Mô hình quản lýrác thải sinh hoạt thông thường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 39)

Mô hình thu gom, vận chuyển, trung chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang được tiến hành ở các địa phương, các thành phố, đô thị..., nhiều mô hình được triển khai đã phát huy hiệu quả trong việc quản lý chất thải sinh hoạt.Mô hình quản lý rác thải sinh hoạt phổ biến, thường áp dụng theo một quá trình từ gia đình, cơ quan, khu công cộng định kỳ có xe đẩy đến thu gom rác, tập trung rác tại ga chứa rác hoặc trạm trung chuyển rác, cuối ngày xe ép rác đến lấy rác chuyển đến bãi tập trung để xử lý, phương pháp xử lý chủ yếu là chôn lấp. Ngoài ra rác thải còn được xử lý theo các phương pháp sản xuất phân compost, đốt, sản xuất viên nén…

Các giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt đã được áp dụng, triển khai thực hiện:

- Đốt rác thải sinh hoạt, phát điện; - Sản xuất phân vi sinh;

- Sản xuất vật liệu xây dựng… (Trần Quang Ninh, 2010).

2.4.2. Mô hình phân loại rác tại nguồn có sự tham gia

Thành phố Hà Nội áp dụng mô hình phân loại rác 3R do tổ chức JICA tài trợ: mô hình 2R được triển khai bằng các hoạt động: Việc đầu tiên là nâng cao ý thức cho tất cả người dân bằng cách tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn người dân hiểu được cách thức thực hiện dự án phân loại rác thải nhằm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải. Song hành cùng việc nâng cao nhận thức là phải cung cấp cho người dân cách thức và phương tiện để phân loại rác một cách dễ dàng nhất, trang thiết bị thu gom gồm 3 thùng rác để phân loại rác hữu cơ, vô cơ, rác tái chế được. Rác hữu cơ được chuyển đến nhà máy phân Cầu Diễn để sản xuất phân Compost, rác vô cơ được chuyển đến chôn lấp tại bãi rác Nam Sơn. Rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình thí điểm mô hình 2R đã đạt được mục tiêu giảm 30% lượng chất thải phải mang đi chôn lấp. Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện thí điểm chương trình phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn ở các quận nội thành. Sau khi phân loại, rác được thu gom, vận chuyển đến Khu liên hợp xử lý rác thải Đa Phước, huyện Bình Chánh. Rác hữu cơ để sản xuất phân Compost, rác vô cơ được xử lý bằng phương pháp chôn lấp (Hoàng Thị Kim Chi, 2009).

2.4.3. Mô hình quản lý RTRSH có sự tham gia của cộng đồng

Tại Hà Nam, Công ty Môi trường đô thị Hà Nam (2001) đã xây dựng mô hình quản lý điểm xử lý CTSH có sự tham gia của người dân tại tổ 2C, phường Minh Khai, thị xã Phủ Lý. Lập ra ban điều hành lấy nòng cốt là tổ dân phố và hội phụ nữ hướng dẫn cho các hộ dân phân loại rác và xử lý rác thải tại nhà..

Năm 2002 nhóm nghiên cứu về phát triển bền vững của trường Đại học nông nghiệp 1 đã triển khai 1 dự án nhỏ thử nghiệm thu gom và phân loại rác hữu cơ tại các hộ (Đào Châu Thu, 2002).

Năm 2000, tại thị xã Tam Kỳ, Quảng Nam, UBND thị xã với sự tư vấn của Công ty môi trường đô thị Tam Kỳ đã tổ chức một mô hình cộng đồng tham gia giữ vệ sinh môi trường và thu gom, vận chuyển RTRSH ở những nơi công cộng, đường phố. Kết quả hoạt động của mô hình này là lượng RTRSH được

quản lý nhiều hơn, rác công cộng, rác thải y tế được quản lý theo đúng quy định vệ sinh môi trwòng. Công tác thu gom vận chuyển và xử lý RTRSH tốt nên góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường (UBND tỉnh Quảng Nam, 2014). Mặt khác nhận thức của cộng đồng, các cấp chính quyền, đoàn thể về bảo vệ môi trường tăng lên. Về hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho cộng đồng, giảm chi phí bù ngân sách. Việc tuyển dụng RTRSH tại các hộ gia đình đã tận dụng, tái sinh rác góp phần tạo ra của cải vật chất xã hội, giảm thiểu lượng RTRSH cần xử lý (Hà Quang Huy, 2008).

Trường hợp mô hình cộng đồng tham gia quản lý chất thải tại Thạch Kim, Thạch Hà, Hà Tĩnh đã thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư nắm vững quyền hạn và nhiệm vụ quản lý RTRSH của họ. Đã có 1865 hộ ký cam kết về việc thu gom vận chuyển và phân loại RTRSH bảo vệ môi trường. Bình quân hàng tháng đã thu được 3000 đồng/hộ vào quỹ vệ sinh môi trường (dẫn theo Đỗ Thị Kim Chi (2004).

2.4.4. Mô hình đổ đống hay bãi hở

Đây là mô hình có từ lâu đời, được sử dụng khi xử lý chất thải rắn một cách tự phát, không có quy hoạch cụ thể. Hiện nay tại Việt Nam, ở những địa phương chưa có các chương trình quy hoạch quản lý và xử lý rác một cách triệt để thì biện pháp này là thường thấy.Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các biện pháp đổ đống, người ta đã có ý thức dàn mỏng cho rác nhanh khô để chế biến phân rác và làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhưng biện pháp này chỉ có hiệu quả cao vào mùa khô.

Biện pháp này có những nhược điểm như sau:

- Khi đổ đống như thế, làm mất mỹ quan cho khu vực, gây ra cảm giác khó chịu cho con người.

- Chất thải rắn đổ đống trên bãi được phân hủy tự nhiên, chúng hình thành những ổ dịch bệnh rất phức tạp. Do phân hủy tự nhiên trong môi trường không khí nên chúng rất dễ gây ra những mùi hôi, thối gây ô nhiễm môi trường không khí. Rất dễ lây lan các dịch bệnh thông qua các sinh vật trung gian như ruồi, muỗi, chuột …

- Nước rỉ ra từ các đống rác chảy tràn trên bề mặt, sau đó ngấm vào trong lòng đất làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm trong khu vực.

vực lân cận khác, ảnh hưởng tới cuộc sống của cư dân trong vùng.

Biện pháp này tuy rẻ tiền, vốn đầu tư không lớn nhưng rất thô sơ, cổ điển nên diện tích đất sử dụng cho việc đổ đống rác cần rất nhiều, không thích hợp đối với những khu vực có quỹ đất hạn hẹp như những thành phố, thị xã (Nguyễn Thị Kim Thái, 2008).

2.4.5. Mô hình chôn lấp hợp vệ sinh (Sanitary Landfill)

Chôn lấp hợp vệ sinh dường như là biện pháp cuối cùng để lựa chọn khi đưa ra các biện pháp xử lý chất thải rắn. Đây là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện, mức độ an toàn cho môi trường, cho con người cao, được áp dụng khá phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới mà tại đó có quỹ đất dồi dào. Chôn lấp hợp vệ sinh là biện pháp xử lý được sử dụng để xử lý từ 70 - 90% lượng chất thải rắn sinh ra tại các quốc gia trên toàn thế giới. Để lựa chọn vị trí, khu vực xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như: Khoảng cách từ các nguồn phát sinh chất thải rắn tới bãi chôn lấp, hệ thống giao thông, những tác động tới môi trường tại khu vực trong quá trình hoạt động, tình hình địa chất thủy văn tại khu vực …

Để có thể thiết kế hay xây dựng một bãi chôn lấp chất thải rắn cần phải quan tâm tới những yếu tố quan trọng, cần lưu ý các yếu tố mà chúng có liên quan tới quá trình hoạt động và vận hành bãi chôn lấp, cũng như việc khôi phục lại cảnh quan của bãi chôn lấp sau khi đóng cửa bãi như sau:

- Tình hình về địa chất, địa mạo: Đây là một yếu tố rất quan trọng, có thể quyết định tới khả năng xử lý (sức chứa) chất thải rắn của bãi chôn lấp, cũng như khả năng phục hồi cảnh quan sau khi đã sử dụng xong bãi chôn lấp.

-Sức chứa của bãi chôn lấp: Căn cứ vào sức chứa của bãi chôn lấp mà ta có thể xác định được lượng chất thải rắn có thể chôn lấp trong bãi (tuy nhiên cũng còn phụ thuộc vào tỷ trọng của chất thải rắn), xác định được khối lượng các lớp bao phủ, độ lún sụt của chất thải trong quá trình sử dụng.

-Độ nén chặt của chất thải rắn: Độ nén chặt của các chất thải rắn trong bãi chôn lấp là do sự sắp xếp vật lý của các thành phần chất thải sau khi đã thải bỏ vào bãi chôn lấp. Cùng với sự phân hủy sinh học, hóa học làm cho chất thải rắn có thể tích dần dần giảm nhỏ, thì độ nén chặt do ảnh hưởng của sự đè nặng do trọng lượng cũng sẽ làm cho các lớp rác ngày càng có thể tích nhỏ lại. Hiện nay để có thể chôn lấp được nhiều rác trong một thể tích bãi rác nhất định, người ta

đã tiến hành nén ép rác tới một tỷ trọng yêu cầu trước khi chôn lấp trong bãi, hoặc sau khi chôn lấp thì sử dụng các xe ủi, xe lu có sức nặng lớn để nén ép làm giảm thể tích chất thải rắn.

-Các vật liệu yêu cầu khác: Khi thực hiện việc chôn lấp chất thải rắn còn một số các yêu cầu khác về vật liệu để vận hành bãi và khôi phục lại cảnh quan thiên nhiên cho bãi. Các vật liệu này bao gồm đất sét, cát, sỏi và đất trồng. Chúng được sử dụng cho các mục đích khác nhau trong bãi như lớp ngăn cách, lớp chống thấm, lớp bao phủ.

- Hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước đảm bảo phải có đủ khả năng thoát hết nước mưa rơi xuống mà không làm thấm qua lớp rác chôn bên dưới, dẫn ra khu vực xung quanh. Nếu không thu gom hết nước mưa chúng ngấm vào chất thải rắn chôn bên trong, sẽ pha trộn và kéo theo các chất hữu cơ đang phân hủy trong rác làm ô nhiễm nguồn nước.

Nếu so sánh với các phương pháp khác thì phương pháp chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là đơn giản và bảo đảm nhất về mặt bảo vệ môi trường. Với phương pháp này thì có thể hạn chế được hiện tượng bốc mùi của chất thải rắn, đồng thời các hiện tượng cháy ngầm, cháy bùng phát cũng khó xảy ra, vận hành đơn giản chi phí thấp. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của bãi chôn lấp chất thải rắn cũng có những nhược điểm sau đây:

- Việc xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn đòi hỏi phải có diện tích đất khá lớn, đây là một điều kiện khó đáp ứng đối với những thành phố thị xã đông dân nhưng đất chật.

- Các bãi chôn lấp thường sinh ra các khí CH4 (methane) là một khí có tác động gây nên hiệu ứng nhà kính và H2S (sulphua hydrogen) gây ô nhiễm môi trường. Các khí CH4 sinh ra nếu thu gom không tốt rất dễ sinh ra hiện tượng cháy ngầm trong bãi rác. Khí NH3 sinh ra từ bãi rác cũng góp phần gây ô nhiễm mùi cho bầu khí quyển xung quanh bãi rác.

- Lớp đất phủ trên cùng nếu không được đầm nén tốt thì rất dễ bị gió làm phát tán thành bụi, gây ô nhiễm bụi cho môi trường lân cận.

2.4.6. Mô hình chế biến phân bón hữu cơ (Composting)

Nguyên tắc của việc chế biến phân rác là sử dụng quá trình phân hủy chất hữu cơ của các vi sinh vật đã nói tới trong phần phương pháp xử lý sinh học. Ưu điểm của phương pháp này là rẻ tiền, hiệu quả xử lý tốt, sản phẩm

sinh ra có ý nghĩa kinh tế cao, được áp dụng nhiều tại các khu vực sản xuất nông nghiệp vì nguồn phân hữu cơ tự làm ra này rất tốt cho cây trồng (Nguyễn Xuân Thành, 2003).

Việc ủ chế biến phân rác được phân làm 2 phương pháp:

- Ủ hiếu khí: Công nghệ này sử dụng các vi sinh vật hiếu khí để xử lý các chất hữu cơ có trong chất thải rắn trong điều kiện có đủ oxy, nhiệt độ, pH thích hợp. Các vi khuẩn hiếu khí có trong rác sẽ thực hiện quá trình oxy hóa các phần tử carbon có trong chất hữu cơ thành dioxit carbon (CO2). Thông thường rác sau khi ủ 2 ngày thì nhờ khả năng giữ nhiệt, nhiệt độ trong đống rác ủ tăng lên 450C và đạt 60 - 700C sau 6 - 7 ngày. Lúc này ở điều kiện đủ oxy, độ ẩm và pH thích hợp các vi sinh vật hiếu khí hoạt động mạnh, sau 2 - 4 tuần là rác bị phân hủy hoàn toàn, các vi khuẩn gây bệnh, côn trùng có trong rác bị hủy diệt do nhiệt độ trong đống rác ủ lên cao.

- Ủ yếm khí: Quá trình này hoạt động dựa trên việc sử dụng tính năng phân hủy chất hữu cơ của các vi sinh vật kỵ khí. Mô hình chế biến phân rác bằng việc sử dụng phương pháp ủ yếm khí đã có từ lâu, nhất là đối với những vùng sâu, vùng xa khi cần chế biến phân bón cho nông nghiệp. Tuy nhiên ủ yếm khí cũng có những nhược điểm như: thời gian phân hủy dài, phát sinh các khí CH4, H2S gây mùi hôi, các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng không chết hết do nhiệt độ phân hủy thấp.

PHẦN 3.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu làmô hình quản lý rác thải sinh hoạt.

- Không gian: thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. - Thời gian: từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015.

- Giới hạn nghiên cứu: vì thời gian có hạn đề tài chỉ tập trung nghiên cứu mô hình phân loại, thu gom, vận chuyển RTRSH, đánh giá kết quả của mô hình kể cả sản phẩm xử lý phân compost nhưng không đề cập đến quy trình kỹ thuật xử lý compost và bãi chôn lấp rác thải.

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu ảnh hưởng tới phát thải và công tác quản lý RTRSH.

- Đánh giá hiện trạng rác thải rắn sinh hoạt và công tác quản lý RTRSH tại huyện Chương Mỹ nhằm phát hiện khó khăn, thách thức trong công tác quản lý.

- Nghiên cứu mô hình quản lý RTRSH có sự tham gia của cộng đồng tại thị trấn Xuân Mai gồm:

+ Mục tiêu mô hình quản lý RTRSH có sự tham gia của cộng đồng. + Sự tham gia về nội dung mô hình quản lý RTRSH.

+ Sự tham gia thu gom, phân loại, vận chuyển RTRSH. + Đánh giá mô hình thông qua kết quả thực hiện.

- Đề xuất một số giải pháp quản lý RTRSH nhằm bảo vệ môi trường bền vững ở địa bàn nghiên cứu.

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Điều tra tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực huyện Chương Mỹ, tình hình phát sinh, công tác quản lý RTRSH. Số liệu được thu thập tại UBND huyện Chương Mỹ, UBND thị trấn Xuân Mai, phòng Thống kê, phòng Tài nguyên và Môi trường và Công ty Môi trường Đô thị thị trấn Xuân Mai.

3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

3.4.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu mô hình:

Kế thừa mô hình quản lý RTRSH hiện tại, áp dụng phương pháp tiếp cận cộng đồng để nghiên cứu mô hình quản lý RTRSH tại nguồn ở một số khâu kỹ

thuật phân loại, thu gom và xử lý RTRSH tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội. Vì điều kiện không cho phép, trong khuôn khổ đề tài tốt nghiệp chúng tôi đã lựa chọn tổ dân phố Tân Bình, thị trấn Xuân Mai làm địa bàn nghiên cứu mô hình. Tổng dân số của tổ dân phố Tân Bình là 3.750 người, với 1034 hộ gia đình, chiếm 14,7% dân số của thị trấn Xuân Mai. Thời gian tiến hành nghiên cứu mô hình trong 3 tháng, từ 01/01/2015 đến 31/3/2015.

Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình quản lý RTRSH tại nguồn để rút ra những giải pháp thực hiện và phát triển mô hình cho những địa bàn tương tự.

3.4.2.2. Phương pháp thảo luận nhóm

Để xác định mục tiêu và đánh giá mô hình Quản lý RTRSH tại nguồn, được sự giúp đỡ của Công ty môi trường đô thị, UBND thị trấn và sự tham gia

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w