KẾT LUẬN VÀ KIỄN NGHỊ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHUN PLASMATRONG PHỤC HỒI CHI TIẾT MÁY (Trang 79 - 80)

- Soi tế vi và chụp ảnh kim tương: trên kính hiển vi quang học của thiết bị nghiên cứu tổ chức tế vi Nikon Eclipse Model L150 do Nhật Bản chế tạo, tạo phòng

KẾT LUẬN VÀ KIỄN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

1. Chất lượng lớp phủ phụ thuộc vào nhiều yếu tố của chế độ phun trong đó yếu tố khoảng cách phun đóng một vai trò quan trọng. Độ bền bám dính là chỉ tiêu mang tính quyết định chất lượng lớp phun phủ;

2. Các phương pháp kiểm tra tính chất cơ học của lớp phun phủ như: độ bền bám dính, độ cứng và chụp ảnh kim tương là các phương pháp kiểm tra chất lượng chính, có độ tin cậy cao và dễ dàng được thực hiện trong điều kiện công nghệ và thiết bị ở Việt Nam;

3. Bằng thực nghiệm đã xác định được mối quan hệ giữa khoảng cách phun với độ cứng và độ bền bám dính. Ảnh hưởng của khoảng cách phun tới độ cứng và độ bám dính, với các khoảng cách phun từ 50- 170mm:

- Về độ cứng lớp phủ: Khi tăng khoảng cách phun thì độ cứng lớp phủ tăng và từ khoảng cách ≥ 110mm thì độ cứng bắt đầu giảm dần;

- Về độ bám dính: Khi tăng khoảng cách phun thì độ bền bám dính lớp phủ tăng và từ khoảng cách ≥ 140mm thì độ bám dính bắt đầu giảm dần.

Khoảng cách phun Plasma với vật liệu bột Ni-Cr- Si- B tối ưu ở trong khoảng: 80- 110mm.

4. Đã ứng dụng kết quả của đề tài phun phủ phục hồi trục khuỷu động cơ ô tô của Công ty sản xuất và thương mại Á Đông, kết quả chạy bình thường hơn 4 tháng vẫn chưa có hỏng hóc do trục khuỷu của động cơ.

2. KIẾN NGHỊ

Tiếp tục nghiên cứu công nghệ phun phủ plasma cho nhiều loại vật liệu khác nhau và với nhiều chế độ khác nhau để tìm ra bộ các thông số chế độ phun tối ưu. Ứng dụng nhiều trong thực tiễn để nâng cao khả năng làm việc của chi tiết máy. Cần nghiên cứu tiếp để xây dựng qui trình công nghệ hoàn chỉnh phục hồi chi tiết với nhiều dạng chi tiết máy khác nhau.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHUN PLASMATRONG PHỤC HỒI CHI TIẾT MÁY (Trang 79 - 80)