Tổng quan về hoạt động chơi hụi ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Vốn xã hội, sự ưa thích rủi ro và quyết định chơi hụi trường hợp nghiên cứu ở tỉnh bạc liêu (Trang 52)

Hụi, họ, biêu, phường (sau đây gọi chung là hụi) là những tên gọi khác nhau của một hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán, đã tồn tại từ rất lâu và khá phổ biến ở nước ta (Trần Văn Biên, 2008). Ở các làng xã truyền thống, hình thức hụi chủ yếu hoạt động dựa trên mối quan hệ thân quen (như hàng xóm, láng giềng, bạn bè thân thiết) nhằm mục đích chính là tương trợ lẫn nhau lúc khó khăn. Ngược lại, ở các vùng đô thị, hụi hoạt động có phần giống như một "tổ chức kinh doanh", và nó được điều hành bởi những nhà quản lý (chủ hụi) chuyên nghiệp. Những chủ hụi này thường điều hành cùng lúc nhiều dây hụi với mục đích chính nhằm thu lợi nhuận (huê hồng) theo tỷ lệ phần trăm số tiền góp hụi từ các hụi viên (Geertz, 1962). Đối tượng tham gia hụi nhìn chung cũng rất đa dạng, đại bộ phận là các hộ kinh doanh, buôn bán, cán bộ, công nhân viên chức, người lao động (Trần Văn Biên, 2008).

Theo các nhà nghiên cứu (Trần Văn Biên, 2008; Tanaka và Nguyen, 2009), tại Việt Nam tồn tại hai hình thức hụi chủ yếu, đó là: Hụi cố định, còn gọi là hụi không có lãi (fixed rosca) và hụi đấu giá, còn gọi là hụi có lãi (bidding roscas). Theo hình thức hụi không có lãi, mỗi thành viên sẽ góp một số tiền cố định tại mỗi cuộc họp hụi. Số tiền này sau đó sẽ được phân bổ theo lượt cho từng thành viên. Thứ tự lĩnh hụi của mỗi thành viên sẽ được xác định ngay buổi họp hụi đầu tiên theo hình thức rút thăm. Người được lĩnh hụi sẽ không phải trả lãi cho những thành viên khác nhưng có nghĩa vụ phải tiếp tục góp hụi cho đến khi thành viên cuối cùng được lĩnh hụi. Còn đối với hụi có lãi, thành viên sẽ phải trả lãi bằng cách bỏ thăm kín để giành quyền được lĩnh hụi tại mỗi cuộc họp. Người được lĩnh hụi chính là người đưa ra mức giá (lãi) cao nhất. Thông thường những người cần vốn gấp hơn sẽ sẵn sàng bỏ lãi cao để lĩnh hụi ngay từ khi bắt đầu chu kỳ.

Nếu như ở các tỉnh miền Bắc, hình thức chơi hụi không có lãi được ghi nhận là rất phổ biến thì tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, hầu như tất cả các dây hụi đều là

hụi có lãi (Trần Văn Biên, 2008). Thực tiễn kết quả nghiên cứu của Tanaka và Nguyen (2009) cũng cho thấy, có đến 75,6% những người tham gia hụi trong mẫu khảo sát ở các tỉnh miền Bắc là thành viên của những dây hụi không có lãi trong khi ở các tỉnh phía Nam, tỷ lệ tham gia trong các dây hụi có lãi lên đến 94,1%. Lý giải cho sự khác biệt này, theo Nguyen (2009), là do ở miền Bắc, hụi chủ yếu được xem như là một tổ chức mà thông qua đó các thành viên của nó mong muốn hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống, đặc biệt là những lúc khó khăn chứ không nhằm mục đích kiếm lợi. Trong khi đó, ở các tỉnh miền Nam, những người tham gia hụi chủ yếu là những người có ít tài sản, và họ chủ yếu tham gia hụi với kỳ vọng là được vay tiền mà không cần phải có tài sản thế chấp như khi vay vốn tại các tổ chức tín dụng chính thức.

Một điểm khác biệt đáng chú ý nữa giữa hoạt động chơi hụi ở miền Bắc và hoạt động chơi hụi ở miền Nam đó chính là chu kỳ họp hụi. Đa phần ở miền Bắc, các cuộc họp hụi thường được tổ chức cứ mỗi sáu tháng một lần, và hầu như không có dây hụi nào tiến hành họp nhiều hơn một lần mỗi tháng. Ngược lại, ở các tỉnh miền Nam, hơn một nửa cá nhân tham gia hụi trong mẫu khảo sát thường họp với nhau mỗi ba tháng một lần. Cùng với đó, nhiều dây hụi ngày và hụi tuần vẫn được tiến hành họp thường xuyên (Tanaka và Nguyen, 2009).

Số lượng thành viên bình quân trong mỗi dây hụi ở miền Bắc cũng được ghi nhận là chênh lệch khá nhiều so với ở miền Nam. Bình quân mỗi dây hụi ở miền Bắc có khoảng 13,6 thành viên trong khi con số này được ghi nhận là khoảng 23,8 người ở miền Nam (Tanaka và Nguyen, 2009).

Mặc dù có nhiều sự khác biệt như vậy, nhưng nhìn chung, giữa hụi ở miền Nam và hụi ở miền Bắc vẫn có nét tương đồng, đó là hầu hết những thành viên dây hụi đều biết nhau rất rõ ràng vì họ thường sống trong cùng một cộng đồng làng xã. Chính vì vậy, mức độ tin tưởng giữa các thành viên là đặc biệt cao, và đây là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hiệu sự ổn định của hụi (Nguyen, 2009).

4.3. Các quy định của pháp luật về hụi

Theo Trần Văn Biên (2008), ban đầu, hụi được xem là hình thức cho vay lẫn nhau giữa những người chơi nhằm mục đích tương trợ lẫn nhau lúc khó khăn. Tuy nhiên, theo thời gian, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, ở một số địa phương, việc chơi hụi đã bị biến tướng, trở thành hình thức cho vay nặng lãi với quy mô lớn và có tính chất phức tạp. Cùng với đó, rất nhiều trường hợp chủ hụi đã lợi dụng lòng tin của những người tham gia nhằm chiếm đoạt tài sản của họ. Nhằm phát huy những mặt tích cực của hụi, đưa hụi trở thành một hình thức huy động vốn hiệu quả với mục đích chính là tương trợ nhau trong nhân dân, năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 144/2006/NĐ – CP với 5 chương và 32 điều, quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia cũng như những biện pháp xử lý đối với việc lợi dụng hình thức hụi để tiến hành cho vay nặng lãi cũng như những vấn đề khác đã đề cập ở phía trên.

4.3.1. Quy định về sổ hụi

Để làm cơ sở giải quyết các tranh chấp về hụi, Nghị định 144/2006/NĐ – CP quy định chủ hụi phải lập và giữ sổ hụi. Nếu dây hụi không có chủ hụi thì những người tham gia hụi ủy quyền cho một thành viên lập và giữ sổ hụi.

Tùy theo từng loại hụi, sổ hụi có thể bao gồm các nội dung sau: Tên, địa chỉ của chủ hụi và các thành viên trong hụi; Phần hụi, kỳ mở hụi, thể thức góp hụi và lĩnh hụi; Số tiền, tài sản khác đã góp hụi hoặc đã lĩnh hụi; Việc chuyển giao phần hụi; Việc ra khỏi hụi và chấm dứt hụi; Chữ ký hoặc điểm chỉ của các thành viên khi góp hụi và lĩnh hụi; Các nội dung khác liên quan đến hoạt động của hụi.

4.3.2. Quy định về lãi suất của hụi

Theo quy định tại điều 10 của Nghị định 144/2006/ NĐ – CP, trong trường hợp hụi có lãi thì lãi suất đối với phần hụi được thực hiện theo quy định tại điều 476 của Bộ Luật dân sự: “Lãi suất do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% lãi

suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước đối với từng loại khoản vay tương ứng. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”.

Như vậy, lãi suất của hụi là do các cá nhân toàn quyền thỏa thuận với nhau, nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố. Việc quy định như vậy có thể là nhằm hạn chế tình trạng tổ chức hụi để cho vay nặng lãi, làm mất đi tinh thần tương thân tương ái trong nhân dân.

4.3.3. Quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ hụi

Theo quy định tại điều 16 của Nghị định 144/2006/NĐ – CP, chủ hụi có quyền yêu cầu các thành viên trong dây hụi phải góp các phần hụi mà mình đã tham gia và yêu cầu các thành viên được lĩnh hụi nhận các phần hụi khi đến kỳ mở hụi. Ngoài ra, chủ hụi cũng có quyền yêu cầu thành viên không góp phần hụi của mình phải hoàn trả phần hụi trong trường hợp chủ hụi đã góp thay cho thành viên đó.

Về nghĩa vụ, chủ hụi có nghĩa vụ phải: Lập và giữ sổ hụi và các giấy tờ liên quan đến hụi; Thu phần hụi của các thành viên và giao các phần hụi cho thành viên được lĩnh hụi; Nộp thay phần hụi của thành viên trong trường hợp các bên tham gia có thỏa thuận nếu đến kỳ mở hụi mà có thành viên không góp được phần hụi; Cho các thành viên xem sổ hụi và cung cấp các thông tin liên quan đến hụi khi có yêu cầu cùng với các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận (điều 15, Nghị định 144/2006/NĐ – CP).

4.3.4. Quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên tham gia hụi

Thành viên tham gia hụi sẽ có những quyền lợi sau: 1) Khi đến kỳ mở hụi, thành viên được lĩnh hụi có quyền nhận các phần hụi từ chủ hụi hoặc từ các thành viên khác trong dây hụi; 2) Được bảo vệ quyền và những lợi ích hợp pháp của mình theo như thỏa thuận giữa các bên trong trường hợp quyền và lợi ích hợp pháp đó bị vi phạm;

3) Chuyển giao phần hụi theo những quy định của Bộ luật Dân sự; 4) Ra khỏi hụi theo như thỏa thuận giữa các bên tham gia; 5) Yêu cầu chủ hụi hoặc người giữ sổ hụi cho xem sổ hụi và cung cấp các thông tin liên quan đến dây hụi tham gia; 6) Các quyền lợi và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận (điều 14, Nghị định 144/2006/NĐ – CP).

Giống như chủ hụi, thành viên cũng có nghĩa vụ phải: 1) Góp phần hụi cho chủ hụi trong trường hợp có chủ hụi hoặc cho thành viên được lĩnh hụi theo thỏa thuận giữa các bên tham gia; 2) Bồi thường thiệt hại cho những người tham gia hụi nếu vi phạm nghĩa vụ mà gây thiệt hại cho họ; 3) Các nghĩa vụ khác theo thoả thuận; 4) Trong trường hợp không có chủ hụi thì thành viên được uỷ quyền lập và giữ sổ hụi có các nghĩa vụ theo quy định như đối với chủ hụi (điều 13, Nghị định 144/2006/NĐ – CP).

4.3.5. Quy định về trách nhiệm khi vi phạm nghĩa vụ chơi hụi

Điều 29 của Nghị định 144/2006/NĐ – CP đã quy định: “Trong trường hợp chủ họ đã thu các phần họ của các thành viên nhưng không giao cho thành viên được lĩnh họ thì theo yêu cầu của thành viên có quyền lĩnh họ, chủ họ phải giao các phần họ đã thu được cho thành viên đó và bồi thường thiệt hại nếu có. Chủ họ phải trả lãi đối với các phần họ giao chậm theo mức lãi do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì áp dụng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian giao chậm tại thời điểm giao các phần họ”.

Đối với các thành viên: “Trong trường hợp thành viên không góp phần họ, khi đến kỳ mở họ thì thành viên đó phải thanh toán đủ phần họ còn thiếu tương ứng với thời gian chưa thanh toán cho đến thời điểm kết thúc họ và phải bồi thường thiệt hại (nếu có). Nếu chủ họ đã góp các phần họ thay cho thành viên đó thì thành viên đó phải trả cho chủ họ các phần họ chậm trả và khoản lãi đối với các phần họ chậm trả. Mức lãi do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì áp dụng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm trả các phần họ” (Điều 30, Nghị định 144/2006/NĐ – CP).

CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.1. Mô tả mẫu khảo sát

Bảng 5.1. Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát

Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Giới tính 738 0,537 0,499 0 1 Tuổi 738 35,437 10,269 18 77 Tuổi bình phương 738 1361,148 824,074 324 5929 Thu nhập (triệu đồng/tháng) 738 5,954 4,743 1 60 Thu nhập bình phương 738 57,927 189,704 1 3600 Tình trạng hôn nhân 738 0,273 0,446 0 1 Nghề nghiệp 738 0,185 0,389 0 1 Tuổi chủ hộ (tuổi) 738 47,300 12,014 23 90 Tuổi chủ hộ bình phương 738 2381,499 1165,316 529 8100 Giới tính chủ hộ 738 0,161 0,368 0 1

Thu nhập của hộ (triệu đồng/hộ/tháng) 738 12,983 7,545 1 62

Thu nhập của hộ bình phương 738 225,433 358,903 1 3844

Số thành viên của hộ (người/hộ) 738 3,784 1,338 1 8

Số thành viên của hộ bình phương 738 16,109 11,016 1 64

Nghiên cứu đã khảo sát tổng cộng 738 đáp viên là những người dân đang sinh sống trên địa bàn các huyện Hòa Bình, Phước Long, Hồng Dân, Đông Hải, Vĩnh Lợi, thị xã Giá Rai và thành phố Bạc Liêu của tỉnh Bạc Liêu về hoạt động chơi hụi của họ. Trong số 738 đáp viên đó thì có 341 người là nam (chiếm tỷ trọng là 46,21%) và 397 người là nữ (chiếm tỷ trọng là 53,79%).

Độ tuổi bình quân của các đáp viên vào khoảng 35,43 tuổi, độ lệch chuẩn là 10,27 tuổi, người nhỏ nhất có độ tuổi là 18 và người lớn nhất lên đến 77 tuổi. Thu nhập bình quân hàng tháng của mỗi đáp viên là 5,95 triệu đồng, độ lệch chuẩn là 4,74 triệu đồng, người có thu nhập thấp nhất là 01 triệu đồng/tháng, người có thu nhập cao nhất là 60 triệu đồng/tháng.

Nếu xét theo tình trạng hôn nhân thì số lượng đáp viên là người còn độc thân là 202 người (chiếm tỷ trọng là 27,37%) và số đáp viên thuộc những trường hợp còn lại (có gia đình; li dị; ở góa) là 536 người, chiếm tỷ trọng là 72,63%. Nếu phân theo nghề nghiệp thì mẫu khảo sát bao gồm 137 đáp viên là nông dân (gồm cả những người lao động làm thuê, làm mướn trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp), chiếm tỷ trọng là 18,56%, và 601 người thuộc các trường hợp khác (công chức/viên chức, tiểu thương, nhân viên công ty tư nhân, chủ doanh nghiệp), chiếm tỷ trọng là 81,44%.

Về hộ gia đình của đáp viên: Kết quả khảo sát cho thấy 83,88% chủ hộ gia đình của đáp viên trong mẫu khảo sát là nam (tương ứng với 619 người), còn lại 16,12% là nữ (tương ứng là 119 người). Độ tuổi bình quân của các chủ hộ là 47,30 tuổi, độ lệch chuẩn là 12,01 tuổi, trong đó người nhỏ tuổi nhất là 23 tuổi và người cao nhất là 90 tuổi. Số lượng thành viên bình quân của mỗi hộ là 3,78 người, hộ ít nhất là 01 thành viên và hộ đông nhất có 8 thành viên. Thu nhập bình quân mỗi hộ là 12,98 triệu đồng/tháng. Hộ có thu nhập thấp nhất là 01 triệu đồng/tháng và hộ có thu nhập cao nhất lên đến 62 triệu đồng/tháng.

5.2. Thực trạng tham gia hụi của người dân trên địa bàn

Có 453 đáp viên có tham gia chơi hụi, chiếm tỷ trọng là 61,38% mẫu khảo sát (Bảng 5.2). Tính bình quân mỗi người đã tham gia được 5,011 năm. Người tham gia ít nhất là được 01 năm, còn người tham gia lâu nhất lên tới 27 năm (Bảng 5.3).

Bảng 5.2. Kết quả thống kê số người tham gia hụi

Chỉ tiêu Số quan sát Tỷ trọng (%)

Không tham gia hụi 285 38,62

Có tham gia hụi 453 61,38

Tổng cộng 738 100,00

Nguồn: Số liệu tác giả khảo sát năm 2016.

453 người này đã tham gia tất cả 780 chân, thuộc 542 dây hụi. Bình quân mỗi người đã tham gia 1,72 chân và gần 1,20 dây. Người tham gia ít nhất là 01 chân và 01 dây, người nhiều nhất là 30 chân và 8 dây. Bình quân mỗi người góp số tiền hụi gần 2,58 triệu/tháng, độ lệch chuẩn là 2,64 triệu/tháng. Người góp hụi ít nhất là 0,30 triệu/tháng, người góp nhiều nhất là 30 triệu/tháng (Bảng 5.3).

Loại hụi mà họ tham gia phổ biến nhất là hụi 1tháng (chiếm tỷ trọng là 75,94%) và hụi ngày (chiếm tỷ trọng là 8,17%) trong khi hụi tuần, hụi mười ngày và hụi nửa tháng lại chiếm tỷ trọng khá thấp, lần lượt là 4,64%, 1,77% và 5,74% (Bảng 5.4). Kết quả này được nhận thấy là khá tương đồng như kết quả từ các nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành ở một số tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như Hậu Giang (Trương Đông Lộc, 2010), An Giang (Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn, 2012a) và Trà Vinh (Nguyễn Văn Vũ An, 2014).

Bảng 5.3. Thống kê số chân hụi/dây hụi/số tiền góp hụi của đáp viên Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

Số năm tham gia hụi (năm) 453 5,011 4,391 1 27

Số chân hụi tham gia (chân/người) 453 1,722 2,583 1 30

Số dây hụi tham gia (dây/người)

Số tiền góp hụi (triệu đồng/người/tháng)

453 453 1,196 2,579 0,854 2,640 1 0,3 8 30

Nguồn: Số liệu tác giả khảo sát năm 2016.

Bảng 5.4. Kết quả thống kê loại hụi đáp viên tham gia

Một phần của tài liệu Vốn xã hội, sự ưa thích rủi ro và quyết định chơi hụi trường hợp nghiên cứu ở tỉnh bạc liêu (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)