Kết quả điều tra số lợn chết do tiêu chảy theo tuổi

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ hội chứng bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ nuôi tại công ty cổ phần phát triển Bình Minh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội và biện pháp khống chế. (Trang 59 - 61)

Bảng 2.6: Tỷ lệ lợn chết do mắc tiêu chảy theo tuổi Tuổi (Tuần) Số lợn bị tiêu chảy (con) Số lợn chết (con) Tỷ lệ (%) 1 24 1 4,17 2 40 3 7,5 3 33 2 6,06 Tính chung 97 6 6,19

Qua bảng ta thấy được lợn mắc tiêu chảy chết chiếm 6,19% điều này gần đúng với Cù Hữu Phú và cs (2002-2003) [16], "Kết quảđiều tra tình hình tiêu chảy của lợn con theo mẹ tại một số trại lợn miền Bắc Việt Nam, xác định tỷ lệ kháng sinh và các yếu tố gây bệnh của các chủng E.coli phân lập được" cho thấy: Lợn con theo mẹ bị mắc bệnh tiêu chảy với tỷ lệ trung bình là 28,36% và tỷ lệ chết trung bình là 4,45% so với tổng số lợn mắc bệnh.

Lợn chết chủ yếu ở giai đoạn 2 tuần tuổi chiếm 7,5%. Lợn chủ yếu chết ở giai đoạn này là do trong giai đoạn này, cùng với sự giảm chất dinh dưỡng trong sữa mẹ thì hàm lượng kháng thể cũng giảm đi rất nhiều so với tuần đầu.

Do đó cơ thể của lợn con mất đi yếu tố miễn dịch tiếp thu thụ động do mẹ truyền cho qua sữa. Hơn nữa trong giai đoạn này, hệ miễn dịch của lợn con lúc này vẫn chưa đủ khả năng sản sinh ra kháng thểđể chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài, làm cho sức đề kháng và khả năng chống chịu bệnh tật của cơ thể kém, làm lợn dễ mắc bệnh, đặc biệt là hội chứng tiêu chảy ở lợn con. Giai đoạn này tỷ lệ mắc và chết do hội chứng tiêu chảy ở lợn con là cao nhất, điều này đúng với Phạm Sỹ Lăng (2002) [10].

Tiếp đến là tuần thứ 3 tỷ lệ chết do tiêu chảy chiếm 6,06%. Ở giai đoạn này, cơ thể lợn đã dần quen và có khả năng đáp ứng với những thay đổi của môi trường, sức đề kháng của cơ thểđược củng cố và nâng cao. Mặt khác, trong giai đoạn này lợn con đã được cho tập ăn cám, do đó đã khắc phục được sự thiếu hụt về dinh dưỡng của cơ thể. Đồng thời hệ thần kinh cũng đã phát triển hơn, đã điều hoà được thân nhiệt và các yếu tố stress bất lợi từ môi trường, hệ tiêu hoá cũng đã phát triển hoàn thiện hơn để tiêu hoá thức ăn bên ngoài.

Tỷ lệ lợn con chết do hội chứng tiêu chảy thấp nhất ở giai đoạn 1 chiếm 4,17% trong giai đoạn này lợn con sống hoàn toàn phụ thuộc vào sữa mẹ, sữa mẹ cũng đáp ứng đủ cho lợn con sinh trưởng và phát triển bình thường.

Mặt khác trong giai đoạn này, lợn con được hấp thu một lượng kháng thể có hàm lượng rất cao trong sữa đầu, do đó lợn con được miễn dịch thụ động, chống lại các tác nhân bất lợi từ môi trường. Hơn nữa, hàm lượng sắt tích luỹ trong cơ thể từ thời kỳ bào thai, hàm lượng sắt được cung cấp từ sữa đầu và hàm lượng sắt được bổ sung từ ngoài vào sau 3 - 5 ngày tuổi, đảm bảo cho lợn con phát triển bình thường.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ hội chứng bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ nuôi tại công ty cổ phần phát triển Bình Minh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội và biện pháp khống chế. (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)