Định hướng phát triển chung

Một phần của tài liệu Tác động của rủi ro tín dụng đối với khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 62 - 63)

Ổn định để phát triển bền vững là mục tiêu mà hệ thống ngân hàng Việt Nam đang hướng tới. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu rộng và mở cửa thị trường, theo đó tác động của kinh tế toàn cầu, tiến bộ khoa học công nghệ, áp lực cạnh tranh của đối thủ trong và ngoài nước sẽ tác động mạnh mẽ hơn đến hệ thống kinh tế tài chính trong nước. Để phù hợp với xu hướng hội nhập cần sự năng động của hệ thống tài chính, đặc biệt là các định chế tài chính trong nước phải được vững mạnh và hiệu quả. Trải qua quá trình đổi mới và phát triển, khu vực ngân hàng Việt Nam mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song trong giai đoạn phát triển tới, cần phải tập trung phấn đấu nâng cao năng lực tài chính và năng lực hoạt động bắt kịp tốc độ phát triển của ngân hàng một số nước phát triển trong khu vực. Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm 2020 phải đảm bảo phát triển một hệ thống ngân hàng vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh và năng động, hỗ trợ và đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế. Đồng thời, phải hướng tới một nền tảng công nghệ ngân hàng sẵn sàng đối mặt với những thách thức của tự do hóa và toàn cầu hóa. Cụ thể:

Tiếp tục hội nhập và mở cửa thị trường: hội nhập kinh tế quốc tế được coi là

xu hướng chủ đạo chi phối sự phát triển của ngành Ngân hàng, tạo nhiều cơ hội cho sự phát triển của khu vực tài chính - ngân hàng. Trong lộ trình từng bước hội nhập quốc tế, các NHTM Việt Nam gặp không ít khó khăn, thách thức, đồng thời cũng có nhiều thời cơ cho các NHTM Việt Nam đứng vững trong hội nhập quốc tế – xu hướng tất yếu của thời đại. Do đó, để tồn tại, phát triển trong cạnh tranh đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải chủ động đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý, hiện đại hoá hệ thống thanh toán, nhanh chóng tiếp cận và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới nhằm nâng cao hiệu quả và đứng vững trong cạnh tranh, mở rộng chi nhánh đầu tư ra thị trường thế giới. Trước yêu cầu hội nhập quốc tế, Ngân

hàng Nhà nước (NHNN) cũng không ngừng nỗ lực, củng cố quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, tìm kiếm mở rộng quan hệ với các đối tác tiềm năng nhằm tăng cường huy động, hỗ trợ cả về tài chính và kỹ thuật cho Việt Nam.

Đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng: Một đặc điểm riêng của hoạt

động kinh doanh ngân hàng là sản phẩm dịch vụ ngân hàng mang tính bổ trợ cao. Phát triển sản phẩm, dịch vụ là hướng đi bền vững cho NHTM. Đa dạng hóa sản phẩm là điểm mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng.

Nâng cao năng lực quản trị ngân hàng: xây dựng các qui chế quản lý và hoạt

động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị nguồn vốn, kiểm tra kiểm toán nội bộ, xây dựng quy trình tín dụng hiện đại và hoàn thiện sổ tay (hoặc cẩm nang) tín dụng, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ chỉ số an toàn và hiệu quả kinh doanh NH phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn VN. Việc nâng cao năng lực quản trị sẽ giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Để nâng cao năng lực quản trị, quản trị NHTM cần được quan tâm từ nhiều hướng, cả trên góc độ tổng thể như xác định mục tiêu, chiến lược đến tổ chức, hoạt động và quản trị nội bộ, trong đó có quản trị rủi ro, quản trị tài chính, quản trị nhân lực, ...

Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, phát triển ngân hàng điện tử: giao dịch

ngân hàng điện tử đang trở thành xu hướng phát triển tất yếu trong phương tiện thanh toán bởi tính tiện lợi cho người sử dụng cũng như tính hiệu quả đối với ngân hàng cung cấp dịch vụ; để dịch vụ ngân hàng điện tử được vận hành tốt đòi hỏi ngân hàng không ngừng đầu tư, phát triển hệ thống công nghệ ngân hàng. Nhiều sản phẩm dịch vụ như Internet Banking, mobile Banking, SMS Banking… đang được các ngân hàng đầu tư với chất lượng cao và ngày càng cải thiện.

Chú trọng đào tạo cán bộ, nâng cao chế độ phúc lợi, lương thưởng: nhằm,

nâng cao trình độ nhận thức, kỹ năng nghiệp vụ ngân hàng và tạo sự gắn kết giữa ngân hàng và đội ngũ nhân viên.

Một phần của tài liệu Tác động của rủi ro tín dụng đối với khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 62 - 63)