2.3.1. Khái niệm quản lý chất thải sinh hoạt
Hoạt động quản lý RTRSH thực hiện tối ưu hóa 6 yếu tố bao gồm: quản lý RTRSH tại nguồn phát sinh; quản lý việc lưu giữ RTRSH tại chỗ (lưu chứa tạm thời); quản lý sự thu gom và chuyển dọn RTRSH; quản lý sự trung chuyển, vận chuyển RTRSH; quản lý hoạt động tái sinh RTRSH; quản lý sự tiêu hủy RTRSH(KEIA, 2005).
Quản lý rác thải bao gồm các công đoạn sau:
* Phân loại rác thải nhằm tách lọc ra những thành phần khác nhau phục vụ cho công tác tái sinh, tái chế. Phân loại rác quyết định chất lượng của các sản phẩm chế tạo từ vật liệu tái sinh (Định Quốc Cường, 2005). Phân loại rác ngay tại nguồn phát sinh là một giải pháp hữu hiệu làm tăng hiệu quả kinh tế của phân loại rác.
* Lưu giữ, thu gom rác: sự lưu giữ rác thải ngay từ nguồn trước khi chúng được thu gom là một yếu tố quan trọng trong quản lý RTRSH. Ở các nước phát triển, rác thải được phân loại tại nhà rồi định kỳ chuyển đến các thùng rác lớn của thành phố hoặc phân loại trước khi đổ vào các thùng rác dành riêng cho từng loại. Ở các nước đang phát triển thường tận dụng các dụng cụ chứa rác phù hợp như: túi nilon, bao bì, v.v. Quá trình thu gom chủ yếu bao gồm việc vận chuyển rác từ chỗ lưu giữ tới chỗ chôn lấp.
* Vận chuyển rác: nếu khoảng cách từ nơi chứa rác tạm thời gần sẽ được chuyển trực tiếp vào bãi xử lý rác. Nếu khoảng cách xa thì thành lập các trạm trung chuyển (Cục Bảo vệ môi trường, 2008). Trạm trung chuyển là nơi rác thải từ các xe thu gom được chuyển sang xe vận tải lớn hơn nhằm tăng hiệu quả vận chuyển đến bãi chôn lấp rác thải. Trạm trung chuyển thường đặt gần khu vực thu gom để giảm thời gian vận chuyển của các xe thu gom RTRSH.
* Xử lý rác thải: hiện nay có khá nhiều phương pháp xử lý rác thải như: chôn lấp, ủ thành phân hữu cơ, ủ tạo khí ga, thiêu đốt, thu hồi tài nguyên... Xử lý rác thải là một vấn đề tổng hợp liên quan cả về kỹ thuật lẫn kinh tế, xã hội. Vì vậy, tuỳ thuộc vào điều kiện và đặc tính của rác thải mà có sự lựa chọn, kết hợp các phương pháp xử lý phù hợp nhất (Cục Bảo vệ môi trường, 2009).
* Tái sử dụng, tái chế chất thải sinh hoạt: tái sử dụng là sử dụng lại nguyên dạng rác thải (chẳng hạn sử dụng lại chai lọ..). Tái chế là sử dụng chất thải làm nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm (Mạnh Hùng, 2010).
2.3.2. Quản lý rác thải sinh hoạt có sự tham gia của cộng đồng
2.3.2.1. Vai trò của cộng đồng trong quản lý RTRSH
Theo Tổ chức phát triển Quốc tế Canada (CIDA), cộng đồng tham gia là việc quản lý thu hút các nhóm đối tượng mục tiêu vào các khâu của chu trình dự án từ khâu thiết kế, thực hiện và đánh giá với mục tiêu nhằm xây dựng năng lực của người dân để duy trì được cơ sở hạ tầng và kết quả mà dự án đã tạo ra trong quá trình thực hiện. Nó còn tiếp tục phát triển sau khi tổ chức hay cơ quan tài trợ rút khỏi dự án.
Cách tiếp cận này khá phổ biến hiện nay đối với các dự án về môi trường trên khắp thế giới (dẫn theo Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Danh Tính, 2006)..
Alison M. (2006) cho rằng, phát triển cộng đồng là một quá trình tích cực mà cộng đồng tác động đến hướng thực hiện dự án phát triển nhằm nâng cao phúc lợi của họ về mặt thu nhập, phát triển cá nhân, niềm tin cá nhân hoặc các giá trị khác mà họ mong muốn.
Vai trò của cộng đồng và tham gia cộng đồng cộng đồng về quản lý RTRSH thể hiện ở các nội dung sau đây:
1. Tính phức tạp và đa dạng của chất thải cần sự tham gia của nhiều người và nâng cao trách nhiệm của tất cả mọi người trong xã hội, bất kể họ là đối tượng nào. Lượng phát sinh chất thải không chỉ trong sinh hoạt mà còn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động xã hội... Trung bình lượng chất thải sinh hoạt chiếm khoảng 50% - 70%, mọi người dân đều tham gia vào sự phát sinh chất thải dưới các góc độ khác nhau. Vì thế việc quản lý chất thải, phân loại hay vận chuyển dựa vào cộng đồng sẽ có sự tham gia của nhiều nhóm đối tượng khác nhau như người làm bếp, nội trợ, người lao động trí óc, doanh nhân, người buôn bán nhỏ, người làm bàn giấy... họ rất am hiểu các thành phần của RTRSH.
2. Cộng đồng tham gia quản lý RTRSH sẽ đảm bảo được sự bền vững bới vì họ có kiến thức về địa bàn sinh sống, làm việc, sản phẩm tiêu dùng chunhs vì vậy họ nắm vững được đặc thù, điều kiện cũng như vấn đề văn hóa, xã hội ở địa bàn , nắm rõ các nhu cầu cũng như các phương tiện hiện có của bộ phận quản lý chất thải ở địa phương. Các quyết định có sự tham gia của cộng đồng sẽ trở nên có cơ sở thực tiễn và đây là căn cứ bảo đảm cho tính khả thi của quyết định về quản lý chất thải. Chẳng hạn việc đề ra phí thu gom RTRSH không thể nào áp dụng một mức như nhau cho tất cả các địa phương mà nó phải phân cấp cho mỗi địa phương, quyết định việc này do cộng đồng tham gia.
3. Các tổ chức trong cộng đồng khuyến khích và hợp pháp hóa sự tham gia của các cá nhân trong mọi khâu của quản lý tổng hợp chất thải và đem lại những lợi ích kinh tế, xã hội đáng kể bởi các lý do như cộng đồng góp phần điều tiết nguồn vốn trong sử dụng nguồn lực đảm bảo tính bền vững trong quản lý chất thải. Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hiệu quả nhất khi biết vận dụng kiến thức của người dân địa phương. Huy động được các nguồn lực tài chính sẵn có trong cộng đồng từ đó tạo ra cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân. Có sự
tham gia của cộng đồng đảm bảo giám sát các công trình liên quan đến quản lý tổng hợp chất thải nhanh và ít tốn kém hơn. Vận chuyển hợp lý và đưa ra các phương án xử lý cũng như chôn lấp thích hợp. Nâng cao được nhận thức của mọi người trong cộng đồng về bảo vệ môi trường thông qua sự tác động lẫn nhau của các thành viên trong cộng đồng (Trương Thành Nam, 2007).
2.3.2.2. Các thành phần cộng đồng và các bước tham gia của cộng đồng
Các nhóm cộng đồng ở địa phương có vai trò chủ chốt trong hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển tái chế chất thải sản xuất phân compost là:
- Tổ dân phố, ấp, hợp tác xã.. - Đoàn thanh niên; Hội phụ nữ; - Mặt trận Tổ quốc
- Cộng đồng những người nhặt và bới rác;
- Cộng đồng những người thu gom, mua bán chất thải; - Cộng đồng các hộ tái chế RTRSH;
- Các doanh nghiệp tái chế;
- Cộng đồng công nhân vệ sinh môi trường...
Việc tham gia của cộng đồng trở nên thiết thực và có hiệu quả cần xác định các giai đoạn và mức độ tham gia của cộng đồng. Các cấp quản lý chính quyền địa phương tham gia:
- Cán bộ chính quyền, công chức địa phương hiểu thấu đáo và có kinh nghiệm tham gia cộng đồng và cung cách dân chủ trong lãnh đạo.
- Có các người dân am hiều về quản lý RTRSH.
- Có được văn hóa tương đồng của nhóm cán bộ cộng đồng và thái độ ửng hộ trong việc xây dựng mục tiêu, vai trò tích cực đối với trách nhiệm của cộng đồng. Ý thức đối với các quy định về thể chế và chính sách của địa phương.
- Có các tổ chức dân sự tự chủ kể cả các tổ chức chính phủ hay phi chính phủ. Tăng quyền lực cho người nghèo và những người có địa vị thấp trong xã hội.
Nhận thức bàn, làm, kiểm tra là sáng tại của Việt Nam trong quá trình thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Áp dụng quy trình này vào tổ chức tham gia của cộng đồng để bảo vệ môi trường cần xác định nội dung của 5 bước (Trương Văn Trường, 2010).:
Bước 1. Nhận. Để huy động sự tham gia của cộng đồng về bảo vệ môi trường cần làm rõ khi tham gia nhận được những gì. Có thể cụ thể hóa các lợi ích như lợi ích vật chất (được vay vốn, hưởng lãi việc làm..); lợi ích tinh thần (danh tiếng); lợi ích chất lượng môi trường sống (nước sạch, rác được thu gom, giảm bệnh tật...).
Bước 2: Biết. Tăng cường nhận thức của cộng đồng qua các câu hỏi liên quan đến sự tham gia của họ vào một nhiệm vụ, dự án, chương trình cụ thể. Bằng cách giải đáp 6 câu hỏi sau: nhiệm vụ gì ? tại sao có nhiệm vụ đó ? tại sao họ cần tham gia ? tham gia như thế nào ? ở đâu ? khi nào tiến hành ? bao lâu ? gồm những ai tham gia ?
Bước 3. Bàn. Tổ chức cho cộng đồng bàn bạc về các giải pháp mà họ sẽ thực hiện khi tham gia chương trình, dự án. Bàn bạc về những gì họ sẽ nhận được, và trách nhiệm của họ trong chương trình, dự án.
Bước 4. Làm. Tổ chức cho cộng đồng thực hiện các giải pháp, các nhiệm vụ.
Bước 5. Kiểm tra. Tổ chức cho cộng đồng hoặc đại diện cộng đồng có thể kiểm tra tiến trình thực hiện nhiệm vụ, kết quả của dự án quyền lợi của họ được nhận. Những hình thức như tổ tình nguyện, tổ tự quản.. có thể được thành lập.
2.3.3. Tình hình quản lý RTRSH trên thế giới
Ước tính hàng năm lượng chất thải được thu gom trên thế giới từ 2,5 đến 4 tỷ. Con số này thực tế chỉ gồm các nước OECD, các khu đô thị mới nổi và các nước đang phát triển như các nước Ấn Độ, Ai Cập, các nước Châu Phi, Nam Mỹ,Đài Loan (TQ) – Singapo, Thái Lan, Việt Nam, EUMMS...
Bảng 2.6. Tình hình quản lý chất thải của một số quốc gia
Các nước thu nhập thấp(Ấn Độ, Ai Cập –
các nước Châu Phi)
Các nước thu nhập trung bình(Achentina, Đài Loan (TQ) -
Singapo - Thái Lan –EUMMS)
Các nước thu nhập cao(Hoa Kì – 14 nước EU –
Hong Kong)
Không có chiến lược môi trường quốc gia & quy định, số liệu thống kê
Chiến lược môi trường quốc gia Cơ quan môi trường quốc gia Luật môi trường
Một vài số liệu thống kê
Có chiến lược môi trường, Cơ quan môi trường, các quy định và số liệu thống kê Q.gia
2.3.3.1. Quản lý RTRSH ở Singapore
Hiện nay, toàn bộ rác thải ở Singapore được xử lý tại 4 nhà máy đốt rác. Sản phẩm thu được sau khi đốt được đưa về bãi chứa trên hòn đảo nhỏ Pulau Semakau, cách trung tâm thành phố 8 km về phía Nam. Chính quyền Singapore khi đó đã đầu tư 447 triệu USD để có được một mặt bằng rộng 350 hecta chứa chất thải. Mỗi ngày, bãi rác Sumakau tiếp nhận 2.000 tấn tro rác.
Theo tính toán, bãi rác Sumakau sẽ đầy vào năm 2040. Để bảo vệ Môi trường, người dân Singapore phải thực hiện 3R: Reduce (giảm sử dụng), reuse (tái sử dụng) và recycle (tái chế), để kéo dài thời gian sử dụng bãi rác Semakau càng lâu càng tốt, và cũng giảm việc xây dựng nhà máy đốt rác mới. Tại Singapore, khách du lịch dễ dàng thấy những hàng chữ bằng tiếng Anh trên các thùng rác công cộng “đừng vứt đi tương lai của bạn” kèm với biểu tượng “recycle”(Mạnh Hùng, 2010)
Bảng 2.7. Thu gom chất thải rắn đô thị trên toàn thế giớinăm 2004(triệu tấn)
Quốc gia, Khu vực Chất thải
Các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD 620 Cộng đồng các quốc gia độc lập (trừ các nước ở biển Ban tích) 65
Châu Á (trừ các nước thuộc OECD) 300
Trung Mỹ 30
Nam Mỹ 86
Bắc Phi & Trung Đông 50
Châu Phi cận Sahara 53
Tổng số: 1.204
Nguồn: Võ Đình Long và Nguyễn Văn Sơn (2008)
Singapore tổ chức chính quyền quản lý theo mô hình chính quyền 1 cấp. Quản lý chất thải là một bộ phận trong hệ thống quản lý môi trường của quốc gia. Hệ thống quản lý xuyên suốt, chỉ chịu sự quản lý của Chính phủ.
Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất hiệu quả. Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu. Công ty trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể trong thời hạn 7 năm. Singapore có 9 khu vực thu gom rác. Rác thải sinh hoạt được đưa về một khu vực bãi chứa lớn. Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ
“từ cửa đến cửa”, rác thải tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình Tái chế Quốc gia.
Bộ Môi trường qui định các khoản phí về thu gom rác và đổ rác với mức 6-15 đô la Singapore mỗi tháng tùy theo phương thức phục vụ (15 đôla đối với các dịch vụ thu gom trực tiếp, 6 đôla đối với các hộ được thu gom gián tiếp qua thùng chứa rác công cộng ở các chung cư). Đối với các nguồn thải không phải là hộ gia đình, phí thu gom được tính tùy vào khối lượng rác phát sinh có các mức 30-70-175-235 đô la Singapore mỗi tháng. Các phí đổ rác được thu hàng tháng do ngân hàng PUB đại diện cho Bộ môi trường thực hiện. Thực hiện cơ chế thu nhận ý kiến đóng góp của người dân thông qua đường dây điện thoại nóng cho từng đơn vị thu gom rác để đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng phát sinh rác và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ (Nguyễn Thị Kim Thái, 2008).
2.3.3.2. Quản lý RTRSH ở Thụy Điển
Tháng 12/2003, Chính phủ Thụy Điển đã chỉ đạo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) lập Kế hoạch chất thải quốc gia. Hiện nay EPA Thụy Điển đang dự kiến kế hoạch sửa đổi vào cuối năm 2010. So với 10 năm trước đây, công tác quản lý chất thải ở Thụy Điển đã làm cho việc sử dụng hiệu quả tài nguyên tăng lên nhiều và ít gây tác động môi trường hơn.
Những thành phố tự trị chịu trách nhiệm thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt và các loại chất thải tương tự. Trừ chất thải sinh hoạt mà các nhà sản xuất chịu trách nhiệm (như bao bì đóng gói, giấy báo, lốp xe, ô tô và chất thải từ các sản phẩm điện và điện tử). Đối với chất thải khác, trách nhiệm tuỳ thuộc vào chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, nơi chất thải phát sinh.
Hiện nay hơn 25% trong tổng số khoảng một triệu hộ gia đình Thụy Điển đang được sưởi ấm nhờ các nguồn nhiệt lấy từ các nhà máy đốt rác thải. Điện sinh hoạt của họ cũng từ các nhà máy nhiệt điện đốt rác mà ra. Từ nhiều năm nay, đất nước Bắc Âu này đã vươn lên dẫn đầu thế giới về tái chế, tái sử dụng rác thải với tỷ lệ đáng thèm muốn. Chính xác là có tới 96% rác sẽ được tái chế, chỉ 4% được đem chôn lấp. Tính theo đầu người, trung bình mỗi năm một người Thụy Điển chỉ chôn lấp khoảng 7kg rác, trong khi con số này ở người Anh là 260kg. Là một đất nước lạnh giá, nên biện pháp tái chế rác ưa thích của người Thụy Điển là đốt. Đốt để sản xuất nhiệt điện, đốt để cấp nhiệt cho hệ thống sưởi ấm.
tới 5,5 triệu tấn rác. Khối lượng rác, chất thải được dùng làm nhiên liệu sản xuất nhiệt và điện đã tăng gấp ba lần kể từ năm 1990 và được dự báo là sẽ tăng gấp đôi từ nay đến năm 2030. Triển vọng này gây lo ngại. Cơ quan bảo vệ môi trường Thụy Điển nhấn mạnh rằng cách tốt nhất để xử lý chất thải là tái chế. Hoạt động tái chế giấy, nhựa và kim loại tại Thụy Điển tương đối phát triển nhưng bị đình trệ trong những năm gần đây vì lý do kinh tế : Tái chế tốn kém hơn là thiêu hủy. Trong khi đó, việc tái sử dụng các chất hữu cơ lại được đẩy mạnh: Phần lớn các khu đô thị Thụy Điển đều có hệ thống thu thập rác thực phẩm để sản xuất khí sinh học, chủ yếu để chạy xe bus (GECF, 2005).