Chất thải rắn và chất thải nguy hại

Một phần của tài liệu Hiện trạng môi trường khu công nghiệp khánh phú, xã khánh phú, huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 94 - 104)

Trước đây trong quy hoạch KCN Khánh Phú có quy hoạch khu vực tập kết chất thải rắn cho toàn KCN. Nhưng sau khi điều chỉnh quy hoạch thì không còn bãi tập kết chất thải rắn. Vì vậy, đối với chất thải rắn trong KCN: Hàng ngày các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN thu gom tập kết vào vị trí trong các đơn vị sản xuất để xe rác vận chuyển đi xử lý. Các đơn vị sản xuất trong KCN ký hợp đồng với đơn vị thu gom rác thải hàng ngày tới thu gom đem đi xử lý theo đúng quy định hiện hành.

- Đối với chất thải nguy hại: Các đơn vị phát sinh chất thải nguy hại tự thu gom, lưu trữ theo Thông tư 12:2011/BTNMT về quản lý chất thải nguy hại. Ký hợp đồng với đơn vị có đầy đủ chức năng pháp lý (Công ty cổ phần môi trường và dịch vụ đô thị thành phố Ninh Bình) thu gom xử lý theo đúng quy định. Các đơn vị tự đăng ký chủ nguồn thải, bố trí khu vực lưu giữ chất thải nguy hại.

4.3.4. Những tồn tại, khó khăn

Với KCN Khánh Phú, hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung và hạng mục phục vụ xử lý môi trường nói riêng đã và đang được hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, tuy nhiên bên cạnh đó công tác bảo vệ môi trường KCN còn tồn tại một số khó khăn:

Cơ sở hạ tầng KCN còn chưa hoàn thiện hoàn toàn, công tác quản lý môi trường KCN còn nhiều khó khăn và chưa đồng bộ. Nguồn vốn cho xây dựng hạ tầng KCN, cho công tác BVMT Khu công nghiệp còn hạn chế. Do phải làm 2 giai đoạn vì vậy việc kết nối, cấp thoát nước, xử lý và quản lý môi trường còn gặp nhiều khó khăn cho chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như phần nào ảnh hưởng đến công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong KCN.

Hệ thống xử lý nước thải cục bộ của một số doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả, một số chỉ tiêu của nước thải sau xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép. Thậm chí có một số doanh nghiệp còn lén lút thực hiện xả thải trực tiếp ra môi trường mà chưa qua xử lý, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Điển hình như vụ xả thải của Nhà máy Đạm vào giai đoạn chạy thử nghiệm năm 2012, một lượng lớn Amoniac thải ra kênh điều hoà gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước cho dân cư khu vực xung quanh.

Công tác báo cáo định kỳ chất lượng môi trường tại một số doanh nghiệp trong KCN còn chậm trễ.

Các doanh nghiệp trong KCN 100% chưa có bộ phận quản lý môi trường riêng biệt hay cán bộ có chuyên môn phụ trách về môi trường.

Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ cho công nhân viên làm việc trong KCN còn kém. Trang thiết bị bảo hộ lao động, bảo vệ sức khoẻ cho công nhân viên chưa đầy đủ, hoặc có nhưng người lao động không tự giác sử dụng do thiếu kiến thức về an toàn lao động, bảo vệ môi trường.

Kết quả điều tra bằng phiếu điều tra với đối tượng là cán bộ, công nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp cũng như người dân sinh sống tại khu vực xung quanh KCN cho thấy, mức độ quan tâm doanh nghiệp và người lao động tới vấn đề bảo vệ môi trường là không cao. 100% các công ty trong KCN không có cán bộ chuyên trách về môi trường mà chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm, và hoàn toàn không được đào tạo chuyên ngành về môi trường.

Công nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp phần lớn không biết đến các chính sách môi trường của doanh nghiệp mình, chỉ tham gia các hoạt động tuyên truyền, dọn dẹp vệ sinh khi bị bắt buộc. (chỉ có 27% công nhân biết đến cách chính sách môi trường của doanh nghiệp mình).

Hiện trạng môi trường nước mặt KCN qua đo đạc quan trắc có dấu hiệu bị ô

nhiễm khi còn các chỉ tiêu COD, TSS, NH4+, Ecoli và Coliform vượt ngưỡng

cho phép.

Môi trường khí tại thời điểm hoạt động cao điểm của doanh nghiệp gây ra hiện tượng ô nhiễm bụi, tiếng ồn gây ảnh hưởng đến đời sống dân cư sinh sống quanh KCN.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

- KCN Khánh Phú được thành lập năm 2003, là một trong các KCN trọng điểm của tỉnh Ninh Bình, có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư. Tỷ lệ lấp đầy KCN hiện đã đạt 100% với 17/27 dự án đầu tư đã đi vào hoạt động. KCN có nhiều góp về kinh tế cũng như xã hội cho địa phương.

- Nguồn thải phát sinh trong KCN mang đặc trưng của loại hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, bao gồm nước thải, khí thải và chất thải rắn.

- Hiện trạng chất lượng môi trường KCN

Môi trường không khí KCN năm 2016 có dấu hiệu ô nhiễm bởi tác nhân bụi và tiếng ồn: Nồng độ bụi lơ lửng tại Công ty may Nien Hsing năm 2012 và 2013 vượt quá QCVN tuy nhiên đến năm 2016 đã giảm xuống và đạt ngưỡng cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT. Mức ồn đo được tại vị trí cổng nhà máy may Nien Hsing năm 2016 vượt QCVN 26:2010/BTNMT 1,09 lần và khu vực văn phòng công ty TNHH Ắc quy Long Sơn năm 2015 vượt quá 1,04 lần.

Môi trường nước thải KCN năm 2016 ổn định với tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong ngưỡng cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT. Hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN hoạt động hiệu quả, tất cả các chỉ tiêu nước thải sau xử lý tại nhà máy đều đạt quy chuẩn cho phép.

Môi trường nước mặt quan trắc tháng 6 năm 2016 có một số chỉ tiêu vượt quá QCVN 08:2008/BTNMT: Chỉ tiêu COD cao hơn 1,53 lần; chỉ tiêu TSS cao hơn 1,4 lần; chỉ tiêu NH4+ cao hơn 9 lần, chỉ tiêu Ecoli cao hơn 3,5 lần và chỉ tiêu Coliform cao hơn 1,18 lần.

Chất thải rắn và chất thải nguy hại được các đơn vị tiến hành thu gom và xử lý riêng rẽ. Các doanh nghiệp liên kết với cơ sở có chức năng thu gom, xử lý theo quy định.

- Công tác bảo vệ môi trường của KCN còn tồn tại một số hạn chế về cơ sở hạ tầng, ý thức tự giác trong công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.

môi trường, Hoàn thiện hệ thống sản xuất và xử lý chất thải của doanh nghiệp và Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền.

5.2. KIẾN NGHỊ

Để nâng cao chất lượng môi trường và hiệu quả quản lý môi trường KCN cần có các biện pháp cụ thể:

- Tăng cường hiệu quả công tác đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường thông qua quan trắc định kỳ kết hợp với lấy mẫu quan trắc đột xuất.

- Áp dụng triệt để các biện pháp kiểm soát nguồn thải và giám sát xả thải của doanh nghiệp nhằm phát huy có hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý nước thải tập trung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếng Việt:

1. Ban quản lý KCN tỉnh Ninh Bình (2013). Đề án bảo vệ môi trường KCN Khánh Phú.

2. Ban quản lý KCN tỉnh Ninh Bình (2015). Bảng tổng hợp các dự án đầu tư tại KCN Khánh Phú.

3. Ban quản lý KCN tỉnh Ninh Bình (2015). Báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường năm 2013, 2014, 2015.

4. Bộ kế hoạch và đầu tư (2006). Tình hình và phương hướng phát triển các KCN nước ta giai đoạn 2006-2020.

5. Bộ tài nguyên và Môi trường (2009). Báo cáo Môi trường Quốc gia: Môi trường KCN.

6. Đặng Văn Thắng (2006). Phát triển các khu công nghiệp là hình thức công nghiệp. tr. 28-31.

7. Đức Nguyễn (2015). Tạp chí Cộng sản. Phát triển các KCN - Kết quả và những hạn chế cần khắc phục.

8. Hồ Thị Lam Trà, Lương Đức Anh, Cao Trường Sơn (2012). Quản lí Môi Trường. NXB Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Lê Quốc Hùng (2006). Các phương pháp và thiết bị quan trắc môi trường nước. NXB Khoa học và công nghệ Việt Nam. Tr. 71-72.

10. Lê Thanh Hải (2010). Giáo trình Quản lý môi trường đô thị và KCN. Viện Tài nguyên & Môi trường, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Nguyễn Bình Giang (2012). Tác động xã hội vùng của các khu công nghiệp, NXB Khoa học xã hội, 2012.

12. Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình (2012). Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Ninh Bình.

13. Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình (2013). Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Ninh Bình.

14. Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình (2014). Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Ninh Bình.

15. Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình (2015). Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Ninh Bình.

16. Trần Thanh Lâm (2006). Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế, NXB Lao Động.

17. Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền nam – Viện chiến lược phát triển (2014). Báo cáo tình hình phát triển các KCN – Khu kinh tế năm 2013 và kế hoạch phát triển năm2014.

18. Viện Chiến lược và Phát triển và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014). Số liệu tình hình phát triển các KCN năm 2013 và Kế hoạch phát triển năm 2014.

Tài liệu trên báo điện tử

1. Đoàn Đại Trí (2014). Báo động ô nhiễm ở các KCN. Truy cập ngày 08/11/2015

tại http://www.nguoiduatin.vn/bao-dong-o-nhiem-o-cac-khu-cong-nghiep-

a153930.html

2. Đức Nguyễn (2015). Phát triển các KCN - Kết quả và những hạn chế cần khắc

phục. Truy cập ngày 02/01/2016 tại

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/kinh-te-thi-truong-

XHCN/2015/32467/Phat-trien-cac-khu-cong-nghiep-Ket-qua-va-nhung- han.aspx

3. Hùng Võ (2015). Các KCN ở Việt Nam vẫn còn gây ô nhiễm nặng nề. Truy cập ngày 10/12/2015 tại http://www.vietnamplus.vn/cac-khu-cong-nghiep-o-viet- nam-van-con-gay-o-nhiem-nang-ne/287069.vnp

4. Nguyễn Cao Lãnh (2013) - Trường đại học Xây Dựng. Tổng Quan về KCN sinh thái. Truy cập tại 06/01/2016 tại http://thiennhien.net/2013/04/22/tong-quan-ve- khu-cong-nghiep-sinh-thai/

5. Nguyễn Hằng (2014). Tỉnh Ninh Bình: Chặng đường 10 năm xây dựng và phát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

triển KCN. Truy cập ngày 05/02/2016 tại

http://khucongnghiep.com.vn/kinhnghiem/tabid/68/articleType/ArticleView/artic leId/1028/Default.aspx

6. Nguyễn Văn Bình (2014). Tỉnh Ninh Bình: Chặng đường 10 năm xây dựng và phát triển KCN. Truy cập ngày 15/12/2015 tại http://khucongnghiep.com.vn/kinhnghiem/tabid/68/articleType/ArticleView/artic leId/1028/Default.aspx

7. Phạm Thanh Hà (2011). Các khu công nghiệp ở Việt Nam: Hướng tới sự phát triển bền vững. Truy cập ngày 20/12/2015 tại http://nhandan.com.vn/hangthang/item/15633302-.html

8. Thanh Bình (2013). Ô nhiễm môi trường tại các KCN – hệ lụy đã thấy rõ. Truy

cập ngày 10/12/2015 tại http://kttvttb.vn/index.php?

option=com_content&view=article&id=1460:o-nhim-moi-trng-ti-cac-khu-cong- nghip--h-ly-a-thy-ro&catid=73:mc-tin-tc

9. Thuỵ Anh – Thu Thuỷ (2015). Ninh Bình: Kiểm soát chặt nguồn thải để bảo vệ lưu vực sông. Truy cập ngày 15/12/2015 tại http://baotainguyenmoitruong.vn/tai-nguyen-va-cuoc-song/201501/ninh-binh- kiem-soat-chat-nguon-thai-de-bao-ve-luu-vuc-song-510866/

10. Võ Mai (2015). Tình hình xây dựng và phát triển các KCN, KKT 7 tháng đầu

năm 2015. Truy cập ngày 16/12/2015 tại

http://khucongnghiep.com.vn/dinhhuong/tabid/65/articleType/ArticleView/articl eId/1393/Default.aspx

11. Vũ Quốc Huy (2011). Quản lý nhà nước về môi trường KCN – thực trạng và nhiệm vụ vần triển khai trong thời gian tới. Truy cập ngày 15/12/2015 tại http://khucongnghiep.com.vn/kinhnghiem/tabid/68/articleType/ArticleView/artic leID/373/Default.aspx

12. Vũ Quốc Huy (2014). Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng và triển khai quy hoạch phát triển các KCN tại Việt Nam. Truy cập ngày 16/12/2015 tại

http://khucongnghiep.com.vn/tabid/65/articletype/ArticleView/articleId/1204/def ault.aspx

13. Vũ Thị Phương Thảo (2008). Quan niệm về KCN và vai trò của KCN. Truy cập ngày 19/11/2015 tại https://voer.edu.vn/m/quan-niem-ve-khu-cong-nghiep-va- vai-tro-cua-khu-cong-nghiep/9fb389f1

Bảng kết quả điều tra với đối tượng là cán bộ, công nhân viên tại các doanh nghiệp trong KCN Khánh Phú.

Câu hỏi Trả lời

% Có Dành cho cán bộ công ty

Công ty hiện nay đã có các chính sách môi trường? 80%

Công ty đã có bộ phận chuyên trách về môi trường và chịu trách nhiệm thi hành các

chính sách của phòng môi trường? 0%

Công ty có nhân viên quản lý môi trường được đào tạo chuyên môn hay không? 0%

Giấy xác nhận cơ sở đã đầu tư hoàn thành công trình xử lý môi trường? 90%

Báo cáo ĐTM và các thủ tục tương đương đã được phê duyệt? 80%

Cam kết bảo vệ môi trường và các thủ tục tương đương đã được phê duyệt? 100%

Công ty có đóng phí bảo vệ môi trường hay không? 80%

Công ty có trang bị bảo hộ lao động cho công nhân khi làm việc, tiếp xúc với hóa

chất hay không? 90%

Công ty có tổ chức các hoạt động tuyên truyền về môi trường cho cán bộ công nhân

viên hay không? 60% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty có liên kết với công ty môi trường đô thị để thu gom, xử lý rác thải rắn hay

không? 80%

Hệ thống xử lý nước thải 90%

Hệ thống xử lý khí thải 100%

Chất thải rắn của công ty có được phân loại hay không? 50%

Công ty có công trình lưu trữ chất thải rắn không? 30%

Công ty có bộ phận chuyên trách quản lí chất thải rắn không? 0%

Dành cho công nhân trong công ty

Theo ông (bà) chất lượng môi trường sinh hoạt, làm việc trong công ty có quan trọng

hay không? 67%

Trong quá trình làm việc Ông (bà) có tiếp xúc nhiều với hóa chất, chất độc hại

không? 10%

Ông (bà) có được cung cấp đồ bảo hộ lao động không? 87%

Công ty có các điểm thu gom rác (thùng rác/bãi rác) hay không? 93%

Công ty có thường xuyên tiến hành thu gom, xử lý rác thải rắn hay không? 90%

Ông (bà) có tiến hành phân loại rác thải khi thải bỏ không? 7%

Ông (bà) có tham gia các buổi làm vệ sinh môi trường hay tuyên truyền về môi

trường của công ty hay không? 83%

Ông (bà) có biết đến các chính sách môi trường của công ty hay không? 23%

Ông (bà) có gặp các vấn đề về sức khỏe mà nguyên nhân do môi trường làm việc

trong công ty không? 10%

Nguồn: Phiếu điều tra (2016)

Bảng kết quả điều tra với đối tượng là dân cư thôn Phú Thịnh, Phú Hào – xã Khánh Phú

Câu hỏi Trả lời% Có

Dành cho dân cư sống gần KCN

Hoạt động của KCN có gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống của Ông

(Bà) hay không? 17%

Khí thải của KCN có ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống của Ông (Bà) không? 13%

Tiếng ồn trong quá trình hoạt động của KCN có ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời

sống của Ông (Bà) không? 20% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nước thải của KCN có ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống của Ông (Bà) không? 57%

Rác thải của KCN có gây ảnh hưởng đến khu vực sinh sống của Ông (Bà) không? 23%

KCN có tiến hành thu gom rác thải và dọn sạch môi trường xung quanh KCN

không? 20%

Ông (bà) có tham gia các buổi làm vệ sinh môi trường hay tuyên truyền về môi

trường của địa phương hay không? 27%

Ông (bà) có gặp các vấn đề về sức khỏe mà nguyên nhân do hoạt động của KCN

Khánh Phú không? 17%

Nguồn: Phiếu điều tra (2016)

Một phần của tài liệu Hiện trạng môi trường khu công nghiệp khánh phú, xã khánh phú, huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 94 - 104)