số được xây dựng tạm bằng vật liệu dễ cháy như: Tranh, tre, nứa, lá, gỗ… một số chợ kết hợp làm nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, hoạt động tự phát theo phiên, theo tuần, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về PCCC. Phương tiện chữa cháy tại các chợ cấp này hầu hết chưa được trang bị, lắp đặt theo quy định… Ngoài ra, phải kể đến một số nguyên nhân khác gây khó khăn cho công tác PCCC tại các chợ đó là: Nhận thức của người dân về an toàn PCCC chưa cao; các yêu cầu kỹ thuật không đảm bảo; vi phạm quy định về an toàn PCCC; điều kiện giao thông không thuận lợi cho xe chữa cháy nên khi xảy ra cháy gây khó khăn cho các hoạt động tổ chức cứu chữa và dập tắt đám cháy...

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ quản lý chợ cấp 2 và 3 trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)