Hoàn thiện hệ thống kiểm soát hỗ trợ hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Tác động của rủi ro tín dụng đối với khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 67 - 69)

Các NHTM cần phải xây dựng hệ thống kiểm soát hoạt động cho vay nhằm phát hiện các khoản vay có vấn đề. Các khoản nợ có tầng suất nhảy nợ nhóm 1, nhóm 2 nhiều lần trong một chu kì để kiếm soát, tìm hiểu nguyên nhân nhằm đưa ra giải pháp cụ thể. Thành lập bộ phận riêng chuyên biệt để thống kê, báo cáo, kiểm soát các khoản nợ có vấn đề, các khoản nợ có tằng suất nhảy nợ nhóm 1, nhóm 2 nhiều lần.

Thứ nhất: Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát

Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát một cách thường xuyên sẽ có tác dụng to lớn trong việc phòng ngừa, hạn chế rủi ro có thể xảy ra, khắc phục tốt nhất hậu quả xấu có thể gây ra, bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng nói riêng và toàn bộ hoạt động của ngân hàng nói chung.

 Phải thực hiện thường xuyên và nghiêm túc việc theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng một cách chặt chẽ để đảm bảo rằng họ không sử dụng vốn đó sai mục đích như quy định trong hợp đồng tín dụng. Ngân hàng cần thường

xuyên cập nhật các thông tin tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, hiểu rõ những thuận lợi và khó khăn mà khách hàng đang gặp phải, từ đó có thể tư vấn, có những hỗ trợ hoặc phối hợp cần thiết để đáp ứng thêm nhu cầu vay vốn của khách hàng; đồng thời có các biện pháp giải quyết, xử lý các khó khăn phát sinh một cách thuận lợi nhất cho cả 2 bên, đảm bảo an toàn tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng.

 Công tác định kỳ xem xét đánh giá lại khoản vay cần phải thực hiện nghiêm túc, chi tiết và kỹ lưỡng. Kịp thời nắm bắt tình hình của khách hàng, kiểm tra đánh giá lại tài sản đảm bảo, phát hiện kịp thời các bất lợi và đưa ra những điều chỉnh cần thiết để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra cũng như đáp ứng kịp thời các nhu cầu phát sinh của khách hàng tín dụng đủ điều kiện.

 Đối với vấn đề kiểm soát nội bộ, các ngân hàng nên chủ động bố trí thường xuyên hoặc định kỳ kiểm tra chéo, rà soát lại toàn bộ các hồ sơ tín dụng, các chứng từ liên quan, việc tuân thủ quy trình tín dụng, các quy định của pháp luật.

Thứ hai: Nâng cao tác nghiệp của cán bộ tín dụng

Cán bộ tín dụng là yếu tố trung tâm và quan trọng nhất đối với việc nâng cao chất lượng tín dụng ở ngân hàng. Cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm và tinh thông nghiệp vụ, thông thường đều có những đánh giá chính xác và quản lý vốn vay chặt chẽ và hiệu quả. Vì vậy, để nâng cao trình độ cán bộ tín dụng cần quan tâm một số giải pháp sau:

 Ngân hàng cần tiếp tục chuẩn hoá cán bộ tín dụng và quy định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn, chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với cán bộ tín dụng. Song song với việc chuẩn hoá cán bộ tín dụng, ngân hàng cần xây dựng kế hoạch đào tạo có tầm nhìn dài hạn hơn. Bên cạnh việc đào tạo chuyên môn, ngân hàng cũng cần tổ chức cho cán bộ tín dụng học hỏi thêm những kiến thức đa ngành về xây dựng, kỹ thuật… để trợ giúp cho công tác thẩm định dự án, phương án vay vốn của khách hàng.

 Trong kế hoạch đào tạo cán bộ, ngân hàng cũng cần chú ý đến hiệu quả và chất lượng đào tạo, đào tạo phải phù hợp với từng cán bộ nhằm mang lại hiệu quả

thiết thực. Chương trình đào tạo phải phù hợp với công việc và nhiệm vụ được giao, bố trí sử dụng hợp lý và có hiệu quả cán bộ tuỳ theo năng lực chuyên môn và trình độ của mỗi người.

 Bên cạnh việc tăng cường trình độ chuyên môn cho cán bộ, ngân hàng cũng cần hết sức coi trọng việc bồi dưỡng đạo đức, phẩm chất để cán bộ tín dụng có ý thức nâng cao tinh thần trách nhiệm. Bảo vệ lợi ích chung của đơn vị, đề cao lương tâm trách nhiệm của người làm công tác tín dụng. Ngân hàng cần thường xuyên hướng dẫn cán bộ tín dụng bám sát cơ sở, tiếp cận khách hàng để nắm vững kịp thời những biến động từ phía khách hàng, trên cơ sở đó giúp ngân hàng chủ động trong việc quản lý và điều tiết các hoạt động tín dụng.

 Công tác đào tạo cán bộ cũng cần chú ý đến mặt tư tưởng của cán bộ tín dụng. Cần tránh tối đa tâm lý chủ quan hoặc quá tin tưởng vào mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng mà không thực hiện tuân thủ đúng trình tự, quy trình cho vay. Trong việc xét duyệt cho vay, ngân hàng cần hướng dẫn cán bộ tín dụng không nên chạy theo số lượng mà lơ là chất lượng của khoản vay.

Một phần của tài liệu Tác động của rủi ro tín dụng đối với khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 67 - 69)