4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Thanh Xuân nằm ở phía Tây huyện Sóc Sơn - TP Hà Nội, cách trung tâm huyện Sóc Sơn 10 km, nằm từ 22043’đến 22046’ vĩ độ Bắc; 105075’
đến 105097’ kinh Đông.
- Phía Nam giáp xã Kim Hoa; thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh. - Phía Tây giáp xã Tân Dân.
- Phía Bắc giáp xã Hiền Ninh.
- Phía Đông giáp xã Phú Cường, Quang Tiến.
Thanh Xuân là xã ven sông, diện tích đất canh tác thuận lợi, có nhiều tuyến đường lớn chạy qua như: Cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài, QL2, QL18, tỉnh lộ 131, tỉnh lộ 35, đường Xuyên Á Nội Bài - Lào Cai, Nội Bài - Nhật Tân. Do vậy, xã có điều kiện phát triển kinh tế hàng hoá, phát triển thương nghiệp cho địa phương.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thanh Xuân có địa hình tương đối bằng phẳng, chênh lệch độ cao giữa các khu vực trong xã không lớn. Nhìn chung đất đai khá màu mỡ, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn a, Khí hậu.
Khí hậu của xã mang đặc điểm chung của khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ, là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, chia thành 4 mùa rõ rệt. * Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 230C, mùa Đông nhiệt độ trung bình là 170C - 210C, tháng lạnh nhất là tháng 2 và tháng 3 (từ
80C - 110C), mùa hè nhiệt độ trung bình là 320C - 340C, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7 (360C - 380C). Lượng mưa cả năm từ 1.700 mm đến 1.900 mm, độẩm trung bình 84%.
* Gió: Hướng gió hàng năm thịnh hành là Đông Bắc và Đông Nam, mùa Đông phần lớn là gió Đông Bắc sau chuyển dần sang hướng Đông, mùa Hạ thường chịu ảnh hưởng của gió Lào kết hợp với nắng nóng gây tác động xấu đến cây trồng và vật nuôi.
b, Thuỷ văn.
Toàn xã có 7 trạm bơm điện với 10 máy bơm động cơ 33 KW, công suất 1000 m3/giờ.
Nhìn chung hệ thống thủy lợi cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ
sản xuất nông nghiệp và dân sinh kinh tế, chủ động tưới tiêu 100% diện tích
đất sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên còn một số các kênh chính và kênh dẫn cần được đầu tư cứng hóa và nâng cấp để hoàn thiện.
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên a, Tài nguyên đất
Đất đai của xã được hình thành từ lâu đời, được bồi đắp phù sa bởi hệ
thống sông Cà Lồ. Đơn vị đất gặp phổ biến trong xã là đất phù sa bạc màu, toàn bộ vùng đất phù sa ngoài đê sông Cà được bồi đắp hàng năm và nhiều vùng phù sa trong đê không được bồi đắp phù sa hàng năm thuộc đơn vịđất này.
Chiếm phần lớn diện tích đất đai toàn xã, gồm có đất thịt pha cát tập trung ở phía Tây của xã và một phần nhỏ diện tích đất thịt pha sét. Còn lại là
đất thịt trung bình, phù hợp với nhiều loại cây trồng, dễ dàng cho việc chăm sóc, làm đất và bón phân.
b, Tài nguyên nước
+ Nước mặt: Gồm các hồ chứa thuỷ lợi và các ao với tổng diện tích mặt nước có diện tích khoảng 119,20 ha
+ Nước ngầm: Xã chưa điều tra, khảo sát, đánh giá đầy đủ về trữ lượng và chất lượng. Nhưng qua khảo sát các giếng đào trong xã cho thấy trữ lượng và chất lượng nước ngầm ở độ sâu 15 m khá dồi dào, có quanh năm và chất lượng tương đối tốt.
Nhìn chung nguồn nước cung cấp chủ yếu hiện nay của xã là nước mặt. Song do tập quán sinh hoạt và sản xuất của người dân, gây nên chất lượng
nước chưa tốt, cần phải xử lý trước khi sử dụng trong sinh hoạt, đồng thời cần bảo vệ môi trường để bảo vệ nguồn sinh thu.
c, Tài nguyên nhân văn.
Dân số toàn xã là 10.197 khẩu với 2.935 hộ. Mật độ dân số bình quân 0,83 người/km2; tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân hành năm là 1,4%, tốc
độ tăng dân số cơ học bình quân hàng năm là 0,02%. Lao động trong độ tuổi khá dồi dào với 6.688 lao động chiếm 65,6% dân số. Lao động đã qua đào tạo 3.246 đạt tỷ lệ 48,5%. Nhìn chung nguồn lao động của xã có kỹ năng, trình độ
canh tác và thâm canh tốt. Tuy nhiên số lượng đã được đào tạo nghề hoặc bồi dưỡng nghề còn thấp. Số người làm dịch vụ, kinh doanh, vận tải, việc tiếp cận với khoa học, công nghệ cũng khá ít. Do đó việc đào tạo, nâng cao trình độ
chuyên môn, tay nghề cho người lao động cần phải được đặc biệt quan tâm.
4.1.1.5. Cảnh quan môi trường.
Là một xã thuộc vùng nông thôn nên mức độ ô nhiễm môi trường còn thấp, tuy nhiên trong những năm qua cùng với sự đổi mới nền kinh tế cũng kéo theo sự ảnh hưởng không tốt cho môi trường sống như vấn đề rác thải trong khu dân cư (nhất là khu vực trung tâm), vấn đề ô nhiễm đất, nguồn nước trong quá trình canh tác nông nghiệp. Hiện nay chưa có khu tập trung xử lý rác thải để giải quyết thu gom và xử lý rác trong toàn xã, tránh hiện tượng vất bỏ rác bừa bãi hay tựđào hố chôn lấp không đúng quy định trong nhân dân.
4.1.1.6. Đánh giá chung vềđiều kiện tự nhiên
- Lợi thế: Điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Khí hậu và lượng mưa thích hợp cho phát triển kinh tế đa dạng, canh tác 3 vụ/năm. Có vị trí địa lý thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế, buôn bán trao đổi hàng hóa với các khu vực lân cận.
- Khó khăn: Vào mùa mưa tại vài nơi trong xã còn xảy ra hiện tượng ngập úng làm ảnh hưởng sản xuất mùa vụ.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo năng động và sáng tạo của
thuận và tin tưởng của nhân dân xã Thanh Xuân vào công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, nền kinh tế của địa phương đã có bước chuyển mình rõ rệt. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chính thể hiện phản ánh tình trạng của xã như sau:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 2005 đến 2013 bình quân đạt 14%. - Tổng sản lượng lương thực quy thóc cả năm 2.643 tấn/năm.
- Bình quân lương thực quy thóc 565 kg/người/năm.
- Thu nhập bình quân đầu người 6,90 triệu đồng/người/năm, bằng 0,83 lần thu nhập bình quân toàn thành phố khu vực nông thôn (8,27 triệu
đồng/người/năm).
- Số hộ giàu 201 hộ, số hộ khá 857 hộ, số hộ trung bình 1200 hộ, số hộ
nghèo 142 hộ, tỷ lệ hộ nghèo trên toàn xã chiếm 4,84%.
4.1.2.2. Thực trạng phát triển của các nghành kinh tế
Hình 4.1: Cơ cấu kinh tế và thu nhập bình quân xã Thanh Xuân năm 2013
- Nông nghiệp: 35%.
- Công nghiệp - tiểu thủ công ngiệp - xây dựng cơ bản: 35%. - Thương mại - dịch vụ: 30%.
Từ biểu đồ trên ta thấy tỷ trọng giữa nghành nông nghiệp và ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản là bằng nhau (35%) nhưng thu nhập từ ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ
bản so với thu nhập của ngành nông nghiệp cao hơn gấp 3 lần. Từđó ta thấy tỷ lệ giữa thu nhập và tỷ trọng sản ngành nông nghiệp là rất thấp. Trong thời
gian tới cần có những biện pháp chuyển dịch tỷ trọng ngành nông nghiệp để
mang lại hiệu quả về kinh tế cao hơn. Khu vực kinh tế nông nghiệp.
Ngành trồng trọt.
Diện tích trồng cây lương thực chiếm 97,09% tổng diện tích đất nông nghiệp, cây lâu năm chiếm 2,91%.
Tổng diện tích trồng lúa cả năm có 413,68 ha, năng suất đạt 55,00 tạ/ha, diện tích trồng ngô cả năm có 94,70 ha cho năng suất đạt 35,94 tạ/ha. Tính đến 31/12/2012 sản lượng lương thực đạt 3.813 tấn trong đó thóc 2.446 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt khoảng 815 kg, trong đó bình quân thóc 532 kg. Ngoài các cây trồng chính như lúa, ngô thì có lạc, dưa, rau củ các loại và cây ăn quả.
Ngành chăn nuôi.
Nhìn chung, đàn gia súc, gia cầm ngày một nhân rộng, dịch bệnh được hạn chế do chủđộng tiêm phòng. Riêng đàn trâu giảm do bị thu hẹp đồng cỏ
và do áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp. Theo số liệu điều tra năm 2013:
Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng chính Cây trồng ĐVT 2010 2011 2012 2013 1. Lúa xuân Diện tích Ha 380,67 381,85 380,21 380,44 Năng suất Tạ/ha 39,89 41,38 40,49 42,67 Sản lượng Tấn 1.518 1.580 1.539 1.536 2. Lúa mùa Diện tích Ha 382,67 383,85 381,34 380,44 Năng suất Tạ/ha 41,17 43,12 44,55 45,23 Sản lượng Tấn 1.575 1.655 1.699 1.721 3. Đậu tương Diện tích Ha 18,21 15,32 14,56 12,60 Năng suất Tạ/ha 8,33 9,73 11,12 12,48 Sản lượng Tấn 15,2 14,9 16,2 15,7
Bảng 4.2: Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi Hạng mục ĐVT 2010 2011 2012 2013 1. Trâu Con 141 135 127 130 2. Bò “ 1.164 1.273 1.232 1.320 3. Lợn “ 4.892 5.089 5.123 5.260 - Lợn nái “ 483 472 518 517 - Lợn thịt “ 4.409 4.617 4.606 4743 4.Gia cầm “ 18.600 24.400 17.500 26.700 - Gia cầm “ 14.500 22.100 16.300 23.400 -Thuỷ cầm “ 4.100 2.300 1.200 3.300
( Nguồn: UBND xã Thanh Xuân )
+ Tổng đàn trâu, bò: 1.450 con.
+ Tổng đàn lợn: 5.260 con. Trong đó lợn nái 517 con. + Tổng đàn gia cầm: 26.700 con.
Khu vực kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
Nhìn chung, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là ngành còn chiếm tỷ
trọng rất nhỏ không đáng kể trong GDP của xã .
Trên địa bàn xã có các ngành nghề như: khai thác cát sỏi, gia công cơ
khí, gò hàn, sửa chữa… và đặc biệt có nhà máy sản xuất chè đã đem lại việc làm cho rất nhiều lao động phổ thông trong xã. Hiện tại có 26 doanh nghiệp phi nông nghiệp trên địa bàn xã, doanh thu ước tính khoảng 6 tỷđồng/năm.
Các doanh nghiệp buôn bán trên địa bàn xã đã tác động không nhỏ tới
đời sống kinh tế như giải quyết được 600 lao động có thu nhập từ 1-1,5 triệu
đồng/tháng ngoài ra còn có tác động đến giá trị của bất động sản.
Hiện tại xã có 03 HTX: HTX nông nghiệp Thạch Cốc, HTX nông nghiệp Thanh Thượng và HTX nông nghiệp Trung Na.
4.1.2.3. Dân số và lao động a, Dân số.
Dân số toàn xã là 10.197 khẩu với 2.935 hộ. Mật độ dân số bình quân 0,83 người/km2; tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân hành năm là 1,4%, tốc
độ tăng dân số cơ học bình quân hàng năm là 0,02%.
- Dân số năm 2010 là 8.643 người, đến năm 2013 là 10.197 người, tăng 1.554 người, trung bình tăng 518 người/năm.
- Số hộ năm 2010 là 2.538 hộ, đến năm 2013 là 2.935 hộ, tăng 397 hộ, trung bình tăng 132 hộ/năm. Bảng 4.3: Tình hình biến động số hộ của xã giai đoạn 2010 - 2013. (đơn vị: hộ) STT Năm Thôn 2010 2011 2012 2013 1 Phố Kim Anh 222 226 230 236 2 Phố Thạch Lỗi 105 106 116 118 3 Thôn Trung 250 252 263 267 4 Thôn Na 172 192 208 214 5 Thôn Thanh Nhàn 416 434 558 600 6 Thôn Bái Thượng 236 252 261 268 7 Thôn Thạch Lỗi 714 725 747 755 8 Thôn Đồi Cốc 170 172 175 179 9 Thôn Đồng Giá 90 100 101 108 10 Thôn Chợ Nga 163 165 183 188
Tổng toàn xã 2.538 2.627 2.848 2.935
( Nguồn: UBND xã Thanh Xuân).
Bảng 4.4. Tình hình biến động dân số xã giai đoạn 2010 - 2013.
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013
1. Tổng số nhân khẩu Người 8.643 9.821 10.107 10.197
Số sinh trong năm Người 551 518 610 649 Số chết trong năm Người 80 65 60 72
2. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên % 1,45 1,49 1,42 1,40 3. Tổng số cặp kết hôn Cặp 158 150 154 147 4. Tổng số lao động Người 6.425 6.434 6.593 6.688
- Lao động nông nghiệp Người 3.797 3.989 3.685 3.159 - Lao động phi nông nghiệp Người 2.628 2.445 2.908 3.169
(Nguồn: UBND xã Thanh Xuân). b, Lao động, việc làm.
Năm 2013 tổng số lao động trên địa bàn xã là 6.688 lao động, chiếm 65,59% dân số, cơ cấu lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao 52,26% lao động,
lao động phi nông nghiệp 47,74% lao động, công tác xóa đói giảm nghèo được quan tâm chú trọng, các cấp, các ngành và các đoàn thểđã huy động từ nguồn vốn vay của nhà nước để hỗ trợ cho các hộ nghèo có vốn làm ăn, các chương trình giải quyết việc làm đã được Đảng uỷ, Chính quyền xã, các ban ngành
đoàn thể quan tâm nhưng vấn đề đáng quan tâm hiện nay là chất lượng lao
động nông nghiệp còn thấp, lao động trong các ngành nghề có trình độ chưa cao, số lao động nhàn rỗi chưa đủ việc làm còn phổ biến.
Với lực lượng lao động dồi dào tạo điều kiện thuận lợi đối với các ngành kinh tế có yêu cầu lao động phổ thông trình độ thấp, song khó khăn cho việc phát triển với những ngành kinh tếđòi hỏi trình độ công nghệ cao.
4.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn.
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013 toàn xã có 62,65 ha là diện tích
đất ở nông thôn, chiếm 8,6% diện tích đất tự nhiên.
Dân cư của xã Thanh Xuân được phân bố ở 8 thôn và 02 khu dân cư: thôn Trung, thôn Na, thôn Thanh Nhàn, thôn Bái Thượng, thôn Chợ Nga, thôn
Đồng Giá, thôn Thạch Lỗi, thôn Đồi Cốc, phố Thạch Lỗi, phố Kim Anh. Dân số của xã phân bố không đồng đều trên địa bàn các thôn, trong đó: tập trung
đông dân nhất là thôn Thạch Lỗi với dân số là 3.185 người, chiếm 31,23% tổng dân số toàn xã; thôn tập trung ít dân nhất là thôn Đồng Giá với dân số là 322 người, chiếm 3,15% tổng dân số toàn xã.
Hệ thống hạ tầng văn hoá phúc lợi, hạ tầng kỹ thuật trong các khu dân cư phần lớn đã đáp ứng được nhu cầu của người dân. Tuy nhiên hệ thống
đường thôn tại thôn Đồng Giá và thôn Thạch Lỗi vẫn còn một số ngõ chưa
được xây dựng kiên cố, vì vậy cần sự quan tâm đầu tư nhiều hơn của các cấp, các ngành, đặc biệt là mạng lưới giao thông của xã.
Vấn đề vệ sinh môi trường chưa được hoàn thiện, xã chưa có hệ thống thu gom và xử lý rác thải, nước thải. Nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình chủ yếu là chảy tràn trên bề mặt xuống các ao hồ, thấm vào đất đã phần nào gây ô nhiễm môi trường sống và đặc biệt gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước.
4.1.2.5. Cơ sở vật chất hạ tầng xã hội a, Trụ sở cơ quan.
Các công trình trụ sở cơ quan của xã cụ thể như sau: Trụ sở UBND xã, Đảng ủy, HĐND xã.
- Gồm 03 nhà: 01 nhà 02 tầng, 01 hội trường. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
- HTX NN Thạch Cốc: Diện tích khuôn viên 900 m2. - HTX NN Trung Na: Diện tích khuôn viên 600 m2. - HTX NN Thanh Thượng: Diện tích khuôn viên 850 m2.
b, Giao thông.
Trên địa bàn xã có đường quốc lộ 3 giữa tuyến giao thông từ Thái Nguyên về Hà Nội, có đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua, tỉnh lộ 131, Quốc lộ 2, do đó rất thuận lợi cho việc đi lại và giao lưu buôn bán của nhân dân với các xã lân cận, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu và phát triển kinh tế xã hội của toàn