Thứ nhất: Tăng trưởng nguồn vốn huy động
Huy động vốn là nghiệp vụ tạo nên nguồn vốn của NHTM, thông qua việc ngân hàng nhận ký thác và quản lý các khoản tiền từ khách hàng theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi đáp ứng nhu cầu vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn nên đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả của ngân hàng.
Huy động vốn là nền tảng, quyết định đến sự phát triển của NHTM. Thông qua nghiệp vụ huy động vốn, NHTM hình thành nguồn vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh, thực hiện các nghiệp vụ cho vay, tài trợ, đầu tư, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán, ủy thác,…tạo ra lợi nhuận cho NHTM, đảm bảo cho sự phát triển vững mạnh của NHTM.
Các ngân hàng xây dựng giải pháp cụ thể nhằm thu hút vốn huy động nhàn rỗi, với các hình thức không kì hạn, có kì hạn, huy động bằng việc phát hành giấy tờ có giá, vay từ TCTD khác và từ NHNN với chi phí phù hợp nhằm tìm kiếm nguồn vốn với chi phí thấp nhất tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Do đó, để tăng trưởng doanh số tín dụng trước hết cần phải tăng trưởng nguồn vốn huy động bằng nhiều giải pháp:
Có các chính sách ưu đãi để thu hút khách hàng tiềm năng: ưu đãi về lãi suất khi gửi số tiền lớn, các chương trình bóc thăm trúng thưởng,…
Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng của đội ngũ ngân viên, đặc biệt là đội ngũ giao dịch viên.
Có các chính sách giữ chân khách hàng lớn, khách hàng cũ như tặng quà nhân dipk sinh nhật, lễ, tết,…
Thứ hai: Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt
Trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào, thì cơ chế chính sách giá cả đóng vai trò rất quan trọng, là kim chỉ nam để người bán hàng đưa ra phán quyết khi đồng ý bán hàng cho khách. Và trong hoạt động tín dụng cũng vậy, giá của đồng vốn ngoài việc được tính toán một cách hợp lý cũng cần có chế độ: phạt, xử và thưởng cho từng khách hàng.
Lãi suất cho vay được xác định bằng chi phí vốn huy động, cộng với chi phí dự phòng, cộng với các chi phí khác, cộng với lợi nhuận dự tính, trừ đi các khoản thu được do khách hàng vay mang lại như (lãi tiền gửi, phí dịch vụ phi tín dụng). Với cách xác định lãi suất như vậy, Chi nhánh cần xây dựng một chính sách lãi suất
linh hoạt, báo cáo ngân hàng cấp trên để chủ động thực hiện. Tuỳ theo kỳ hạn, loại tiền, loại hình cho vay, đối tượng khách hàng, mà ngân hàng áp dụng mức lãi suất và phí khác nhau. Bản chất của ngân hàng cũng là hoạt động vì lợi nhuận, thế nhưng ngân hàng lại còn phải lựa chọn khó khăn nào là chính đáng nhất, cần thiết nhất, thêm vào đó, ngân hàng cũng là một tổ chức đặc biệt, hoạt động vì sự phát triển của kinh tế xã hội và chính bản thân ngân hàng.
Xây dựng chính sách lãi suất, mỗi loại khách hàng có mức độ tín nhiệm khác nhau với những tông độ thực hiện lời hứa khác nhau, chính vì vậy mức giá cả áp dụng cho họ cũng nên có sự khác nhau, một chính sách lãi suất linh hoạt sẽ cho thấy đồng vốn đi ra từ NH mình có trách nhiệm hơn với DN vay và với xã hội. Một chính sách giá khôn khéo sẽ duy trì quan hệ lâu dài với khách hàng có độ tín nhiệm cao đồng thời thu hút được DN có năng lực tài chính tốt.
Với chính sách thưởng cho khách hàng vay có thái độ tuân thủ trả nợ đúng thời hạn và chưa từng quá hạn lần nào trong quá trình vay, không chỉ bằng việc nâng điểm xếp hạng tín nhiệm cho lần vay tiếp theo, mà nên có mức ưu đãi về lãi suất, thì dù là mức chênh lệch có nhỏ so với lãi suất thực phải chịu thì DN vay sẽ có được sự cổ vũ lớn và sẽ có thái độ tích cực hơn vào những mối quan hệ về sau. Chính sách thưởng này cũng có thể được áp dụng với những DN vay có sử dụng dịch vụ kép (trả lương qua thẻ cho công nhân viên, thuê két sắt, tiền gửi các loại…) thì sẽ được ưu đãi hỗ trợ một phần nhỏ lãi suất khi vay.
Tóm lại, mức lãi suất có thể thay đổi một cách linh hoạt theo thị trường, phù hợp từng khách hàng, nhóm khách hàng, phù hợp với mức độ rủi ro của từng khoản vay, áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận theo thị trường nhưng nằm trong khung lãi suất quy định của hệ thống NHNN, dựa trên nguyên tắc bù đắp được chi phí, rủi ro và có lãi.
Cụ thể, tùy từng đối tượng khách hàng, ngân hàng phải xây dựng chính sách tín dụng riêng biệt nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng với mức chi phí tương ứng mức rủi ro của từng nhóm khách hàng nhằm đảm bảo lợi nhuận thu được.