Bảng 5.12. Kết quả ước lượng từ mô hình hồi quy Probit
Biến Hệ số (Robust) Tác động biên Z
Số lượng tổ chức tham gia -0,387* -0,1296* -2,87
Điểm phần trăm dự họp 0,004 0,0014 0,76
Số lượng bạn thân 0,099* 0,0332* 4,85
Lòng tin 1,339* 0,4584* 9,13
Sự hợp tác -0,067 -0,0225 -1,63
Bàng quan với rủi ro Thích rủi ro Tuổi 2,048* 1,906* 0,126* 0,5405* 0,4006* 0,0423* 14,57 12,50 2,59 Tuổi bình phương -0,001* -0,0005* -2,61 Giới tính 0,871* 0,2907* 5,70 Tình trạng hôn nhân -0,115 -0,0391 -0,70 Nghề nghiệp 0,651* 0,1875* 4,22 Thu nhập (triệu đồng/tháng) 0,048 0,0161 1,11 Thu nhập bình phương -0,000 -0,0001 -0,33 Tuổi chủ hộ -0,066 -0,0223 -1,50 Tuổi chủ hộ bình phương 0,001 0,0002 1,26 Giới tính chủ hộ -0,156 -0,0537 -0,73 Thu nhập của hộ 0,054*** 0,0180*** 1,72
Thu nhập của hộ bình phương -0,001 -0,0002 -1,24
Số thành viên của hộ (người/hộ) 0,229 0,0766 1,01
Số thành viên của hộ bình phương -0,042 -0,0143 -1,56
Ghi chú: *,**,*** lần lượt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%.
5.5.1. Giải thích ý nghĩa hệ số hồi quy của các biến kiểm soát trong mô hình
Tuổi(Age)và Tuổi bình phương(Age_sq): Hệ số hồi quy của biếnAge mang dấu dương và hệ số hồi quy của biến Age_sqmang dấu âm, và cả hai đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này ngụ ý rằng, với giả định là các yếu tố khác không thay đổi, xác suất tham gia hụi của các cá nhân sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của họ. Cụ thể, xác suất tham gia hụi của các cá nhân sẽ tăng lên khi tuổi của họ cao hơn. Nhưng khi tuổi của họ đạt đến ngưỡng tuổi nhất định thì xác suất tham gia hụi bắt đầu giảm.
Giới tính: Đúng như kỳ vọng ban đầu, hệ số hồi quy của biến Sex mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu trước đó (Anderson và Baland, 2002; Lasagni và Lollo, 2011) cho rằng những cá nhân là nữ có xác suất tham gia hụi cao hơn so với nam. Cụ thể, với giả định rằng các yếu tố khác là không thay đổi, xác suất tham gia hụi của nữ sẽ cao hơn nam 29,07%.
Nghề nghiệp(Job): Kết quả ước lượng từ mô hình probit cho thấy: Hệ số của biến Job
mang dấu dương và có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 1%. Điều này nói lên rằng những cá nhân có nghề nghiệp chính là làm nông sẽ có xác suất tham gia hụi cao hơn so với cá nhân khác, cụ thể là cao hơn khoảng 18,75%.
Tình trạng hôn nhân(Married): đây cũng là một biến giả, nhận giá trị bằng 1 nếu cá nhân là người còn độc thân, và bằng 0 nếu thuộc những trường hợp khác. Hệ số ước lượng của biến Marriedđược nhận thấy là mang dấu âm nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê. Nói cách khác, không đủ bằng chứng để kết luận rằng tình trạng hôn nhân của một người sẽ có tác động đến quyết định tham gia hụi của họ.
Thu nhập (Income)và Thu nhập bình phương (Income_sq): Hệ số hồi quy của biến
hệ số đều không có ý nghĩa thống kê. Nói cách khác, không đủ bằng chứng cho rằng xác suất tham gia hụi của các cá nhân sẽ bị tác động bởi thu nhập của họ.
Tuổi chủ hộ(HH_age)và Tuổi chủ hộ bình phương(HHage_sq): Hệ số hồi quy của biến HH_age mang dấu âm và HHage_sq mang dấu dương, nhưng cả hai đều không có ý nghĩa thống kê. Điều này nghĩa là, không đủ bằng chứng để kết luận rằng tuổi của chủ hộ gia đình sẽ có ảnh hưởng đến quyết định tham gia hụi của các cá nhân.
Giới tính của chủ hộ(HH_sex): Đây là một biến giả, nhận giá trị bằng 1 nếu chủ hộ của đáp viên là nữ, và nhận giá trị là 0 nếu chủ hộ là nam. Hệ số hồi quy của biến
sex
HH_ mang dấu âm nhưng không có ý nghĩa thống kê. Nói cách khác, giới tính của chủ hộ gia đình không có ảnh hưởng đến xác suất tham gia hụi của các cá nhân.
Thu nhập của hộ(HH_income)và thu nhập của hộ bình phương(HHin_sq): Hệ số hồi quy của biến HH_income mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Ngược lại, hệ số hồi quy biến HHin_sq mang dấu âm nhưng không có ý nghĩa thống kê. Điều này ngụ ý rằng, với giả định là các yếu tố khác không đổi, khi thu nhập của hộ gia đình tăng lên thêm 01 triệu đồng/tháng (từ mức bình quân là gần 13 triệu) thì xác suất tham gia của cá nhân sẽ tăng lên thêm gần 1,80%.
Số thành viên(HH_size) và số thành viên bình phương(HHsize_sq): Hệ số hồi quy của biến HH_size mang dấu dương còn hệ số hồi quy biến HHsize_sq mang dấu âm nhưng cả hai đều không có ý nghĩa thống kê. Điều này ngụ ý rằng, số lượng thành viên trong gia đình của các cá nhân sẽ không có ảnh hưởng đến xác suất tham gia hụi của họ
5.5.2. Tác động của vốn xã hội, sự ưa thích rủi ro đến quyết định tham gia hụi
Mạng lưới xã hội chính thức(f _net): Mạng lưới xã hội chính thức được tác giả đo lường bằng hai chỉ tiêu là: Số lượng nhóm/tổ chức/hiệp hội mà cá nhân là thành viên
) 1 _
(f net và điểm phần trăm tham dự các cuộc họp của tổ chức đã tham gia (f _net2). Trái với kỳ vọng ban đầu của tác giả, hệ số hồi quy biến f _net1 mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% còn hệ số hồi quy biến f _net2 mang dấu dương nhưng không có ý nghĩa thống kê. Điều này nghĩa là, xác suất tham gia hụi của các cá nhân sẽ giảm khoảng 13,0% khi họ tham gia thêm một nhóm/tổ chức/hiệp hội. Lý do có thể là vì việc tham gia này có thể đã giúp cho các cá nhân ngày càng nâng cao uy tín và vị trí xã hội của mình hơn nữa, và thông qua đó họ dễ dàng tiếp cận hơn với tín dụng từ các ngân hàng thương mại cũng như từ những thành viên trong hiệp hội khi có nhu cầu và do đó sẽ ít có xu hướng tham gia hụi hơn so với những cá nhân khác.
Mạng lưới xã hội không chính thức (inf_net): Mạng lưới xã hội không chính thức được tác giả đo lường bằng số lượng bạn thân hiện tại của các cá nhân. Đúng như kỳ vọng, hệ số hồi quy của biến inf_net là dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này có nghĩa là, với giả định rằng các yếu tố khác là không đổi, nếu số lượng bạn thân của đáp viên tăng 01 người (từ mức bình quân là 6) thì xác suất tham gia hụi của họ sẽ tăng thêm 3,32%. Theo tác giả, có hai nguyên nhân chính lý giải cho kết quả này. Một là, những cá nhân có nhiều bạn thân hơn thì khả năng được mời gọi và đồng ý tham gia vào các dây hụi do những người bạn thân đó đứng ra hình thành (hoặc đã tham gia) sẽ cao hơn những người khác. Hai là, với số lượng bạn thân nhiều hơn thì các cá nhân thường sẽ có thông tin đầy đủ, chi tiết hơn về các dây hụi mà họ quan tâm và từ đó xác suất tham gia của họ cũng sẽ cao hơn.
Lòng tin (Trust): Hệ số của biến Trust được nhận thấy là dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này ngụ ý rằng: Những cá nhân có lòng tin vào những người xung quanh sẽ có xác suất tham gia hụi cao hơn người không có lòng tin, cụ thể là cao hơn khoảng 45,84%, với giả định các yếu tố khác không đổi. Lý do, theo tác giả, là vì chơi hụi được xem là hoạt động đầy rủi ro (không có tài sản thế chấp; lừa đảo...) nên các cá
nhân cần phải có sự tin tưởng vào người khác, đặc biệt là tin vào chủ hụi, mới quyết định tham gia vào các dây hụi. Kết quả này cũng phù hợp với nhận định của các nhà nghiên cứu như Geertz (1962), Adener (1964), Besley, Coate và Loury (1993) rằng lòng tin đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với việc hình thành, sự ổn định và hiệu quả hoạt động của các dây hụi. Và một khi đã quyết định tham gia, chắc chắn cá nhân phải có lòng tin vào các chủ hụi và các thành viên khác.
Sự hợp tác(Co_op): Sự hợp tác được tác giả đo lường bằng số lần cá nhân tham gia cùng những người xung quanh làm những công việc mang lại lợi ích cho cộng đồng. Trái với kỳ vọng ban đầu của tác giả, hệ số ước lượng của biến Co_op mang dấu âm và lại không có ý nghĩa thống kê. Điều này ngụ ý rằng, không có đủ bằng chứng cho thấy những cá nhân có tinh thần hợp tác cùng những người xung quanh sẽ có xác suất tham gia hụi cao hơn.
Sự ưa thích rủi ro của các cá nhân được tác giả đo lường bằng hai biến giả là RR_1 (bằng 1 nếu cá nhân bàng quan với rủi ro, và bằng 0 nếu thuộc các trường hợp khác) và
2 _
RR (bằng 1 nếu cá nhân thích với rủi ro, và bằng 0 nếu thuộc các trường hợp khác). Kết quả ước lượng từ mô hình probit cho thấy: Hệ số hồi quy của biến RR_1 là dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này ngụ ý rằng, các cá nhân bàng quan với rủi ro sẽ có xác suất tham gia hụi cao hơn cá nhân sợ rủi ro là 54,05%. Hệ số hồi quy của biến RR_2 cũng là dương và cũng có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này cũng có nghĩa, những cá nhân thích rủi ro sẽ có xác suất tham gia hụi cao hơn những cá nhân sợ rủi ro 40,06%. Lý do, theo tác giả, cũng vì chơi hụi được xem là hoạt động mang tính rủi ro cao hơn nhiều so với các hoạt động đầu tư khác (ví dụ như gửi tiết kiệm) nên thường sẽ thu hút những người ít sợ rủi ro tham gia. Kết quả này đúng với dự kiến ban đầu của tác giả đồng thời nó cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyen (2009) cho rằng những cá nhân ít sợ rủi ro hơn sẽ có xác suất tham gia hụi cao hơn những người khác.