Đối tượng, điều kiện được bồi thường hỗ trợ về đất

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2 đoạn Nội Bài - Vĩnh Yên thuộc địa bàn xã Thanh Xuân - huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội. (Trang 46 - 49)

Trên cơ sở căn cứ vào Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03 tháng 12 năm 2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc thu hồi đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, UBND thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số

18/2008/QĐ-UBND ngày 29/09/2008 về ban hành quy định về bồi thường, hỗ

trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố và thi hành thực hiện đến khi Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009, Thông tư

14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ra đời, một số nội dung được quy định cụ thể như sau:

Về điều kiện để người sử dụng đất được bồi thường 100% tiền đất khi Nhà nước thu hồi đất thì người sử dụng đất phải có đủ điều kiện quy

định tại Điều 8 của Nghị định 197/2004/NĐ - CP và khoản 4 Điều 14 và

điểm b khoản 2 Điều 67 Nghị định số 84/2007/NĐ - CP, ví dụ như: phải có GCNQSD đất theo quy định của pháp luật, có quyết định giao đất của các cơ quan có thẩm quyền, hộ gia đình, cá nhân có giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho QSD đất hoặc tài sản gắn liền với đất mà được UBND xã xác nhận là không có tranh chấp, GCNQSD đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính và cũng phải đủđiều kiện là được xác nhận không có tranh chấp…

Về bồi thường, hỗ trợ tài sản trên đất: Bồi thường nhà, công trình xây dựng trên đất được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật

Đất đai, Điều 6 của Nghị định 197/2004/NĐ-CP và khoản 1 phần II Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính. Cụ thể theo quy định của UBND thành phố trường hợp Nhà nước thu hồi đất mà người sử dụng đất được bồi thường chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai

tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định hiện hành vào số tiền

được bồi thường để hoàn trả ngân sách Nhà nước….

Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.

Đối với hộ gia đình, cá nhân khi bị thu hồi đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở trong khu dân cư nhưng không được công nhận là đất ở

thì ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp còn được hỗ trợ: Hỗ trợ bằng 50% giá đất ở của thửa đất đó đối với đất vườn, ao có thời hạn sử dụng lâu dài, bằng 30% nếu không có giấy tờ từ ngày 15/10/1993

đến trước ngày 01/7/2004.

Đối với bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân

được thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 197/2004/NĐ- CP; Điều 43 và Điều 48 của Nghị định 84/2007/NĐ-CP; Thông tư số

14/2008/TTLB-BTC-BTNMT; khoản 4 Điều 4 Nghị định số 17/2006/NĐ- CP (quy định đất nông nghiệp được bồi thường gồm: đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác).

Đối với bồi thường đất sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 197/2004/NĐ-CP và Điều 30 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP.

Bồi thường đối với đất ở quy định thực hiện theo Điều 13 của Nghị định 197/2004/NĐ-CP.

Đối với bồi thường cây trồng, vật nuôi thì quy định: cây trồng hoặc vật nuôi có thể di chuyển đến cơ sở mới, UBND quận, huyện căn cứ thực tế để quyết định mức hỗ trợ thiệt hại và chi phí di chuyển, nhưng mức hỗ

Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả xác định đối tượng được bồi thường và không được bồi thường

STT Loại đất Số hộ nằm trong diện thu hồi GPMB của dự án (hộ) Được bồi thường, hỗ trợ (hộ) Không được bồi thường, hỗ trợ (hộ) 1 Đất ở 207 207 0 2 Đất nông nghiệp 97 97 0 3 Đất phi nông nghiệp 02 02 0 4 Đất hành lang giáp

Quốc lộ 2 76 76 0

Tổng 382 382 0

(Nguồn: UBND xã Thanh Xuân)

Qua bảng 4.6 trên cho thấy Trung tâm Phát triển Quỹ đất, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng cùng chính quyền địa phương đã xác định và phân loại các đối tượng bồi thường, hỗ trợ theo từng loại sử dụng đất. Các

đối tượng được bồi thường, hỗ trợ đa phần đã ủng hộ Trung tâm Phát triển Quỹ đất về việc xác định các đối tượng và điều kiện được bồi thường mặc dù tiến độ còn chậm hơn nhiều so với dự kiến ban đầu. Đây là giai đoạn gặp rất nhiều khó khăn trong công tác lập hồ sơ bồi thường GPMB.

Đa phần người dân đều đồng tình với việc xác định đối tượng, điều kiện được bồi thường của nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn có một số hộ dân không đồng tình do việc xác định đối tượng được bồi thường còn nhầm lẫn do công tác quy chủ sử dụng đất chưa chính xác, vẫn còn có sự khác nhau về giá trị tài sản khi tiến hành định giá bồi thường. Công tác tổ chức, trình tự thực hiện, trách nhiệm của các cấp các ngành trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại dự án là theo đúng quy định của Nhà nước.

Mọi thắc mắc của người dân trong diện bị thu hồi giải toảđã được hội

đồng bồi thường giải phóng mặt bằng giải quyết thấu tình đạt lý, đảm bảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15/7/2007, Nghịđịnh 69/NĐ-CP ngày 13/8/2009 và các Quyết định liên quan.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2 đoạn Nội Bài - Vĩnh Yên thuộc địa bàn xã Thanh Xuân - huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội. (Trang 46 - 49)