Kiểm định tính vững của kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Vốn xã hội, sự ưa thích rủi ro và quyết định chơi hụi trường hợp nghiên cứu ở tỉnh bạc liêu (Trang 82)

Kết quả kiếm định với mô hình Tobit cho thấy, hệ số hồi quy của các biến độc lập hầu như không có sự biến động lớn giữa các mô hình. Điều này chứng tỏ kết quả nghiên cứu có tính ổn định và đáng tin cậy.

Bảng 5.14. Kết quả kiểm định tính vững của kết quả nghiên cứu với mô hình Tobit

Mô hình (1) Mô hình (2) Biến Hệ số (Robust) Tác động biên Z Hệ số (Robust) Tác động biên Z

Số lượng tổ chức tham gia -0,372 -0,160 -1,16 -0,226 -0,097 -0,72

Điểm phần trăm dự họp 0,003 0,001 0,39 0,001 0,0013 0,39

Số lượng bạn thân 0,095* 0,041* 3,71 0,103* 0,044* 4,00

Lòng tin 1,800* 0,775* 6,37 1,760* 0,756* 6,12

Sự hợp tác -0,148** -0,064** -2,09 -0,126** -0,054** -1,82

Bàng quan với rủi ro Thích rủi ro Tuổi 2,656* 3,058* 0,027** 1,144* 1,317* 0,011** 7,32 6,83 2,06 2,786* 3,102* 0,045 1,197* 1,333* -0,019 7,68 6,93 0,58 Tuổi bình phương - - - -0,000 0,000 -0,43 Giới tính 0,620* 0,267* 2,78 0,636* 0,273* 2,77 Tình trạng hôn nhân -0,247 -0,106 -1,09 -0,131 -0,056 -0,57 Nghề nghiệp 1,060* 0,457* 3,34 1,012* 0,434* 3,10 Thu nhập 0,112 0,048 1,58 0,404* 0,173* 5,21 Thu nhập bình phương - - - -0,005* -0,002* 3,88 Tuổi chủ hộ -0,023** -0,010** -2,4 -0,011 0,004 0,15 Tuổi chủ hộ bình phương - - - -0,000 -0,000 -0,33 Giới tính chủ hộ -0,789* -0,340* -2,62 -0,835* -0,359* -2,64 Thu nhập của hộ 0,110* 0,047* 3,7 - - -

Thu nhập của hộ bình phương - - - - - -

Số thành viên của hộ -0,278* -0,121* -2,65 0,018 0,007 0,05

Số thành viên bình phương - - - -0,006 -0,002 -0,15

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận

Trên cơ sở dữ liệu thu thập từ 738 đáp viên là những người dân đang sinh sống trên địa bàn 7 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bạc Liêu gồm huyện Đông Hải, huyện Phước Long, huyện Hồng Dân, huyện Hòa Bình, huyện Vĩnh Lợi, thị xã Giá Rai và thành phố Bạc Liêu, mục tiêu của bài viết là nhằm phân tích ảnh hưởng của yếu tố vốn xã hội (bao gồm mạng lưới xã hội, lòng tin và sự hợp tác) và sự ưa thích rủi ro của các cá nhân đến quyết định tham gia hụi và số tiền góp hụi hàng tháng của họ. Kết quả nghiên cứu về thực trạng chơi hụi từ mẫu khảo sát cho thấy: Hụi đã và đang là loại hình tín dụng rất phổ biến trên địa bàn với 61,38% người dân tham gia, với mục đích chủ yếu là nhằm huy động nhanh chóng nguồn vốn để đáp ứng cho những nhu cầu thiết yếu của bản thân và gia đình cũng như nhằm tìm kiếm lợi ích (lãi suất) cao hơn so với việc tự tiết kiệm hoặc gửi tiền vào các tổ chức tín dụng chính thức. Hình thức hụi mà người dân tham gia cũng rất đa dạng, nhưng phần đông vẫn là hụi một tháng, chiếm tỷ trọng 75,94% mẫu khảo sát. Và để được lĩnh hụi, bình quân mỗi người phải trả mức lãi suất (bỏ lãi) lên đến 10,64% giá trị phần hụi tham gia, trường hợp cao nhất lên đến khoảng 33,3%.

Kết quả phân tích bằng mô hình hồi quy Probit về ảnh hưởng của yếu tố vốn xã hội và sự ưa thích rủi ro đến quyết định tham gia hụi của các cá nhân cũng cho thấy: Những cá nhân có nhiều người bạn thân hơn (mạng lưới phi chính thức rộng hơn), cá nhân có lòng tin vào những người xung quanh, cá nhân là người bàng quan với rủi ro và cá nhân thích rủi ro sẽ có xác suất tham gia hụi cao hơn những ngưởi khác. Ngược lại, việc cá nhân tham gia vào các nhóm/tổ chức/hiệp hội (mạng lưới xã hội chính thức) lại được nhận thấy có tác động tiêu cực đến xác suất tham gia hụi của họ. Nguyên nhân có thể là vì hầu hết các nhóm/tổ chức/hiệp hội mà cá nhân tham gia đều là những tổ

chức hoạt động vì mục đích chính trị chứ không nhằm mục tiêu hình thành các dây hụi giữa các thành viên. Đồng thời, việc tham gia như vậy có thể đã giúp họ nâng cao uy tín của bản thân, và qua đó dễ dàng tiếp cận với tín dụng từ các ngân hàng thương mại cũng như từ những thành viên khác trong tổ chức khi cần thiết và do đó sẽ có xu hướng ít tham gia vào các dây hụi hơn.

Về số tiền góp hụi của các cá nhân, kết quả ước lượng từ mô hình Tobit đã chỉ ra rằng: Những cá nhân có nhiều bạn thân hơn (mạng lưới phi chính thức rộng hơn); cá nhân có lòng tin vào những người xung quanh; cá nhân là người bàng quan với rủi ro và cá nhân là người thích rủi ro sẽ tham gia hụi với số tiền cao hơn người khác. Một điểm khác biệt đáng chú ý của nghiên cứu này chính là: Những cá nhân có tinh thần hợp tác cùng người khác lại có xu hướng tham gia hụi với số tiền thấp hơn. Điều này có thể xuất phát từ nguyên nhân là do hụi chủ yếu được xem như là một tổ chức mà thông qua đó các cá nhân có thể huy động vốn nhanh chóng nhằm đáp ứng cho những nhu cầu thiết yếu của bản thân và gia đình cũng như là nhằm mục đích tìm kiếm lợi ích (lãi suất) cao hơn so với việc gửi tiết kiệm vào các tổ chức tín dụng chính thức chứ không phải nhằm hợp tác, chia sẻ khó khăn cùng cộng đồng xung quanh.

6.2. Kiến nghị

Từ thực tế kết quả nghiên cứu về hoạt động chơi hụi của những người dân trên địa bàn, tác giả xin kiến nghị một số giải pháp nhằm giúp cho hoạt động chơi hụi được an toàn và hiệu quả hơn như sau:

Đối với thành viên tham gia dây hụi

Kết quả từ nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng, yếu tố lòng tin đóng một vai trò rất tích cực trong quyết định tham gia hụi của các cá nhân. Và cũng do tin tưởng nên hầu như giữa những người chơi và chủ hụi không lập bất cứ hợp đồng gì. Hậu quả là, rất nhiều trường hợp chủ hụi đã lợi dụng lòng tin của những người tham gia để lừa

đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của họ. Chính vì vậy, khi quyết định tham gia hụi, ngoài lòng tin, mỗi người dân cũng cần tiến hành đánh giá và lựa chọn chủ hụi một cách kỹ càng. Họ không chỉ phải là người có uy tín cao trong cộng đồng dân cư mà còn cần phải có tài sản đảm bảo đủ khả năng chi trả cho các thành viên khác nếu để xảy ra tình trạng một thành viên nào đó giựt hụi. Các thành viên trong dây hụi cũng nên yêu cầu chủ hụi phải dùng những tài sản có giá trị tương đương hoặc cao hơn giá trị dây hụi như nhà ở, đất đai... để làm vật đảm bảo cho khả năng chi trả đối với các thành viên nếu lỡ có rủi ro xảy ra. Điều này không chỉ góp phần làm giảm rủi ro cho các thành viên mà nó còn giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm của chủ hụi trong việc kêu gọi thành viên tham gia và quản lý dây hụi của mình.

Nhằm hạn chế tối đa rủi ro phát sinh, nghiên cứu cũng khuyến nghị người dân chỉ nên tham gia vào các dây hụi với thành viên và chủ hụi là những người thuộc mạng lưới xã hội của mình (như bà con, hàng xóm, láng giềng, bạn bè thân thiết....) vì sự gần gũi quen biết như vậy có thể giúp người chơi dễ dàng giám sát lẫn nhau việc thực hiện nghĩa vụ góp hụi của từng thành viên, đặc biệt là sau khi thành viên nào đó đã lĩnh hụi, đồng thời cũng nhằm ngăn chặn và áp dụng các biện pháp cưỡng chế kịp thời khi nhận thấy họ có những biểu hiện bất thường hoặc có ý định giựt hụi.

Và mặc dù hụi có thể được xem là hình thức đầu tư mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với gửi tiết kiệm, và những người tham gia thường là người không sợ rủi ro, nhưng nghiên cứu cũng khuyến nghị những đến người tham gia chỉ nên dùng số tiền tiết kiệm chưa thật sự cần thiết sử dụng của bản thân (hoặc của gia đình) để tham gia chứ không nên vay mượn từ bên ngoài để tránh lâm vào cảnh nợ nần chồng chất khi có chuyện không may xảy ra. Tuy nhiên, cũng không nên sử dụng toàn bộ số tiền đó để tham gia vào các dây hụi mà nên có sự phân tán vào nhiều hình thức đầu tư khác, ví dụ như gửi tiết kiệm vào các ngân hàng, để giảm thiểu tối đa rủi ro mất toàn bộ số tiền mà bản thân và gia đình đã vất vả lao động trong rất nhiều năm mới tích cóp được.

Đối với chủ dây hụi

Kết quả từ nghiên cứu đã cho thấy: Những người quyết định tham gia vào hình thức hụi thường là người có lòng tin vào người khác, đặc biệt là phải có lòng tin vào chủ hụi rằng họ sẽ không bỏ trốn cùng với số tiền góp hụi từ các thành viên và rằng họ sẽ có đủ khả năng để chi trả cho những thành viên còn lại nếu để xảy ra tình trạng một hoặc một số thành viên giựt hụi. Chính vì thế, để thu hút được thành viên tham gia vào các dây hụi, nhất thiết chủ hụi phải tạo dựng được lòng tin nơi họ. Và để làm được điểu này, như đã phân tích ở trên, ngoài việc phải tạo dựng được uy tín cao với mọi người, chủ hụi cũng có thể sử dụng những tài sản có giá trị của mình như nhà cửa, đất đai hoặc những tài sản có giá trị khác để làm "vật đảm bảo" cho khả năng chi trả đối với các thành viên nếu để xảy ra tình trạng vỡ hụi.

Nghiên cứu cũng khuyến nghị các chủ hụi nên tuyển mộ thành viên tham gia là những người thuộc mạng lưới xã hội của mình (bà con, hàng xóm, bạn bè thân thiết...) vì khả năng tham gia của họ thường cao hơn (như kết quả nghiên cứu đã chỉ ra) và để dễ dàng giám sát cũng như nhằm phát hiện kịp thời những biểu hiện bất thường của họ từ đó có những giải pháp thích hợp nhằm thu hồi số tiền hụi họ đã lĩnh trước đó. Đối với những cá nhân bên ngoài muốn tham gia dây hụi, nhất thiết phải yêu cầu họ có sự giới thiệu hoặc bảo lãnh từ những thành viên đang tham gia trong các dây hụi hoặc phải có tài sản thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ góp hụi. Thêm vào đó, chủ hụi cũng cần thiết áp dụng các biện pháp ngăn ngừa khác, ví dụ như đặt họ vào vị trí lĩnh hụi cuối cùng trong lần đầu tiên họ tham gia.

Cuối cùng, chủ hụi và các thành viên cũng nên xem xét đến việc áp dụng một mức trần lãi suất khi các thành viên tiến hành bỏ lãi để lĩnh hụi. Bởi lẽ, với mức lãi suất bình quân hiện tại là 10,64%/kỳ, cao nhất lên đến 33,3%/kỳ, thì vô tình đã khiến cho các thành viên vi phạm pháp luật về chơi hụi (được quy định ở Bộ Luật dân sự 2005). Ngoài ra, việc này cũng sẽ góp phần giúp hạn chế rủi ro, làm giảm gánh nặng về lãi

suất cho các thành viên, và thể hiện được tinh thần tốt đẹp của hình thức hụi là nhằm tương trợ lẫn nhau lúc khó khăn giữa các thành viên. Và một mức trần lãi suất hợp lý, theo tác giả, là nên cao hơn lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại nhằm thu hút được những người có vốn dư thừa tham gia, cũng như không nên quá cao vì sẽ làm nản lòng những người có nhu cầu vay vốn thông qua hình thức hụi.

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả từ nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, tỷ lệ lãi/số tiền góp hụi bình quân của các dây hụi hiện nay đã là 10,64%/kỳ, trường hợp cao nhất lên đến 33,3%/kỳ, cao hơn rất nhiều lần so với quy định “không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản” của Bộ Luật dân sự 2005. Điều này phần nào chứng tỏ hụi hiện tại không đơn thuần là hình thức cho vay lẫn nhau giữa những người chơi trên cơ sở hợp tác, tương trợ lẫn nhau lúc khó khăn mà phần lớn chỉ nhằm mục đích tìm kiếm lợi ích (lãi suất) cao hơn so với việc gửi tiết kiệm. Chính vì lẽ đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần có những giải pháp thiết thực để chấn chỉnh tình trạng này. Cụ thể, chính quyền địa phương nên đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân hiểu được những quy định của pháp luật về hoạt động chơi hụi, đặc biệt là quy định về mức lãi suất của hụi. Song song đó, chính quyền cần tăng cường giám sát, nắm bắt thông tin về hoạt động chơi hụi của người dân trên địa bàn, không để cho bất kỳ cá nhân nào lợi dụng hình thức hụi để thực hiện hoạt động cho vay nặng lãi cũng như là nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của những người tham gia. Nếu làm được như vậy, hụi sẽ trở thành một kênh huy động vốn quan trọng của người dân trên tinh thần đùm bọc lẫn nhau lúc khó khăn. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay, khi mà thị trường tín dụng chính thức ở nước ta còn chưa đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn của người dân.

Trong dài hạn, chính phủ nên có những chính sách cụ thể để giúp cho người dân, đặc biệt là những người dân nghèo và những người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận được với tín dụng từ ngân hàng chính

sách xã hội và từ các ngân hàng thương mại nhằm hạn chế việc người dân đứng ra hình thành và tham gia vào các dây hụi. Bởi lẽ, như đã phân tích ở trên, với mức lãi suất bình quân là 10,64%/kỳ thì hụi hiện tại có thể đã không còn là hình thức cho vay nhằm mục đích tương trợ lẫn nhau giữa những người dân mà đa phần chỉ nhằm mục đích tìm kiếm lợi ích cao cho bản thân. Đồng thời, suy cho cùng thì chơi hụi vẫn luôn là hoạt động đầy rủi ro và mang lại nhiều hệ lụy to lớn về mặt xã hội nếu xảy ra tình trạng vỡ hụi quy mô lớn. Thực tiễn ở các nước phát triển (như Nhật Bản, Đài Loan) cũng đã cho thấy, một khi người dân có thể dễ dàng tiếp cận được với tín dụng từ các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác thì việc tham gia vào các dây hụi của người dân sẽ được hạn chế đi rất nhiều.

6.3. Đóng góp mới của đề tài

Đề tài là một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam xem xét đồng thời ảnh hưởng của yếu tố vốn xã hội (bao gồm cả mạng lưới xã hội chính thức, mạng lưới xã hội không chính thức, lòng tin và sự hợp tác) và sự ưa thích rủi ro của các cá nhân đến quyết định tham gia hụi và số tiền góp hụi hàng tháng của họ.

Ngoài ra, đây cũng là một trong số ít nghiên cứu đầu tiên sử dụng phương pháp thí nghiệm để đo lường sự ưa thích rủi ro và ảnh hưởng của nó đến quyết định tham gia hụi và số tiền góp hụi hàng tháng của các cá nhân.

6.4. Giới hạn của đề tài

Mặc dù nghiên cứu đã chỉ ra được ảnh hưởng của yếu tố vốn xã hội và sự ưa thích rủi ro của các cá nhân đến quyết định tham gia hụi cũng như là số tiền góp hụi hàng tháng của họ nhưng nhìn chung đề tài vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:

Yếu tố vốn xã hội trong nghiên cứu chỉ mới được đo lường bằng bốn chỉ tiêu, đó là mạng lưới xã hội chính thức, mạng lưới xã hội không chính thức, lòng tin và sự

hợp tác trong khi những chỉ tiêu khác như: Thông tin và sự chia sẻ thông tin, tính loại trừ xã hội... lại chưa được tác giả xem xét đến trong mô hình.

Yếu tố lòng tin của các cá nhân cũng mới chỉ được tác giả đo lường một cách đơn giản bằng một biến nhị phân (tin hoặc không tin) nên nghiên cứu cũng chưa cho thấy được ảnh hưởng của mức độ lòng tin (cao hay thấp) đến quyết định tham gia hụi cũng như là số tiền góp hụi hàng tháng của họ.

Một hạn chế nữa xuất phát chính từ giới hạn nghiên cứu của đề tài, đó là đề tài

Một phần của tài liệu Vốn xã hội, sự ưa thích rủi ro và quyết định chơi hụi trường hợp nghiên cứu ở tỉnh bạc liêu (Trang 82)