4.3.1. Thực trạng RTRSH tạitổ dân phố Tân Bình, thị trấn Xuân Mai
4.3.1.1. Căn cứ lựa chọn địa điểm thực hiện mô hình
cùng tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa ngày càng phát triển đã tạo ra một lượng chất thải rắn lớn và tăng dần. Từ năm 2012 đến 2015, rác thải rắn sinh hoạt ở thị trấn Xuân Mai liên tục tăng rất nhanh, ước tính 2012 có khoảng 6900 tấn RTRSH, đến 2015 đã tăng lên 8845 tấn RTRSH. Công ty môi trường đô thị tuy đã cố gắng nhưng tỷ lệ thu gom đến năm 2015 chỉ đạt khoảng 85,2%. Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt còn gặp rất nhiều khó khăn, rác thải không được tập kết về đúng nơi quy định, Công ty môi trường đô thị chịu sức ép quá tải do RTRSH của cả huyện Chương Mỹ cũng tăng lên rất nhiều. Mặt khác sự phân loại RTRSH tại nguồn chưa được áp dụng nên số lượng RTRSH lớn, khó xử lý khi đưa tới tập kết của Thành phố.
Khu Tân Bình là khu dân cư có diện tích lớn nhất của thị trấn Xuân Mai, mật độ dân cư thấp. Tổng dân số của Tổ dân phố Tân Bình là 3.750 người, có 1034 hộ gia đình, chiếm 14,7% dân số của thị trấn Xuân Mai. Công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại Tổ dân phố Tân Bình còn nhiều hạn chế: Công tác thu gom rác thải sinh hoạt do công ty môi trường đô thị Xuân Maithu gom thực hiện chưa tốt, tần suất thu gom rác không đảm bảo, định kỳ chỉthu gom 2 lần/ 1 tuần. Phí vệ sinh môi trường thu không đủ bù chi do có nhiều hộ gia đình không đóng phí vệ sinh môi trường.Hiện trạng còn nhiều điểm tồn đọng rác thải gần điểm dân cưgây ô nhiễm môi trường. Ý thức bảo vệ môi trường của một số hộ gia đình chưa cao, chưa tự giác thu gom, tập kết rác thải rắn sinh hoạt đúng nơi quy định, còn nhiều trường hợp xả rác bừa bãi, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
Từ thực trạng đó chúng tôi thấy cần xây dựng mô hình quản lý rác sinh hoạt tại nguồn với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, khuyến khích các hình thức xã hội hoá trong hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt. Thực hiện nhân rộng mô hình làm tốt, hiệu quả cao.
4.3.1.2. Điều tra rác thải sinh hoạt tại Tổ dân phố Tân Bình, Xuân Mai
Kết quả điều tra tình hình phát thải RTRSH trong các hộ gia đình tại Tổ dân phố Tân Bình, thị trấn Xuân Mai trong ngày lễ và ngày thường vào tháng 12/2014 thu được như sau:
Nhìn chung, trong ngày lễ, lượng RTRSH ở các hộ gia đình đều cao hơn trong ngày thường. Trong số 30 hộ điều tra, trung bình ngày lễ phát thải RTRSH 2,8 kg/hộ/ngày tương ứng với 0,52 kg/người/ngày trong khi trong
ngày thường lượng phát thải là 2,5 kg/hộ/ngày tương ứng với 0,46 kg/người/ngày. Trung bình phát thải RTRSH tại Tổ dân phố Tân Bình là 2,7 kg/hộ/ngày tương ứng với 0,49 kg/người/ngày. Tổng số RTRSH cả Tổ dân phố Tân Bình trong tháng 12/2014 là 86545,8 kg/tháng (tổng số 1.034 hộ).
Bảng 4.3. Lượng RTRSH phát sinh tại Tân Bình, thị trấn Xuân Mai
STT Chỉ tiêu
Khối lượng RTRSH (Kg/ngày) Khối lượng RTRSH (Kg/tháng) Ngày lễ (n=30) Ngày thường (n=30) Trung bình (n = 30) 1 Lượng rác/hộ gia đình 2,8 2,5 2,7 83,7 2 SD 1,5 1,4 - - 3 Lượng rác/1 người 0,52 0,46 0,49 15,19 4 SD 0,26 0,19 - - 5 RTRSH cả TDP (1034 hộ) - - 86 545,8
Nguồn: Kết quả điều tra (12/2014)
Kết quả điều tra về thành phần RTRSH của các hộ thu được kết quả như sau:
Bảng 4.4. Thành phần chất thải tại khu Tân Bình, thị trấn Xuân Mai
STT Thành phần Ngày lễ (n=30) Ngày thường (n=30) Trung bình(%) Tỷ lệ (%) SD Tỷ lệ (%) SD 1 Chất hữu cơ 62,2 11 60 10,2 62,11 2 Nhựa, nilon 14 7,2 13.6 5,5 13,8 3 Rác TSD 3,4 0,5 5,7 3,3 4,5 4 Chất vô cơ 20,4 5,3 20,7 4,3 19,59 Tổng 100 - 100 - 100
Nguồn: Số liệu điều tra (12/2014)
Qua bảng 4.4 cho thấy, tỷ lệ các chất hữu cơ trong thành phần RTRSH của các hộ chiếm 62,11%, đây là một nguồn tài nguyên rất quý giúp địa phương có thể khai thác chế biến thành phân hữu cơ vi sinh cung cấp cho sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ nhựa, nilon khó phân hủy và chất vô cơ khác cũng chiếm tỷ lệ tới 37,89% tổng lượng RTRSH trong các hộ gia đình. Đây là con số giúp chúng ta dự tính quy mô bãi chôn lấp cho địa phương.
4.3.1.3. Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt thánh 12/2014 tại TDP Tân Bình
Vào tháng 12/2014 là thời điểm trước khi tiến hành nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý RTRSH trên cơ sở cộng đồng chúng tôi tiến hành điều tra kết quả phân loại thu gom RTRSH tại 60 hộ, kết quả này sẽ được sử dụng để so sánh về hiệu quả phân loại, thu gom trong thời gian thực hiện mô hình vào đầu năm 2015. Kết quả thu được trình bày ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Tình hình phân loại, thu gom RTRSH tháng 12/2014 tại Tân Bình
STT Nội dung Đơn vị Số lượng
Thu gom Phân loại
1 Lượng RTRSH phát sinh
Kg/hộ/ngày 2,65 2,65
SD 1,87 1,87
Tổng lượng phát sinh Kg/tháng 84 943,1 84 943,1
2
Thành phần chất thải rắn hữu cơ Kg/hộ/ngày 1,64 0
SD 0,92 0
Tổng lượng rác thải hữu cơ Kg/tháng 52 568,6 0
Tỷ lệ (%) 61,89 0
3 Tổng chất thải rắn vô cơ Kg/tháng 16 028,8 0
Tỷ lệ (%) 18,87 0
4 Tổngnilon, nhựa (tái chế) Kg/tháng 13 191,7 0
Tỷ lệ (%) 15,53 0
5 Sách, thùng nhựa, tôn (tái sử dụng) Kg/tháng 3 151,4 2 183,0
Tỷ lệ (%) 3,71 2,57
Nguồn: Kết quả điều tra RTRSH, 12/2014, n=60)
Nhận xét: Trước khi xây dựng mô hình quản lý RTRSH dựa vào cộng đồng, thực trạng người dân và Công ty môi trường đô thị Xuân Mai mới chỉ thu gom rác thải mà chưa phân loại RTRSH tại nguồn nên tổng lượng thu gom trong thánh đạt được 849.453,1 kg/tháng nhưng không phân loại chất thải hữu cơ và chất thải vô cơ. Người dân mới chỉ phân loại tận dụng được một phần giấy loại, thùng nhựa hoặc thùng tôn để tái sử dụng (2 183,0 kg/tháng, bằng 2,57% tổng RTRSH).
4.3.2. Xác định mục tiêu mô hình quản lý RTRSHtrên cơ sở cộng đồng
Thời gian tiến hành mô hình từ 01/01/2015 đến 31/3/2015. Để triển khai xây dựng mô hình thí điểm này, chúng tôi nhận được sự cộng tác, giúp đỡ và nhiệt tình ửng hộ là các cơ quan, đơn vị sau đây:
- UBND thị trấn Xuân Mai đã trợ giúp về kinh phí hoạt động, tuyên truyền chủ trương, cung cấp đất làm mặt bằng khu tập kết rác thải tập trung và chỉ đạo người dân, các tổ chức đoàn thể cùng tham gia.
- Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai đã phối hợp thực hiện, đầu tư toàn bộ số thiết bị như xe thu gom, chi phí vật tư ban đầu xây dựng mô hình như thùng nhựa để phân loại chất thải rắn, chế phẩm sinh học, bao bì, phụ gia để xử lý, lương cho cán bộ, công nhân thu gom, vận chuyển và xử lý RTRSH...
4.3.2.1. Họp nhóm để xây dựng mục tiêu quản lý RTRSH
Để xây dựng mục tiêu mô hình quản lý RTRSH trên cơ sở cộng đồng, được sự giúp đỡ của Công ty môi trường đô thị Xuân Mai và UBND thị trấn Xuân Mai, chúng tôi tiến hành tổ chức một cuộc họp nhóm với 14 người tham gia. Thành phần tham gia cuộc họp nhóm gồm có 5 người dân tích cực và có uy tín trong cộng đồng, 2 cán bộ thuộc Công ty môi trường đô thị, 3 công nhân thu gom RTRSH & 2 cán bộ Tổ dân phố Tân Bình. Cuộc họp cũng có sự tham gia của HVCH thuộc Học viện nông nghiệp VN. Trong thành phần những người tham gia có 8 người là phụ nữ và 6 người là nam giới. Cuộc họp tiến hành từ 8h00’ – 10h00’ ngày 10 tháng 12 năm 2014. Sau đây là kết quả cuộc họp nhóm thảo luận về mục tiêu và quy chế hoạt động của mô hình quản lý RTRSH tại Tổ dân phố Tân Bình, thị trấn Xuân Mai.
Bảng 4.6. Mục tiêu và quy chế hoạt động mô hình quản lý RTRSH
(n = 14) TT Nội dung
Ý kiến đồng ý Không đồng ý Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
1. Mục tiêu mô hình Quản lý RTRSH
1 Cải tiến quy trình thu gom rác 14 100,0 0 0
2 Phân loại RTRSH thành 4 nhóm 12 85,7 2 14,3
3 Xử lý compost rác hữu cơ 10 71,4 4 28,6
2. Quy ước hoạt động mô hình
1 Có trang bị 2 xô chứa rác cho hộ 14 100,0 0 0
2 Lương người thu gom rác 4tr/tháng 11 78,6 3 21,4
3 Thống nhất lịch thu gom rác 14 100,0 0 0
4 Biểu dương người tích cực tham gia 9 64,3 5 35,7 Nguồn: Kết quả họp nhóm (10/12/2014)
Các nội dung của mô hình phân loại, thu gom và xử lý RTRSH cho Tổ dân phố Tân Bình bao gồm:
+ Mô hình được thực hiện trên cơ sở cộng đồng (người dân được tập huấn kỹ thuật, tham gia phân loại rác tại nguồn, tham gia thu gom và xử lý RTRSH, sử dụng lại sản phẩm thu gom sau xử lý…). Người dân hưởng ứng tích cực công tác thu gom rác thải sinh hoạt và phân loại tại đầu nguồn thải. UBND thị trấn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ là những tổ chức xã hội tích cực vận động, tuyên truyền người dân ủng hộ và tham gia mô hình.
+ Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai đã nhất trí đầu tư đầy đủ dụng cụ phân loại RTRSH đúng quy cách, màu sắc cho các hộ gia đình tham gia mô hình. Mỗi hộ trong Tổ dân phố được phân phát 2 chiếc xô nhựa trong đó 1 chiếc có màu xanh để đựng rác thải hữu cơ và 1 chiếc màu đỏ để đựng rác thải rắn vô cơ và nilon.
+ Phân loại RTRSH tại nguồn với việc phân biệt 4 loại (85,7% ý kiến đồng ý):
1- Chất thải rắn hữu cơ: Hoa quả, bã chè, thức ăn thừa, lá cây, rau, vỏ hoa quả,... được chứa trong thùng màu xanh. Sau đó được tập kết đến các điểm thu gom trong thôn rồi chở đến khu xử lý tập trung để ủ phân hữu cơ compost.
2- Chất thải rắn vô cơ: Các loại chai lọ vỡ, đồ chơi, giấy ăn đã sử dụng, quần áo cũ, cành cây, vỏ sò hến, xỉ than, sành sứ, thủy tinh, đồ nhựa và nilon... được chứa trong thùng màu đỏ. Sau đó thu gom, tập kết đến các điểm trung gian. Tại điểm tập kết trung gian, công nhân thu gom, vận chuyển tiếp tục phân loại đồ tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chở đến bãi rác để chôn lấp.
3- Chất thải rắn tái chế:nilon, chai, lọ, vỏ lon bia, vỏ lon nước ngọt, giấy báo, bìa... được để riêng rồi chuyển về các cơ sở tái chế.
4- Chất thải tái sử dụng: thùng sắt, thùng nhựa, sách giáo khoa… được chuyển về kho để phân phát trở lại cho người cần dùng.
+ Thu gom RTRSH theo tuyến cố định, có lịch trình thu gom riêng đối với mỗi loại rác nêu trên. Một tuần tổ thu gom RTRSH tiến hành thu gom rác hữu cơ vào ngày chẵn, thu gom rác vô cơ vào ngày lẻ, không tính ngày chủ nhật không thu gom (100% ý kiến đồng ý).
+ Rác thải hữu cơ được xử lý compost tạo ra nguồn thu từ sản phẩm xử lý để giảm bớt chi phí của mô hình. Phân compost sẽ phân phối lại với giá nội bộ cho các hộ gia đình để bón cho cây trồng.
+ Xây dựng chế độ chi trả và khuyến khích vật chất thỏa đáng cho những người phân loại rác thải tốt và tích cực tham gia thực hiện mô hình quản lý RTRSH phân loại tại nguồn.
4.3.2.2. Người dân thảo luận “cây vấn đề” hạn chế quản lý rác thải
Kết quả thảo luận trong buổi họp nhóm ngày 17/12/2014 với 14 người tham gia cũng tiến hành cùng tham gia thảo luận cây vấn đề xác định các yếu tố hạn chế đến kết quả quản lý rác thải sinh hoạt phân loại tại nguồn của Tổ dân phố Tân Bình. Các ý kiến góp ý xây dựng, đi đến thống nhất 3 nhóm vấn đề ảnh hưởng chính gồm:
Hình 4.3. Sơ đồ “cây vấn đề” hạn chế quản lý RTRSH tại TDP Tân Bình
Bảng 4.7. Nội dung “cây vấn đề” hạn chế quản lý rác thải sinh hoạt
Nhóm Diễn giải nôi dung “cây vấn đề” của người dân
1. Cốt lõi là sự tham gia tích cực của người dân
người dân phân loại RTRSH triệt để; nhận biết đúng từng loại rác thải; không để nhầm loại rác thải hữu cơ sang xô nhựa đựng rác thải vô cơ; tập kết rác thải từng loại đúng lịch thu gom; tự giác đóng phí dịch vụ thu gom RTRSH; trao đổi kinh nghiệm với hàng xóm;
2. Trách nhiệm của công nhân thu gom rác thải sinh hoạt:
mặc đồ bảo hộ khi làm việc; thu gom đúng lịch; thân thiện cởi mở với người dân; tham gia góp ý xây dựng cho người dân; thu gom triệt để không bỏ sót RTRSH; phân loại rác thải tái chế và tái sử dụng triệt để; vận chuyển RTRSH về đúng nơi tập kết rác; chôn lấp rác thải rắn đúng quy trình; sản xuất phân compost đảm bảo chất lượng; phân phối phân compost và rác tái sử dụng công bằng; phản ánh kịp thời ý kiến góp ý của người dân tới lãnh đạo.
3. Tham gia của các tổ chức xã hội và chính quyền, bộ máy quản lý
Hỗ trợ đầy đủ vật tư và kinh phí; hướng dẫn tận tình kỹ thuật phân loại và xử lý rác thải; tổ chức thực hiện tốt; tuyên truyền, giải thích thấu đáo mục đích, ý nghĩa cho người dân; giám sát thường xuyên việc thực hiện; nhắc nhở sai phạm đối với mọi thành viên; biểu dương khen thưởng kịp thời những người tham gia tích cực; chi trả thù lao lao động thỏa đáng; quản lý tốt các nguồn thu, chi; công bằng trong phân phối chi trả.
Nguồn: Kết quả thảo luận nhóm (17/12/2014
4.3.3.Hoạt động mô hình quản lý RTRSH cộng đồng tại Tổ dân phố Tân Bình
Mô hình quản lý rác thải rắn sinh hoạt được thực hiện tại Tổ dân phố Tân Bình, thị trấn Xuân Mai với 1034hộ gia đình tham giatrong 3 tháng (từ ngày 1/1/2015 đến ngày 31/3/2015). Ban đầu vẫn có một số hộ gia đình không tham gia, với lý do là đất vườn rộng, gia đình tự xử lý được rác sinh hoạt phát sinh, gia đình cũng không đóng phí thu gom chất thải rắn sinh hoạt.Trong quá trình thực hiện, được sự giải thích, vận động của cấc tổ chức xã hội như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ và Hội cựu chiến binh nên từ thánh 2/2015 đã có 100% các hộ đều tham gia.
4.3.3.1. Tổ kỹ thuật mô hình quản lý RTRSH cộng đồng
Dưới sự chỉ đạo của UBND thị trấn Xuân Mai và UBND huyện Chương Mỹ và hỗ trợ kinh phí ban đầu của Công ty môi trường đô thị Xuân Mai, Tổ kỹ thuật điều hành mô hình có biên chế chính thức 7 người bao gồm:
- Tổ trưởng do chị Nguyễn Thị Vân là cán bộ phụ nữ Tổ dân phố phụ trách chung. Với vai trò lãnh đạo, chị Vân rất tích cực vận động người dân và chỉ đạo triển khai xây dựng mô hình quản lý RTRSH cộng đồng tham gia. Chi thường xuyên kiểm tra,giúp đỡ người dân phân loại rác thải tại nguồn, đôn đốc việc thu gom, vận chuyển,chôn lấp rác thải, kiểm tra quy trình kỹ thuật sản xuất phân compost..., đảm bảo việc thực hiện mô hình quản lý RTRSH cộng đồng đạt kết quả tốt.
- 4 công nhân thu gom và vận chuyển RTRSH từ các hộ gia đình đến bãi tập kết rác, phân loại rác thải tái chế, tái sử dụng và chôn lấp rác thải vô cơ.
- 2 công nhân chuyên trách việc xử lý rác thải hữu cơ, tìm nguồn chế phẩm EM, sản xuất phân compost tạo ra các thành phẩm đóng bao và phân phối đúng quy định.
- Sự tham gia đầy đủ của 1034 hộ gia đình, thực hiện việc phân loại tại nguồn và thu gom RTRSH của gia đình. Sự thành công của mô hình quản lý