2.4.1. Quy định về quản lý môi trường và bảo vệ môi trường KCN
Theo Luật BVMT và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, liên quan đến quản lý môi trường KCN có các đơn vị sau: Bộ TN&MT (đối với các KCN và các dự án trong KCN có quy mô lớn); UBND tỉnh (đối với KCN và các dự án trong KCN có quy mô thuộc thẩm quyền phê duyệt của tỉnh), UBND huyện (đối với một số dự án quy mô nhỏ) và một số bộ ngành khác (đối với một số dự án có tính đặc thù).
Bên cạnh đó, cũng theo Luật BVMT và các Nghị định của Chính phủ, liên quan đến BVMT và quản lý môi trường của các KCN còn có: Ban quản lý KCN, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN. Thông tư 35/2015/TT-BTNMT của Bộ TN&MT tập trung vào việc quy định về bảo vệ môi trường khu kinh tế, KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao của các đơn vị và các vấn đề liên quan đến quản lý và BVMT của các KCN, trong đó đặc biệt nâng cao trách nhiệm của BQL các KCN. Theo đó, BQL các KCN chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý công tác BVMT tại KCN. Để thực hiện nhiệm vụ này BQL các KCN phải có bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường để thực hiện công tác bảo vệ môi trường khu kinh tế, KCN theo quy định của pháp luật. Người giữ vị trí phụ trách bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường phải có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành về quản lý môi trường, khoa học, kỹ thuật môi trường, hóa học, sinh học và có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực môi trường. Xây dựng quy chế phối hợp bảo vệ môi trường giữa BQL với sở Tài nguyên và Môi trường, ủy ban nhân dân huyện, thành phố trực thuộc trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Có trách nhiệm hướng dẫn chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, các cơ sở sản xuất kinh, dịch vụ trong KCN thực hiện quản lý môi trường, kịp thời báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để giải quyết các hành vi vi phạm về môi trường, huy động lực lượng ứng phó, khắc phục khi xảy ra sự cố môi trường tại các KCN. Định kỳ báo cáo công tác bảo vệ môi trường KCN gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ tài nguyên và môi trường.
Hình 2.8. Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi trường KCN.
Nguồn: Báo cáo Môi trường quốc gia (2009) Tuy nhiên công tác quản lý môi trường (QLMT) trong sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp gặp khó khăn ngoài nguyên nhân chủ yếu là do công nghệ sản xuất lạc hậu thì yếu kém trong công tác quản lý môi trường cũng là một nguyên nhân không kém phần quan trọng. Công tác QLMT vẫn còn nhiều bất cập, đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu quá nhiều không đủ để có thể giám sát và kiểm tra được đầy đủ các hoạt động của các cơ sở sản xuất đang hoạt động. Bên cạnh đó, do hạn chế về trình độ hiểu biết và kỹ năng thực hành của đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và công nhân vận hành yếu kém nên hiệu suất sử dụng các loại máy móc thiết bị thực tế trong các cơ sở sản xuất công nghiệp chỉ đạt tối đa 70-80% công suất, nhiều dây chuyền thiết bị đã qua sử dụng có ứng dụng công nghệ tự động điều khiển cũng chỉ đạt hiệu suất sử dụng 50 – 60%.
Hiện nay, nước ta đã có chính sách phát triển công nghiệp gắn liền với bảo vệ môi trường. Các văn bản pháp luật, pháp quy có liên quan về quản lý môi
trường, QLMT trong và ngoài KCN đã được ban hành, có sự phân cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong KCN. Một số công cụ kinh tế đã được áp dụng như: thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn, thuế tài nguyên và thuế môi trường; thực hiện việc thanh kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường theo định kỳ trong năm.
2.4.2. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong bảo vệ môi trường KCN
Theo quy định, Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN có trách nhiệm xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung. Thực tế hiện nay công tác này chưa được thực hiện nghiêm túc tại nhiều KCN. Các KCN đã triển khai xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các KCN, tuy nhiên tỷ lệ còn thấp và hiệu quả chưa cao. Nhiều KCN hiện còn tìm cách trì hoãn việc đầu tư cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường nói chung và hệ thống xử lý nước thải tập trung nói riêng. Tại các KCN đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cũng xuất hiện nhiều vấn đề dẫn đến việc vận hành hệ thống này không hiệu quả. Một số nơi hệ thống không đáp ứng được tổng lượng nước thải mà các doanh nghiệp trong KCN thải ra, do thiết kế công suất không tương xứng hoặc do lượng xả thải của các doanh nghiệp vượt quá mức cam kết. Nhiều doanh nghiệp không tuân thủ quy định xử lý nước thải cục bộ, một số KCN lại không có đủ nước thải để hệ thống hoạt động do nhiều doanh nghiệp trong KCN không chịu đấu nối nước thải vào hệ thống. Điển hình như KCN Phố Nối B, Hải Dương, chỉ có lượng nước thải khoảng 500m3/ngày, trong khi công suất xử lý của hệ thống là 10.800m3/ngày.
Việc áp dụng sản xuất sạch hơn và công nghệ thân thiện môi trường tại các doanh nghiệp trong KCN còn chưa được chú trọng. Các cơ sở áp dụng sản xuất sạch hơn, tuỳ loại hình sản xuất, tình trạng thiết bị, quản lý đã giảm tiêu thụ nhiên liệu 5-15%, giảm tiêu thụ nước 5-35%, giảm tiêu thụ năng lượng 10-35%, giảm lượng nước thải 5-40% và giảm lượng khí thải 10-30%. Nếu tiếp tục cải tiến phương thức quản lý và thay đổi cách sử dụng hợp lý trang thiết bị trong sản xuất, sinh hoạt thì các cơ sở sản xuất ở Việt Nam còn có thể tiết kiệm thêm 5- 15% năng lượng tiêu thụ. Hiện nay cùng với một số công nghệ thân thiện với môi trường được đầu tư, ứng dụng vào nhiều KCN, vẫn còn nhiều KCN và doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến việc đầu tư này, không ít doanh nghiệp trong KCN còn sử dụng công nghệ lạc hậu trong sản xuất, có nguy cơ gây ô
2.4.3. Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý bảo vệ môi trường trong KCNtrong KCN trong KCN
Công tác thanh tra kiểm tra, giám sát môi trường KCN. Các đợt thanh tra, kiểm tra của Bộ TNMT và các Sở TNMT địa phương đã tăng lên nhưng còn chưa nhiều và còn hạn chế trong việc làm rõ hành vi gây ô nhiễm, mức độ gây ô nhiễm của các doanh nghiệp, các KCN. Từ đó dẫn đến tiến hành xử phạt chưa đủ sức răn đe đối với các chủ nguồn thải. Công tác giảm sát nguồn thải từ các KCN hầu như chưa được triển khai. Đa số các doanh nghiệp không tuân thủ việc quan trắc định kỳ chất lượng nước thải theo báo cáo ĐTM hoặc bản cam kết đạt tiêu chuẩn môi trường.
Công cụ kinh tế. Với nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”, Chính phủ đã ban hành các quy định về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải. Việc triển khai thu phí đã thu được một số kết quả bước đầu, nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do phương thức thu phí chưa phù hợp. Mức phí bảo vệ môi trường còn thấp hơn nhiều so với chi phí thu gom và xử lý chất thải. Bên cạnh đó, tính tự giác, ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc kê khai và nộp phí chưa cao.
Ngoài các công cụ kinh tế, Nhà nước còn có các chế tài xử phạt, cưỡng chế các đối tượng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Trong thời gian gần đây, việc xử phạt hành chính được đẩy mạnh đã có tác dụng nhất định trong việc tăng cường ý thức của các doanh nghiệp.
Công cụ thông tin. Đối tượng của công cụ thông tin trong quản lý và bảo vệ môi trường KCN là người gây ô nhiễm và người chịu tác động của ô nhiễm. Công cụ thông tin một mặt cung cấp thông tin phù hợp cho từng loại đối tượng, một mặt là công cụ để cộng đồng tạo áp lực để các doanh nghiệp thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường. Hiện nay việc phổ biến thông tin về các vấn đề môi trường KCN cho cộng đồng còn chư được chú trọng hoặc chưa kịp thời nên sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường KCN còn hạn chế. Ngoài ra công cụ thông tin cũng chưa được đầu tư đúng mức về hình thức, phương tiện cũng như nội dung thông tin. Các quy định trong lĩnh vực này còn quá chung chung, chưa đủ cơ sở để triển khai thực tế.
Các công cụ khác. Một số công cụ khác như các hình thức khuyến khích, khen thưởng, quảng bá thương mại, phát triển thị trường mua bán hạn ngạch xả
thải…là những công cụ đắc lực cho bảo vệ môi trường. Thời gian qua, một số doanh nghiệp đã có chú ý việc quảng bá thương hiệu, phát triển sản phẩm thân thiện môi trường. Tuy nhiên, trên phạm vi của một KCN hoặc quy mô quản lý cấp tỉnh thì các công cụ này vẫn chưa được phát triển và cần được chú trọng hơn.
2.5. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KCN TỈNH NINH BÌNH
Năm 2003, KCN Khánh Phú là KCN đầu tiên của tỉnh Ninh Bình được thành lập. Đến nay, sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, tỉnh Ninh Bình đã có 05 KCN được thành lập và đi vào hoạt động là KCN Khánh Phú (351ha), KCN Gián Khẩu (162,1 ha), KCN Tam Điệp (76ha), KCN Phúc Sơn (114ha) và KCN Khánh Cư (52ha). Tổng diện tích đất theo quy hoạch của 5 KCN là 755,1 ha; đất công nghiệp có thể cho thuê 611,4ha; đã có 70 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư còn hiệu lực, đất công nghiệp đã cho thuê 520,22ha; tổng số vốn đăng ký đạt trên 41.000 tỷ đồng, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên vốn đăng ký khá cao (khoảng 70%); các KCN đã cơ bản lấp đầy.
Hàng năm, các doanh nghiệp KCN tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp từ 10.000 - 12.000 tỷ đồng/năm; đóng góp vào ngân sách nhà nước từ 600 - 800 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho hơn 2 vạn lao động địa phương; môi trường đầu tư trong KCN luôn ổn định, an ninh trật tự được đảm bảo; công tác quản lý môi trường, quản lý lao động, phòng chống cháy nổ có hiệu quả; đời sống công nhân lao động được duy trì ở mức khá.
2.5.1. Về công tác quy hoạch
Theo Đề án điều chỉnh quy hoạch tổng thể các KCN tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 mà UBND tỉnh Ninh Bình đã trình Chính phủ, các KCN tỉnh Ninh Bình sẽ bao gồm các KCN hiện tại đã xây dựng là: KCN Khánh Phú, KCN Gián Khẩu, KCN Tam Điệp giai đoạn I hiện hữu (76ha), KCN Phúc Sơn, KCN Khánh Cư (điều chỉnh giảm diện tích còn 52,11ha) và 02 KCN quy hoạch mới tại vùng ven biển Kim Sơn và thị xã Tam Điệp (giai đoạn II) với quy mô mỗi khu khoảng 300 đến 500 ha (Nguyễn Văn Bình, 2014).
2.5.2. Công tác xây dựng hạ tầng các KCN
Thứ nhất, công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) đã được UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện theo đúng quy trình, quy định, bồi thường GPMB nhanh, đáp ứng yêu cầu, không để xảy ra thắc mắc, khiếu kiện phức tạp, kéo dài, vượt cấp. Kinh nghiệm GPMB tại KCN
Khánh Phú và Gián Khẩu là thu hồi đất một lần cho cả Khu, chính giải pháp này đã tránh được những phức tạp trong quá trình GPMB xây dựng hai KCN.
Thứ hai, tất cả các KCN đã xây dựng đều được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, đây là điểm đặc thù trong xây dựng và phát triển các KCN của tỉnh Ninh Bình. Tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng 03 KCN (Gián Khẩu, Khánh Phú, Tam Điệp) theo quyết định phê duyệt của UBND tỉnh là 1.767,400 tỷ đồng. Số vốn ngân sách nhà nước đã đầu tư là 1.006,56 tỷ đồng, trong đó có 70 tỷ đồng là vốn của Trung ương, còn lại là vốn ngân sách địa phương. Đây là một số vốn không nhỏ so với một tỉnh còn nhiều khó khăn như tỉnh Ninh Bình. Nhưng với sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh, sự ủng hộ của các bộ, ngành Trung ương, các KCN của tỉnh Ninh Bình đã được xây dựng, từng bước hoàn chỉnh diện mạo, có quy mô lớn.
Thứ ba, về giải pháp đầu tư hạ tầng các KCN ở Ninh Bình cũng có những điểm đặc biệt, đó là phân kỳ, chọn hạng mục thi công, vừa xây dựng vừa kêu gọi, tiếp nhận các dự án đầu tư. Với số vốn từ ngân sách cấp hàng năm, Ban Quản lý các KCN đã chỉ đạo chủ đầu tư, kêu gọi động viên nhà thầu thi công bỏ vốn tập trung thi công các hạng mục chính như san lấp mặt bằng, giao thông, hệ thống thu gom, xử lý nước thải... đáp ứng yêu cầu sử dụng hạ tầng của các dự án đầu tư vào KCN. Ngoài ra, vận dụng kinh nghiệm xây dựng KCN của các địa phương lân cận, phát huy sáng tạo trong thu hút đầu tư, tỉnh Ninh Bình đã sử dụng các nguồn lực của các doanh nghiệp nhằm đảm bảo các điều kiện cấp nước, cấp điện, ngân hàng, thông tin liên lạc.
Với giải pháp đầu tư như trên, mặc dù có hạn chế về nguồn vốn đầu tư nhưng các KCN tỉnh Ninh Bình đã nhanh chóng xây dựng được cơ sở hạ tầng đủ điều kiện kêu gọi thu hút đầu tư lấp đầy KCN, sớm phát huy hiệu quả. (Nguyễn Văn Bình, 2014).
2.5.3. Công tác thu hút đầu tư
Công tác thu hút đầu tư của tỉnh Ninh Bình nói chung và đầu tư tại KCN của tỉnh nói riêng đã được Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt được kết quả khá tốt. Các chỉ số về tốc độ lấp đầy KCN, chất lượng dự án, tính khả thi và hiệu quả của các dự án KCN ở mức khá so với các KCN trong cả nước và khu vực.
Đến năm 2014, trong các KCN tỉnh Ninh Bình có 70 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 43 dự án đã hoàn thành và đi vào sản xuất kinh doanh; 18 dự án đang triển khai xây dựng; số vốn của các dự án thực hiện đạt 29.813 tỷ đồng trên tổng mức đầu tư đăng ký 41.650 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 71,58%.
Các dự án đầu tư vào KCN tỉnh Ninh Bình phần lớn là các dự án có quy mô lớn, tổng mức đầu tư bình quân một dự án là 595 tỷ đồng, diện tích bình quân/dự án là 7,5ha. Dự án có quy mô lớn nhất và cũng là dự án có tổng mức đầu tư lớn nhất là dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam, sử dụng 53,1ha đất, số vốn đăng ký đầu tư là 10.673 tỷ đồng; có 05 dự án có vốn đầu tư đạt trên 3.000 tỷ đồng, 09 dự án có vốn đầu tư từ 500 tỷ đồng đến dưới 3.000 tỷ đồng (Nguyễn Văn Bình, 2014).
2.5.4. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp KCN
Hình 2.9. Giá trị sản xuất công nghiệp các KCN tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 đến 2015.
Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Ninh Bình (2015) Năm 2006, hai năm sau khi dự án đầu tiên được cấp phép đầu tư, một số dự án trong KCN đã đi vào sản xuất, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 547 tỷ đồng, nộp ngân sách 8,5 tỷ đồng, xuất khẩu 0,62 triệu USD.
Đến nay, sau 13 năm thành lập và thu hút đầu tư, doanh thu sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trong KCN mỗi năm ngày càng tăng cao, năm sau