ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH QUẢN LÝRTRSH CỘNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 72)

Trong quá trình xây dựng mô hình đa phần người dân trong Tổ dân phố đã nắm được mục đích của việc phân loại RTRSH tại nguồn, tuy vậy khi triển khai thực tế còn rất nhiều khó khăn. Tuần đầu tiên chỉ mới có khoảng 50 % các hộ gia đình thực hiện phân loại theo yêu cầu của mô hình. Sau khi có kết quả tuần đầu, cán bộ Công ty môi trường đô thị & trưởng khu dân cư tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân bằng hình thức trực tiếp và qua hệ thống truyền thanh, đồng thời Đoàn thanh niên thị trấn, tổ thu gom tích cực vận động người dân hưởng ứng thực hiện phân loại RTRSH và thực hiện đúng lịch trình thu gom. Kết quả thực hiện các tuần sau đó đã cải thiện tốt hơn. Sau 3 tháng thực hiện phân loại RTRSH tại nguồn kết quả thu được trình bày ở các bảng 4.9; 4.10 và 4.11.

4.4.1.1. Hiệu quả kinh tế của mô hình

Qua kết quả thu được ở bảng 4.11 cho thấy, tổng lượng rác thải thu gom và phân loại tại Tổ dân phố Tân Bình trong 1 tháng là 90,52 tấn; trong đó rác thải hữu cơ phân loại được là 50,15 tấn; rác thải tái sử dụng là 6,29 tấn; rác thải tái chế thu gom được 16,66 tấn. Có ý nghĩa quan trọng là mô hình đã làm giảm được chất thải vô cơ cần phải chôn lấp, trong 1 tháng số rác thải vô cơ chỉ còn 17,43 tấn.

Với việc phân loại và xử lý RTRSH hữu cơ để làm phân compost, kết quả mô hình triển khai trong 3 tháng tại tổ dân phố Tân Bình, trung bình 1 tháng đã sản xuất được lượng phân bón hữu cơ vi sinh compost là 23,27 tấn/tháng. Tổng thu nhập từ phân hữu cơ vi sinh compost là 34,9 triệu đồng/tháng.

STT Nội dung Đơn vị Tháng 1 Tháng 3

1 Lượng phát sinh trong hộ

Kg/hộ/ngày 2,85 2,55

SD 1,83 1,95

Tổng lượng RTRSH Kg/tháng 91 353,9 81 737,7

2

Rác thải hữu cơ trong hộ Kg/hộ/ngày 1,75 1,26

SD 0,95 0,81

Tổng lượng rác hữu cơ Kg/tháng 56 091,3 40 378,4

Tỷ lệ (%) 61,4 49,4

3 Tổng lượng rác vô cơ Kg/tháng 15 256,1 17 818,8

Tỷ lệ (%) 16,7 21,8

4 Nilon, nhựa (tái chế) Kg/tháng 15 986,9 15 775,4

Tỷ lệ (%) 17,5 19,3

5 Sách, thùng nhựa, tôn (tái Kg/tháng 4 019,6 7 765,1

sử dụng) Tỷ lệ (%) 4,4 9,5

Nguồn: Kết quả mô hình quản lý RTRSH cộng đồng (2015) (n = 60)

Bảng 4.10. Kết quả xử lý RTRSH hữu cơ thành phân compost

STT Giai đoạn

Rác thải hữu cơ thực tế (Kg/tháng)

Lượng phân compost Thành tiền (Tr đồng) (Kg/tháng) Tỷ lệ (%) 1 Tháng 1/2014 55 754 25 291,1 45,8 37,94 2 Tháng 2/2014 52 744 24 578,7 46,6 36,87 3 Tháng 3/2014 41 962 19 931,9 47,4 29,90 Tổng cộng 150 460 69 801,7 - 104,71 Trung bình 50 153,3 23 267,2 46,4 34,90

Ghi chú: giá bán phân hữu cơ là 1,5 Tr đồng/tấn

Nguồn: Kết quả mô hình xử lý RTHC (2015)

(Tính trung bình 1 tháng)

Nội dung Đơn vị Mô hình quản lý cộng đồng Mô hình quản lý So sánh (+/-) 1. Tổng lượng RTRSH 1 tháng Tấn 90,52 84,94 +5,58

2. Tỷ lệ rác hữu cơ trung bình % 55,4 * +55,40

3. RTRSH hữu cơ trung bình Tấn 50,15 * +50,15

4. Lượng phân compost Tấn 23,27 * +23,27

5. RTRSH tái chế Tấn 16,66 * +16,66

6. RTRSH tái sử dụng Tấn 6,29 2,18 +4,11

7. RTRSH chôn lấp Tấn 17,43 82,76 -65,33

8. Thu nhập từ phân compost Tr.VNĐ 34,9 0 +34,9

Ghi chú: * không phân loại; Nguồn: Số liệu mô hình (2015)

Để đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình thu gom RTRSH tại nguồn có sự tham gia của cộng đồng chúng tôi tiến hành tính toán các khoản chi phí và thu nhập của mô hình trong điều kiện đã có sự hỗ trợ của địa phương về trang thiết bị cơ bản như xe chuyên chở, diện tích bãi tập kết rác, hố chôn lấp và nhà kho… cho việc mô hình thực nghiệm tại Tổ dân phố Tân Bình. Kết quả thu được ở bảng 4.12.

Qua kết quả thu được ở bảng 4.12 cho thấy, các khoản thu từ mô hình quản lý RTRSH tại Tổ dân phố Tân Bình trong 3 tháng là 202,08 triệu đồng. Ngoài khoản thu lệ phí vệ sinh môi trường đóng góp của người dân như mô hình cũ trước đây là 33,75 triệu đồng, số tiền thu được từ việc bán phân hữu cơ là 104,72 triệu đồng; số tiền thu được từ việc bán RTRSH tái chế là 42,48 triệu đồng; số tiền thu từ việc tái sử dụng sách giáo khoa, thùng nhựa và thùng tôn là 21,13 triệu đồng. Các khoản thu này sẽ được dùng chi trả cho hoạt động cộng đồng và lương công nhân thu gom, phân loại RTRSH, phần lãi ròng của mô hình là 33,54 triệu đồng có thể dùng để chi trả các hộ giúp tăng thu nhập cho người dân Tổ dân phố. Đây là những kết quả đáng ghi nhận của mô hình quản lý RTRSH cộng đồng so với hình thức quản lý cũ.

Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế mô hình quản lý RTRSH tạiTDP Tân Bình (Tính cho 3 tháng)

TT Chỉ tiêu lượngSố Đơn giá (triệu đồng)

Thành tiến (triệu đồng)

I Thu nhập: 202,08

1. Lượng phân HC vi sinh (tấn) 69,81 1,50 104,72

2. RTRSH tái chế (tấn) 49,98 0,85 42,48

3. RTRSH tái sử dụng (tấn) 18,87 1,12 21,13

4. Phí vệ sinh 3 tháng (khẩu) 3750 0,003 33,75

II Chi phí: 168,54

1. Chi tập huấn kỹ thuật (người) 180 0,05 9,00

2. Tham vấn cộng đồng (người) 180 0,10 18,00

3. Họp nhóm 4 buổi 61 0,10 6,10

4. Tài liệu tập huấn (quyển) 180 0,02 3,60

5. In tờ rơi (tờ) 1034 0,01 10,34 6. Xô đựng rác (cái) 2068 0,015 31,00 7. Lương 3 tháng (người) 7 4,00 84,00 8. Chế phẩm sinh học (kg) 30 0,05 1,50 9. Chi phí khác 5,00 III Lãi ròng 33,54

Nguồn: Tổng hợp kết quả mô hình (2015)

4.4.1.2. Hiệu quả xã hội và môi trường

Về ý nghĩa xã hội, mô hình thu gom và phân loại RTRSH tại nguồn đã tạo ra việc làm ổn định cho 7 công nhân thu gom và xử lý rác với mức lương 4 triệu đồng một tháng. Mô hình thu gom và xử lý RTRSH mới đã tạo điều kiện cùng tham gia cho người dân, người dân được tham gia ý kiến đóng góp về mục tiêu mô hình, phương pháp triển khai, các bước tiến hành, đánh giá kết quả, đánh giá SWOT.

Mô hình đã tạo nên một phong trào bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức của người dân trong thu gom & phân loại RTRSH. Đặc biệt, nhờ có sự trang bị kiến thức về phân loại RTRSH tại nguồn và sự giúp đỡ về thiết bị thu gom cho người dân nên người dân phấn khởi hơn, đây được coi là phần chi trả lợi ích có hiệu quả. Người dân thu gom RTRSH tại chính nơi họ sinh sống cũng tạo thêm

thu nhập từ việc thực hiện mô hình khi tham gia vào vị trí người thu gom, phân loại. Hàng tháng họ sẽ được nhận một khoản thu nhập từ việc chi trả lấy từ kinh phí thu được nhờ kết quả xử lý RTRSH hữu cơ thành phân vi sinh và tái chế, tái sử dụng rác thải. Người dân là người trực tiếp được hưởng lợi ích từ việc thực hiện mô hình này, chính vì vậy, họ cũng đã tích cực hơn trong việc giữ gìn vệ sinh công cộng và tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường.

Về hiệu quả môi trường, mô hình thu gom và xử lý RTRSH cộng đồng tham gia là một biện pháp rất tốt, tỷ lệ rác thải được tái chế và tái sử dụng tăng lên đáng kể, giảm ô nhiễm môi trường. Trong 3 tháng xây dựng mô hình số RTRSH hữu cơ được xử lý là 150,45 tấn, sản xuất được 69,81 tấn phân hữu cơ vi sinh compost, rác thải cung cấp cho cơ sở tái chế là 49,98 tấn, tái sử dung rác thải được 18,87 tấn. Vì những kết quả đó, trong 1 tháng lượng rác thải chôn lấp của Tổ dân phố Tân Bình chỉ còn lại 17,43 tấn, giảm tải cho bãi chôn lấp 65,33 tấn/tháng.

4.4.2. Đánh giá của cộng đồng về mô hình thu gom & xử lý RTRSH

Sau khi triển khai mô hình hình phân loại, thu gom, xử lý RTRSHcó sự tham gia của cộng đồng chúng tôi đã tổ chức họp nhóm lấy ý kiến đánh giá của người dânTổ dân phố Tân Bình, thị trấn Xuân Mai,Huyện Chương Mỹ. Tổng số tham gia họp nhóm là 16 người (bao gồm: 2 người thuộc Công ty môi trường đô thị Xuân Mai, 7 công nhân thu gom RTRSH & 1 cán bộ khu Tân Bình, 6 người dân đại diện cho các hộ dân sinh sống tại địa bàn nghiên cứu). Trong thành phần những người tham gia có 9 người là phụ nữ và 7 người là nam giới.

Kết quả đánh giá của nhóm cho thấy mô hình thu gom & xử lý RTRSH mới tốt hơn cách làm cũ với 100% ý kiến. Đặc biệt ý kiến đánh giá về phương pháp tổ chức mô hình mới đã được 100% số người tham gia nhất trí là tốt. Người dân cũng đã nhận thấy họ nắm bắt được kỹ thuật phân loại rác tại nguồn với 100% ý kiến. Tuy nhiên vẫn còn 12,5% ý kiến cho rằng tổ thu gom rác chưa thực hiện thật đúng lịch trình đặt ra; 6,2% ý kiến phản ánh công nhân phục vụ chưa hòa nhã; 25% chưa hài lòng về phân phối phân compost và rác thải tái sử dụng.

Bảng 4.13. Ý kiến đánh giá của người dân về mô hình quản lý RTRSH (n = 16)

TT Nội dung

Ý kiến đồng ý Không đồng ý Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Nắm được kỹ thuật phân loại rác 16 100,0 0 0

2 Thu gom đúng lịch, đúng quy định 14 87,5 2 12,5

3 Giúp đỡ của Chi đoàn, tổ dân phố 16 100,0 0 0

4 CB & công nhân phục vụ hòa nhã 15 93,8 1 6,2 5 Phân phối phân HC & tái SD tốt 12 75,0 4 25,0

6 Phương pháp tổ chức tốt hơn cũ 16 100,0 0 0

7 Đánh giá môi trường tốt hơn 16 100,0 0 0

Nguồn: Kết quả họp nhóm (25/3/2015)

Đặc biệt, các ý kiến đều đánh giá rất tốt sự giúp đỡ của Chi đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh và chính quyền Tổ dân phố và thị trấn Xuân Mai với công tác vệ sinh môi trường. Sự tham gia hỗ trợ từ phía các tổ chức xã hội là sự vận động người dân hưởng ứng thực hiện công tác thu gom rác thải sinh hoạt, phân loại rác thải tại nguồn nhằm bảo vệ môi trường, giữ gìn mỹ quan chung, tạo môi trường trong sạch, bảo vệ sức khỏe công đồng. Năng lực của công đồng được nâng cao trong việc tổ chức và tham gia trong các quyết đinh, hoạch định chiến lược về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.Các hộ dân có thể tham gia vào việc quản lý, giám sát bằng cách nhắc nhở, tố giác những người thiếu ý thức, đổ rác không đúng nơi quy định. Giám sát những người thu gom rác, nếu có vị phạm xảy ra họ kịp thời báo cho Tổ trưởngbiết để kịp thời nhắc nhở. Mô hình đã vận động và lôi cuốn sự tham gia của nhân dân từ đó nâng cao nhận thức, xây dựng trách nhiệm của nhân dân đối với việc tạo lập và thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện, bảo vệ môi trường.

Hình 4.7. Đánh giá của người dân về mô hình quản lý RTRSH cộng đồng (Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ, n=60 (3/2015)

Về mức độ hài lòng đối với mô hình quản lý, tỷ lệ không hài lòng giảm dần, tỷ lệ rất hài lòng tăng dần từ lúc đầu đến lúc cuối. Nếu tháng 1/2015 tỷ lệ chưa hài lòng là 38,3% thì đến tháng 3/2015 giảm còn 11,7%; tỷ lệ rất hài lòng tháng 1/2015 là 41,7% thì đến tháng 3/2015 tăng lên 63,3%. Điều đó cho thấy sự thành công của mô hình. Ngoài ra mô hình Quản lý RTRSH tại nguồn có sự tham gia của cộng đồng đã đa dạng hóa các hình thức hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, củng cố vai trò của khu dân cư, chính quyền thị trấn, tạo niềm tin, ủng hộ từ phía nhân dân, tạo phong trào thi đua, học hỏi kinh nghiệm giữa các hộ và các địa phươnglân cận.

Xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, mọi vấn đề từ nhỏ nhất cũng được nhân dân tham gia, góp ý bàn luận thông qua các cuộc họp nhóm, trả lời phiếu điều tra, họp Chi bộ hay các buổi sinh hoạt Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cưu chiến binh từ đó UBND thị trấn nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để kịp thời điều chỉnh các quyết định cho phù hợp. Do đó mô hình đã thu hút được đông đảo nhân dân ủng hộ.

4.4.3. Phân tích SWOT đối với mô hình Quản lý RTRSH cộng đồng Bảng 4.14. Kết quả đánh giá SWOT về quản lý RTRSH cộng đồng

S (Điểm mạnh)

- Phù hợp với mục tiêu xây dựng đô thị xanh – sạch đẹp của thành phố Hà Nội. - Chính quyền địa phương và Công ty môi trường đô thị giúp đỡ và hỗ trợ trang thiết bị, kinh phí hoạt động ban đầu. - Người dân nhiệt tình ủng hộ chủ trương quản lý RTRSH cộng đồng.

- Đội ngũ cán bộ nhiệt tình, say sưa công việc, ham học hỏi chuyên môn.

- Địa bàn thuộc vùng bán sơn địa có quỹ đất để làm nhà chứa rác, bãi xử lý và chôn lấp rác.

- Hệ thống đường phố thuận tiện cho việc thu gom và chuyên chở RTRSH.

W (Điểm yếu)

- Đội ngũ công nhân thu gom, xử lý RTRSH nhiệt tình nhưng chưa nhiều kinh nghiệm.

- Mức lương của công nhân trực tiếp thu gom và xử lý RTRSH còn thấp, đời sống còn nhiều khó khăn.

- Kinh phí hoạt động còn hạn hẹp.

- Một số hộ gia đình còn ngại khó, chưa nhiệt tình hợp tác khi phân loại rác thải tại nguồn.

- Địa điểm bãi rác chưa xa khu dân cư nên còn ảnh hưởng đến môi trường không khí và tiếng ồn.

- Thời tiết ẩm ướt, mưa nắng thất thường gây khó khăn cho việc chuyên chở, xử lý.

O (Cơ hội)

- Lực lượng lao động ở Tổ dân phố dồi dào, thiếu việc làm nên nhiều cơ hội tuyển dụng người cộng tác.

- Các phong trào hoạt động cộng đồng sôi nổi, tạo cơ hội tuyên truyền, vận động cho người dân tham gia.

- Đã có kết quả nghiên cứu và nhiều địa phương ở cả nước đã triển khai mô hình quản lý RTRSH trên cơ sở cộng đồng. - Nhờ thành tựu khoa học kỹ thuật về xử lý rác thải hữu cơ nên đã có nhiều loại chế phẩm vi sinh vật trong đó có chế phẩm EM tạo ra cơ hội ứng dụng xử lý rác thải ở địa phương thu được kết quả tốt.

T (Thách thức)

- Rác thải sinh hoạt ngày càng đa dạng nhiều thành phần, trong đó có cả các thành phần độc hại, người dân phải phân loại tỷ mỷ.

- Đời sống người dân ngày càng cao, chất thải càng nhiều, tạo ra sức ép về phân loại tại nguồn, sức tải của bãi xử lý, chôn lấp. - Hiệu quả kinh tế của việc quản lý RTRSH không cao nên nhu cầu hỗ trợ các nguồn vốn và vật tư ngày càng tăng.

- Việc áp dụng mô hình với quy mô lớn hơn cần phải nâng cao trình độ quản lý và khoa học kỹ thuật của cán bộ, công nhân làm công tác vệ sinh môi trường.

Trong quá trình thực hiện mô hình quản lý rác thải rắn sinh hoạt trên cơ sở cộng đồng, chúng tôi tiến hành họp nhóm những người am hiểu tại địa phương để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công tác quản lý.

Cuộc họp tổ chức từ 14h00’ đến 16h30’ ngày 31/12/2015. Tổng số tham gia họp nhóm là 17 người (bao gồm: 3 người thuộc Công ty môi trường đô thị Xuân Mai, 5 công nhân thu gom RTRSH & 2 cán bộ khu Tân Bình, 7 người dân đại diện cho các hộ dân sinh sống tại địa bàn nghiên cứu). Trong thành phần những người

tham gia có 10 người là phụ nữ và 7 người là nam giới. Kết quả đánh giá SWOT được tổng hợp ở bảng 3.14 dưới đây. Nếu nắm được rõ những điểm mạnh, điểm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w