0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đánh giá hiệu quả phòng hội chứng tiêu chảy ở lợn

Một phần của tài liệu MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỘI CHỨNG BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON THEO MẸ NUÔI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN BÌNH MINH, HUYỆN MỸ ĐỨC, HÀ NỘI VÀ BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ. (Trang 61 -69 )

Bảng 2.7: Hiệu quả phòng tiêu chảy ở lợn bằng Colistin sunfat (75%)

Tuổi (Tuần)

Lô sử dụng Lô không sử dụng Số lợn phòng (con) Số lợn mắc bệnh sau phòng (con) Tỷ lệ (%) Số lợn kiểm tra (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) 1 57 5 8,77 57 16 28,07 2 57 11 19,30 58 35 60,34 3 58 7 12,07 58 23 39,66 Tính chung 172 20 11,63 173 77 44,51

Qua bảng 2.7 ta thấy được việc sử dụng Colistin sunfat (75%) phòng tiêu chảy cho lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi mang lại hiệu quả rõ rệt, có sự chênh lệch khá lớn giữa lô sử dụng Colistin sunfat (75%) và lô không sử dụng. Lô sử dụng có tỷ lệ mắc tiêu chảy sau phòng thấp chiếm 11,63%, lô không sử dụng số lợn mắc bệnh chiếm 44,51%. Việc sử dụng thuốc Colistin sunfat (75%) để phòng tiêu chảy cho lợn con có hiệu quả cao, trên cơ sở đó em mạnh dạn khuyến cáo sử dụng Colistin sunfat (75%) để phòng tiêu chảy cho lợn con theo mẹ.

2.4.8. Đánh giá kết quđiu tr hi chng tiêu chy ln

Bảng 2.8: Phác đồđiều trị của hai lô điều trị

STT Diễn giải Đơn vị

tính Phác đồ 1 Phác đồ 2

1 Số lợn điều trị con 47 50

2

Thuốc sử dụng CP Nor 100 Nova Amcoli

Liều lượng ml 1ml/ 8 – 10kg thể trọng 1ml/ 5 – 10kg thể trọng

Cách sử dụng Tiêm bắp thịt ngày 1 lần trong 3 ngày liên tục Tiêm bắp thịt ngày 1 lần trong 3 ngày liên tục

Bảng 2.9: Kết quảđiều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn bằng hai loại thuốc CP Nor 100 và Nova Amcoli

STT Phác đồ điều trị Số lợn điều trị (con) Số ngày điều trị (ngày) Liều lượng (ml) Số lợn khỏi bệnh (con) Tỷ lệ (%) 1 CP Nor 100 47 3 1ml/ 5 – 10kg thể trọng 43 91,49 2 Nova Amcoli 50 3 1ml/ 8 – 10kg thể trọng 48 96,00

Em thực hiện liệu trình điều trị trong 3 ngày, sau 3 ngày điều trị những con nào chưa khỏi bệnh thì được coi là không khỏi bệnh của phác đồ đó và em dùng thuốc khác điều trị.

Qua bảng 2.9 ta thấy: Việc sử dụng các phác đồđiều trị khác nhau cho kết quả khác nhau. Trong 2 phác đồ em đã sử dụng, phác đồ 2 cho tỷ lệ khỏi bệnh cao nhất 96%. Khi điều trị bằng phác đồ 1, tỷ lệ khỏi bệnh thấp hơn đạt 91,49%. Phác đồ 2 có hiệu quả rõ rệt hơn phác đồ 1. Trên cơ sởđó, em mạnh dạn khuyến cáo sử dụng phác đồ 2 đểđiều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn.

2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị

2.5.1. Kết lun

Kết quả điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con tại trại lợn Bình Minh xã Phù Lưu Tế, MỹĐức, Hà Nội cho thấy:

+ Lợn con dưới 21 ngày tuổi mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy với tỷ lệ khá cao. Tỷ lệ mắc và chết do tiêu chảy thấp nhất ở lứa tuổi từ sơ sinh đến 7 ngày tuổi(20,87%; 4,17%), cao nhất ở lứa tuổi từ 8 đến 14 ngày tuổi (34,78%; 7,5%).

+ Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con của trại còn xảy ra với tỉ lệ cao 28,12%. Trong đó cao nhất là tháng 6 chiếm tỉ lệ 34% thấp nhất là tháng 10 chiếm 19,57%.

+ Tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy theo đàn chiếm 32,14%, theo cá thể là 28,12%.

+ Trong 5 tháng theo dõi, lợn cái có tỷ lệ mắc tiêu chảy nhiều hơn lợn đực nhưng không có sự chênh lệch đáng kể. Lợn cái chiếm 28,21% còn lợn đực chiếm 28,00%. Tỷ lệ mắc ở đây do nhiều nguyên nhân tác động trong đó sức đề kháng của lợn, thời tiết, môi trường… là chủ yếu.

+ Tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy ởđiều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh tốt thấp hơn lợn nuôi ởđiều kiện chăm sóc, vệ sinh kém.

+ Đối với lợn con tiêu chảy, triệu chứng điển hình để phát hiện bệnh, đó là triệu chứng phân loãng, tanh, khẳm, màu trắng, vàng hay nâu, có lẫn bọt khí lổn nhổn ở phân. Tỷ lệ lợn mắc bệnh có triệu chứng này rất cao chiếm 81,44%.

+ Việc sử dụng thuốc Colistin sunfat (75%) để phòng tiêu chảy cho lợn con có hiệu quả cao. Lô sử dụng có tỷ lệ mắc tiêu chảy sau phòng thấp chiếm 11,9%, lô không sử dụng số lợn mắc bệnh chiếm 44,51%.

+ Điều trị thử nghiệm cho thấy: Phác đồ 2 sử dụng Nova Amcoli có hiệu quảđiều trị bệnh tiêu chảy cao nhất với tỷ lệ khỏi 96%. Phác đồ 1 sử dụng CP Nor 100 có hiệu quảđiều trị bệnh tiêu chảy thấp hơn với tỉ lệ khỏi là 91,49%.

2.5.2. Tn ti

Thời gian thực tập nghề nghiệp ngắn có hạn nên một số kiến thức trên lớp chưa được áp dụng vào quá trình thực tập.

Trong trại thiếu một số dụng cụ hỗ trợ quá trình vệ sinh và phòng bệnh.

2.5.3. Đề ngh

Do thời gian thực tập ngắn nên còn một số vấn đề liên quan cần giải quyết trong đề tài chưa tiến hành được, rất mong được tiếp tục nghiên cứu:

- Nghiên cứu tình hình dịch bệnh chung trên đàn lợn nuôi tại trại.

- Nghiên cứu để đưa ra một quy trình vệ sinh chăm sóc để hạn chế tới mức tối đa hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn con theo mẹđược nuôi tại trại.

- Có thể sử dụng rộng rãi phác đồ 2 sử dụng Nova Amcoli trong điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU TIẾNG VỆT

1. Vũ Triệu An (1978), Đại cương sinh lý bệnh, NXB Y học.

2. Nguyễn Quế Côi, Nguyễn Nguyệt Cầm (2006), Tình hình dịch bệnh và kết quả bước đầu áp dụng lịch tiêm phòng trên đàn lợn tại xã Vĩnh Lâm huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị, Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Trần Cừ (1975), Cơ sở sinh lý của nuôi dưỡng lợn con, Nxb khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

4. Lê Minh Chí (1995), Bệnh tiêu chảy ở gia súc, Hội thảo khoa học, Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, Hà Nội, Tr. 20 - 22.

5 . Cù Xuân Dần, Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan (1996), Sinh lý học gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Phạm Hùng, Đỗ Văn Khiên, Dư Đình Quân, Võ Thành Thìn, Đỗ Thanh

Tâm, Lê Thị Sương (2002-2003), Sự biến động hàm lượng kháng thể thụ động chống lại vius dịch tả lợn ở lợn con, Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y, phần Thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 18 - 23.

7. Hoàng Văn Hoan, Cù Hữu Phú, Nguyễn Thị Hiền, Phạm Thị Tuyết, Nguyễn Thị Bích Thủy (2002-2003), Nghiên cứu chế phẩm kháng sinh tổng hợp Enrofloxin để phòng và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn gây hội chứng tiêu chảy ở lợn, Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y, phần Thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 329 - 343.

8. Đào Trọng Đạt (1966), Bệnh lợn con ỉa cứt trắng, Nxb Nông nghiệp, Tr. 5 - 30.

9. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng (1986), Bệnh gia súc non, Nxb

10. Phạm Sỹ Lăng (2002), Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Phạm Sỹ Lăng (2009), “Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn ở lợn và biện pháp

phòng tri”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XVI (6), Tr. 80 - 85. 12. Nguyễn Bá Hiên (2001), Một số vi khuẩn đường ruột thường gặp và biến

động của chúng ở gia súc khoẻ mạnh và bị tiêu chảy nuôi tại vùng ngoại thành Hà Nội, Luận án tiến sỹ nông nghiệp.

13. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.

14. M.philipcinec, Vũ Khắc Hùng (2002-2003), “Nghiên cứu và so sánh các

yếu tố độc lực của các chủng E.Coli phân lập từ lợn con bị bệnh tiêu chảy ở Cộng hòa Slovakia”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Lê Văn Nam, Trần Đình Bình (1998), Hướng dẫn phòng và trị bệnh lợn con cao sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Đỗ Ngọc Thúy, Nguyễn Xuân Huyên, Âu Xuân Tuấn, Văn Thị Hường, Đào Thị Hảo, Vũ Ngọc Quý (2002

- 2003), Kết quảđiều tra tình hình tiêu chảy của lợn con theo mẹ tại một số

trại miền bắc Việt Nam, xác định tỷ lệ kháng kháng sinh và các yếu tố gây bệnh của các chủng E.Coli phân lập được, Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y, phần Thú y, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, Tr. 106 - 119.

17. Lê Hữu Phước (1997), “Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm không khí đến tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng”, Tạp chí khoa học thú y, tập 4.

18. Phan Đình Thắm (1995), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 26 - 27.

19. Đỗ Ngọc Thúy, Darren Trott, Ian Wilkie, Cù Hữu Phú (2002-2003), Đặc

tính kháng nguyên và vai trò gây bệnh của vi khuẩn Enterotoxigenic escherichia coli gây bệnh tiêu chảy lợn con ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y, phần Thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 59 - 69.

20. Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Ngọc Nhiên, Cù Hữu Phú, Nguyễn Thị Sở, Trần Thị Thu Hà (1989), Nghiên cứu vaccine đa giá Salco Phòng bệnh

ỉa chảy cho lợn con, Kết quả nghiên cứu KHKT thú y 1985 - 1989, Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 54 - 58.

21. Nguyễn Thiên Thu, Nguyễn Văn Quang, Lê Văn Tạo, Đào Duy Hưng, Lê Lập, Lê Thị Thi, Lê Thị Mỹ, Nguyễn Thị Xuân Hằng (2002-2003),

Nghiên cứu về sản xuất kháng thể khác loài từ lòng đỏ trứng gà phòng trị

bệnh ỉa chảy do E.coli và Salmonella ở lợn con, Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y, phần Thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 69 - 79.

22. Phạm Ngọc Thạch (1996), Một số chỉ tiêu lâm sàng phi lâm sang ở trâu viêm ruột ỉa chảy và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sỹ nông nghiệp Hà Nội, Tr. 20 - 32.

II. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI

23. Bertschinger, H. U. a. F. J. M. (1999), Escherichia coli infection, In

Diseases of swine, pp. 431 - 468.

24. Laval.A. Incidence dese enterites duporc, Báo cáo tại "Hội thảo thú y về bệnh lợn do Cục thú y tổ chức tại Hà Nội ngày 14/11/1997.

25. Grigg, D.J, M.C.Hall, Y.F.Jin, and I.J. V.piddock (1994) Quinolon

resistance in Veterinary Isotales of Salmonella, J.Antinicrobiological Chemotherapy JJ, pp. 1173-1189.

26. Plonait H, Bickhardt (1997), Salmonellosis infection and salmonellosw

Lehrbuchder Schwine Kran Kheiten, Parey Buchverlag, Berlins, pp.334 -

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI

Hình 1: Lợn con tiêu chảy Hình 2: Lợn con tiêu chảy phân trắng

Hình 3: Thuốc Nova Amcoli và

CP Nor 100

Hình 4: Lợn con tiêu chảy giảm bú

Hình 5: Tiêm heo nái sau đẻ Hình 6: Phân vàng, nhớt lẫn bọt khí

Hình 7: Phân màu trắng Hình 8: Lợn con tiêu chảy nôn ra sữa

Hình 9: Lợn con tiêu chảy lông xù,

bụng hóp

Hình 10: Điều trị lợn con

Một phần của tài liệu MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỘI CHỨNG BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON THEO MẸ NUÔI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN BÌNH MINH, HUYỆN MỸ ĐỨC, HÀ NỘI VÀ BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ. (Trang 61 -69 )

×