NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒ

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2 đoạn Nội Bài - Vĩnh Yên thuộc địa bàn xã Thanh Xuân - huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội. (Trang 67)

BỒI THƯỜNG, GPMB

4.7.1. Nhóm gii pháp chung

Một số giải pháp đề xuất để tháo gỡ những khó khăn trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, trong những năm tới cần thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:

Bảo đảm nguyên tắc về giá đất bồi thường khi thu hồi là phải sát với giá chuyển nhượng QSDĐ thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường; các thửa đất liền kề nhau, có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục

đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá phải như nhau; đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có điều kiện tự

nhiên, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá cũng phải như nhau. Hiện nay, nhiều người dân khi bị thu hồi đất họ vẫn không đồng ý với giá đên bù: tiền đất, vật kiến trúc… do việc định giá bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước đều thấp hơn giá thị trường nhiều lần. Theo quy đinh của CP giá đất bồi thường tối thiểu phải bằng 70% giá thị trường, nhưng khi áp giá bồi thường đều thấp hơn 50% giá thị trường. Để tránh thiệt thòi cho các hộ

thuộc diện di dời, ngoài khung giá chung do tỉnh ban hành, nên chăng cần tính chênh lệch giá bù thêm để kéo giá đất gần hơn với giá thị trường.

Về nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đảm bảo đúng theo các quy định của pháp luật. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn cấp xã, cấp huyện kể cả thành phố nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm; phát hiện những thiếu sót vi phạm, khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ và đưa ra những kiến nghị nhằm đưa công tác quản lý Nhà nước vềđất đai vào trật tự, kỷ cương và phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Cần tạo quỹ đất sạch ở các xã, thị trấn và xây dựng khu tái định cư

trước khi tiến hành các dự án. Khi đã có khu tái định cư rồi là điều kiện cần thiết để tiến hành GPMB tạo chỗ ở mới cho người dân. Đó là biện

pháp căn cơ lâu dài nhằm tạo không khí thực hiện dự án chủ động cho cả

chủ đầu tư, Nhà nước và người dân trong dự án.

4.7.2. Mt s gii pháp c th

Đểđẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Sóc Sơn để

bàn giao đất cho các chủđầu tư thực hiện dự án đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Thành phố Hà Nội nói chung và huyện Sóc Sơn nói riêng. Tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:

* Công tác qun lý Nhà nước v đất đai.

Để thực hiện tốt công tác bồi thường GPMB chúng ta cần làm tốt các vấn đề sau đây:

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước vềđất đai ởđịa phương, thiết lập hồ sơđịa chính đầy đủ, chính xác, thường xuyên chỉnh lý biến động.

- Quy định rõ ràng về chính sách chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ

việc làm khác nhau đối với những dự án khác nhau trên từng địa bàn địa phương cụ thể, hạn chế tối đa việc hỗ trợ bằng tiền.

- Xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng của khu TĐC tuỳ theo từng vùng cũng như quy định về quy hoạch, kiến trúc tổng thể, thời gian hoàn thành và bàn giao khu TĐC để thực hiện giao đất cho người dân trước khi phải di chuyển GPMB giao đất cho dự án thực hiện.

- Đối với những dự án trọng tâm trọng điểm khi Nhà nước thu hồi đất trên diện rộng cần ban hành những văn bản đặc thù; nhằm đảm bảo quyền lợi đối với người dân mất tất cả về nhà đất ở, đất sản xuất nông nghiệp.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, nêu cao vai trò trách nhiệm của Đảng viên, cán bộ trong công tác bồi thường, GPMB.

- Đề nghị Bộ Tài nguyên môi trường xem xét nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ quy định việc áp dụng định giá cá biệt đối với từng dự án, từng vị trí cụ thể

trong việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện dự án vì bảng giá đất áp dụng chung theo khung giá đất cho cả khu vực là chưa phù hợp.

* V chính sách bi thường, h tr và TĐC

Để thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC theo Luật Đất

đai 2003 và các Nghị định, thông tư, hướng dẫn ban hành hiện nay đang

- Đối với UBND huyện Sóc Sơn cần sớm tham mưu, đề xuất những vướng mắc khó khăn trong việc thực hiện các dự án trên địa bàn; giúp UBND thành phố Hà Nội kịp thời xây dựng và ban hành các văn bản quy

định về bồi thường, hỗ trợ và TĐC phù hợp với thực tế địa phương theo

đúng tinh thần của Luật Đất đai 2003 và các nghị định mới hiện nay như: Nghị định 69/2009/NĐ-CP; Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT của Bộ

TNMT quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, TĐC và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất....

- Xây dựng các khu TĐC trước khi thực hiện dự án để khi Nhà nước thu hồi đất người dân phải biết được nơi mình di chuyển đến có tốt hơn hay không bằng nơi ở mới.... Cần có quy định ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi trong việc bố trí TĐC cho người dân mất đất trên diện rộng.

* V t chc thc hin

- Giao UBND xã, phường quản lý tốt các quỹ đất trong khu vực thu hồi để việc thực hiện dự án thì công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC được thuận lợi đảm bảo đúng đủ quyền lợi và nghĩa vụ cho nguời dân.

- Nâng cao năng lực, xây dựng chế tài trong hoạt động của Hội

đồng bồi thường GPMB. Gắn trách nhiệm cho từng thành viên cụ thể; nhằm chuyên nghiệp hoá công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.

- Công khai các dự án tại các địa bàn trước khi thu hồi đất để người dân có sự chuẩn bị về tinh thần và phương án di chuyển. Việc bồi thường GPMB, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi phải thật sự công khai minh bạch và phải niêm yết theo đúng trình tự quy định của Pháp luật vềđất đai.

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra trong việc tổ chức thực hiện bồi thường, GPMB và giao cấp đất TĐC cho nhân dân đúng người đúng đối tượng. Giải quyết kịp thời khiếu nại của công dân, xử lý nghiêm minh những sai phạm liên quan đến công tác bồi thường, GPMB, hỗ trợ và TĐC.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục, kết hợp với biện pháp kinh tế và pháp luật trong việc tổ chức thực hiện công tác bồi thường, GPMB tại các dự án khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất.

PHẦN 5

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 5.1. Kết Luận

Bồi thường GPMB là một công tác vô cùng quan trọng và phức tạp.

Đây là một quá trình hết sức nhạy cảm bởi nó không chỉ liên quan đến quyền và lợi ích người dân thuộc diện GPMB của dự án mà còn liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và cả cộng đồng.

Công tác GPMB dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2 đoạn Nội Bài - Vĩnh Yên qua địa bàn xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội về

cơ bản đã hoàn thành đúng tiến độđề ra. - Tổng sốđất bị thu hồi là: 14.063,03 m2

- Giá trị bồi thường vềđất là: 22.447.056.500 đồng.

- Giá trị bồi thường, hỗ trợ về tài sản, nhà, vật kiến trúc là: 26.075.628.511 đồng.

- Giá trị bồi thường, hỗ trợ về hoa màu là: 37.440.836 đồng. -Giá trị hỗ trợ, tái định cư: 390.141.280 đồng.

-Tổng chi phí bồi thường, hỗ trợ của dự án là:48.950.267.127 đồng. Có thể rút ra một số nhận xét về công tác bồi thường GPMB như sau: Công tác giải phóng mặt bằng luôn xảy ra những tranh cãi và khiếu nại. Đặc biệt tại các các khu đô thị, khi mà giá đất tại các địa bàn này có mức giá cao hơn nhiều so với giá quy định của Nhà nước, chính vì điều đó việc giải quyết tốt các vấn đề liên quan tới công tác thu hồi đất, GPMB và tái định cư luôn là nhiệm vụ

hàng đầu và quan trọng của công tác quản lý đất đai của nước ta hiện nay. Tuy nhiên việc giải quyết tốt các vấn đề này không phải là việc “một sớm, một chiều”,

điều đó nói lên hệ thống chính sách pháp luật ở nước ta chưa thống nhất, chưa triệt

để, ý thức chấp hành của người dân chưa cao, tình trạng trì trệ, kéo dài vẫn còn tiếp diễn. Do đó, để thực hiện có hiệu quả hơn công tác GPMB, đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề có liên quan và phải có giải pháp mang tính đồng bộ, toàn diện và có tính khả thi. Trong đó, việc thực hiện GPMB phát triển các Dự án đầu tư xây dựng có thể coi là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý Nhà nước vềđất đai.

5.2. Kiến nghị

Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

- Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp Luật Đất đai đến các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền và toàn thể

người dân;

- Hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo hướng có lợi cho người dân. Trong đó chú trọng công tác hỗ trợ ổn định đời sống, đào tạo nghề;

- Đẩy mạnh công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất các cấp; đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã. Thực hiện công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt theo quy

định của pháp Luật Đất đai để các cấp, các ngành cùng toàn thể người dân thống nhất tổ chức thực hiện, cùng kiểm tra, giám sát thực hiện;

- Kịp thời xử lý dứt điểm các khiếu kiện xung quanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp Luật Đất đai. Kiên quyết xử lý những trường hợp cố tình không chấp hành công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng.

- Xây dựng chiến lược kế hoạch đào tạo nghề có trình độ từ mức độ

tương đối đến mức độ cao nhằm giải quyết việc làm cho những người có

đất bị thu hồi song song với kế hoạch thu hồi đất để xây dựng các KCN. - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ các cấp thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB và giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi.

- Có cơ chế phối hợp giữa tổ chức Đảng, mặt trận tổ quốc, các cơ

quan, đoàn thể và các tổ chức xã hội tham gia vào việc giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi nói chung và đất sản xuất nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Báo cáo tổng kết năm 2012 - UBND xã Thanh Xuân.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường - Viện nghiên cứu địa chính (2002), Báo cáo

kết quảđề tài điều tra nghiên cứu xã hội học về chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư.

3. Luật đất đai năm 2003 - NXB chính trị quốc gia.

4. Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ, Quy định khung giá các loại đất.

5. Nghị định số 90/CP ngày 17/9/1994 của Chính phủ, Ban hành quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

6. Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ, Về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

7. Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ, Về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

8. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ, Về bồi thường thiệt hại và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

9. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ, Quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại vềđất đai.

10. Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ, Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

11. Niên giám thống kê (2012) huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

12. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội năm 2012 - UBND xã Thanh Xuân. 13. Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND ngày 18/01/2010 của UBND thành

chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư và làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

14. UBND huyện Sóc Sơn: Các quyết định phê duyệt phương án, dự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ GPMB của dự án.

15. UBND thành phố Hà Nội (2008), Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 29/9/2008: Về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội;

16. UBND thành phố Hà Nội (2009), Quyết định số 108/QĐ-UBND ngày 29/9/2009: Về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội;

17. UBND thành phố Hà Nội (2010), Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 18/01/2010: Về việc ban hành quy định về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư và thu hồi đất, giao đất làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông trên địa bàn thành phố Hà Nội;

18. UBND thành phố Hà Nội (2011), Quyết định số 50/QĐ-UBND ngày 30/12/2011: Về việc ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2012;

19. UBND thành phố Hà Nội (2011), Quyết định số 35/QĐ-UBND ngày 05/12/2011: Về việc ban hành giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc làm cơ sở xác định giá trị bời thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội;

20. Thông báo số 6323/STC-BG ngày 29/12/2011 cửa sở tài chính về đơn giá bồi thường, hỗ trợ các loại cây trồng, hoa màu, vật nuôi trên đất có mặt nước phục vụ công tác GPMB trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2012.

21. www.hanoimoi.com.vn

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN

I.THÔNG TIN CHUNG CỦA CHỦ HỘ

1. Họ và tên:………..Tuổi:…….Nam/Nữ:…… 2. Địa chỉ:………..., huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội 3. Nghề nghiệp:……… 4. Trình độ học vấn:……… 5. Tổng số nhân khẩu hiện có:……… 6. Số người đến tuổi lao động:………

7. Gia đình ông(bà) nằm trong khu vực dự án nào: ………

8. Mức thu nhập bình quân/ người/ tháng của gia đình trước khi thu hồi

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2 đoạn Nội Bài - Vĩnh Yên thuộc địa bàn xã Thanh Xuân - huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội. (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)