Thực trạng sử dụng thuốc thành phẩm gây nghiện,thuốc thành phẩm hƣớng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất và việc thực hiện kê

Một phần của tài liệu Phân tích việc thực hiện qui định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tại cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2014 (Trang 77 - 82)

. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu:

4.2. Thực trạng sử dụng thuốc thành phẩm gây nghiện,thuốc thành phẩm hƣớng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất và việc thực hiện kê

phẩm hƣớng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất và việc thực hiện kê đơn Morphin trong điều trị ngoại trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng năm 2014

Thực trạng sử dụng thuốc thành phẩm gây nghiện tại các cơ sở khám

chữa bệnh

Nhìn chung số lượng sử dụng thuốc thành phẩm gây nghiện tại các cơ sở công lập Fentanyl 0,5mg/10ml, Morphin HCL 10mg/ml, Morphin sulfat 0,1% 2mg/2ml và Morphin sulfat 30mg tăng hơn so với các cơ sở ngoài công lập do nhu cầu sử dụng cho bệnh nhân ở các bệnh viện tuyến tỉnh tăng. Đối với thuốc thành phẩm gây nghiện Morphin HCL 10mg/ml sử dụng ở các cơ sở công lập nhiều hơn các cơ sở ngoài công lập do có sử dụng cho bệnh ung thư ngoại trú.

Các cơ sở ngoài công lập sử dụng thuốc Fentanyl 0,1mg/2ml và Pethidine 100mg/2ml nhiều hơn so với các cơ sở công lập.

Đối với thuốc thành phẩm gây nghiện Tramadol 100mg/2ml, Sufentanyl 50mcg/ml, Morphin Sulphate 5H20- Opiphine 10mg/ml chỉ có các cơ sở ngoài công lập sử dụng cho một số chuyên khoa.

Thực trạng sử dụng thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất tại các cơ sở khám chữa bệnh

Nhìn chung số lượng sử dụng thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất tại các cơ sở công lập tăng nhiều hơn so với các cơ sở ngoài công lập. Riêng đối với thuốc Ephedrin 10mg/ml và Ephedrin 30mg/ml thì các cơ sở ngoài công lập sử dụng thuốc tăng nhiều hơn so với các cơ sở công lập do sử dụng cho một số chuyên khoa phẩu thuật.

Việc thực hiện kê đơn Morphin trong điều trị ngoại trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2014

68

Thực hiện quy định về mặt thủ tục hành chính khi kê đơn thuốc gây nghiện Morphin: thực hiện đúng quy định về mặt thủ tục hành chính khi kê đơn thuốc gây nghiện Morphin về mẫu đơn thuốc; cách ghi chẩn đoán bệnh, ngày kê đơn thuốc; số lượng ghi bằng chữ, chữ đầu viết hoa và có cam kết khi sử dụng Morphin. Tuy nhiên vẫn còn một số lỗi: 0,4% đơn thuốc không ghi ký, ghi họ tên người kê đơn; 1,5% đơn thuốc ghi khó đọc, chữ mất nét; 1,8% đơn thuốc quên đóng dấu, đóng dấu giáp lai; 2,5% đơn thuốc không ghi số đơn thuốc. Một nghiên cứu khác tại Thành phố Hải Phòng năm 2013 về mẫu đơn thuốc “N” chưa đúng quy định là 8,6% và đơn thuốc quên đóng dấu, đóng dấu giáp lai 6,7% tỷ lệ này cao hơn so với Bình Dương [12].

Thực hiện quy định về ghi tên thuốc trong đơn thuốc gây nghiện Morphin:

việc thực hiện về ghi tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic name) đối với thuốc đơn thành phần nói chung là thực hiện đúng quy định. Đặc biệt là không có trường hợp nào ghi theo tên biệt dược có tên chung quốc tế trong ngoặc đơn với thuốc một thành phần. Trong số 275 đơn thuốc tỷ lệ đơn thuốc chưa ghi đúng nồng độ, hàm lượng thuốc trong đơn rất ít chỉ có 1 đơn chiếm tỷ lệ 0,4% do Bác sỹ ghi sai nồng độ, hàm lượng/thể tích đóng gói của ống thuốc tiêm Morphin (ghi Morphin 0,0025g thay vì ghi Morphin HCL 10mg/ml).

Thực hiện quy định về kê đơn sử dụng thuốc gây nghiện Morphin: chưa

thực tốt việc ghi số đợt kê đơn thuốc (ghi ngày kết thúc của đợt điều trị) ở một

vài cơ sở có 14/275 đơn chiếm tỷ lệ 5,1% do cơ sở chưa thực hiện mở sổ theo dõi bệnh nhân sử dụng tại phòng khám, quyển để lưu đơn gốc không thực hiện lưu tại phòng khám mà được lưu tại khoa dược. Do đó, bác sỹ chưa theo dõi bệnh nhân đã sử dụng bao nhiêu đợt trong một tháng. Có 1 trường hợp đơn thuốc gây nghiện bác sỹ kê quá số ngày quy định (ghi 10 ngày) chiếm tỷ lệ 0,4% do đợt sau kê đơn sẽ vào dịp nghĩ tết. Một nghiên cứu khác tại Thành phố Hải Phòng năm 2013 kê đơn quá số ngày quy định 0,8% tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ ở Bình Dương [12].

69

Thực hiện quy định về ghi cách sử dụng thuốc gây nghiện Morphin: thực hiện tốt về ghi số liều một lần, ghi đường dùng và ghi thời điểm dùng.

Đối với nội dung ghi đầy đủ liều dùng/24 giờ vẫn còn 28 đơn trong tổng số 275 đơn chiếm tỷ lệ 10,2% cơ sở chưa tuân thủ quy định này (chỉ ghi 1ống hay1/2 ống tiêm dưới da).

Thực hiện ghi thông tin bệnh nhân trên đơn thuốc gây nghiện Morphin:

thực hiện tốt việc bác sỹ kê đơn thuốc gây nghiện Morphin ghi đầy đủ họ tên bệnh nhân, tuổi bệnh nhân. Đối với nội dung ghi đầy đủ giới tính bệnh nhân, còn 17 đơn thuốc trong tổng số 275 đơn chiếm tỷ lệ 6,2% cơ sở chưa tuân thủ quy định này. Riêng nội dung ghi đầy đủ địa chỉ bệnh nhân đến phường, xã có 3 đơn thuốc trong tổng số 275 đơn chiếm tỷ lệ 1,1% không ghi đầy đủ địa bệnh nhân đến phường, xã. Một nghiên cứu khác tại Thành phố Hải Phòng năm 2013 nội dung chưa ghi thông tin bệnh nhân, tuổi, giới tính 4,6% tỷ lệ này thấp hơn so với tỷ lệ ở Bình Dương, nhưng nội dung không ghi đầy đủ địa chỉ bệnh nhân đến phường, xã thì Hải Phòng có tỷ lệ cao hơn so với Bình Dương [12].

Qua phân tích 275 đơn thuốc của các Bác sỹ kê đơn thuốc giảm đau gây nghiện cho 112 bệnh nhân ung thư điều trị ngoại trú tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2014 có 218/275 đơn thuốc “N” thực hiện đúng quy chế, vẫn còn 57 đơn thuốc “N” chiếm tỷ lệ 20,7 % (chủ yếu ở bệnh viện tuyến huyện, thị xã) chưa thực hiện đúng quy chế. Không những bác sỹ kê đơn chưa thực hiện đúng quy chế về kê đơn thuốc Morphin trong điều trị ngoại trú, mà qua đó cho thấy công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc ngoại trú của dược sỹ làm công tác dược lâm sàng của các bệnh viện chưa thật sự được phát huy do còn thiếu dược sĩ chuyên ngành dược lâm sàng.

Trước đây Theo Điều 14 của Thông tư 10/2010/TT-BYT ngày 29/04/2010

70

trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các nhà thuốc cung ứng thuốc thành phẩm gây

nghiện đáp ứng đủ nhu cầu cho bệnh nhân ngoại trú trên địa bàn” [4].

Hiện tại, tỉnh Bình Dương chưa có nhà thuốc tư nhân nào đăng ký mua bán thuốc gây nghiện để thuốc điều trị các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo như: ung thư, AIDS và thuốc hướng tâm thần do e ngại các quy chế quản lý rất chặt chẽ, việc mua thuốc phải được Sở Y tế phê duyệt, phải mở sổ theo dõi tình hình sử dụng. Mặt khác, giá trị lợi nhuận thấp và những rủi ro cao khi gặp các đối tượng nghiện chích ma túy đến quấy nhiễu.

Để khắc phục tình trạng trên, Sở Y tế tỉnh đã chỉ đạo các bệnh viện trực thuộc tổ chức nhượng lại các thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần để phục vụ nhu cầu điều trị của người bệnh, đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả, đúng quy chế hiện hành.

So sánh nơi kê đơn thuốc gây nghiện Morphin và địa bàn nơi cư trú của bệnh nhân

Người bệnh ung thư giai đoạn cuối rất cần sử dụng các loại thuốc giảm đau mạnh (Opioid: thuốc nhóm gây nghiện) để kéo dài chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên qua thu thập cho thấy việc kê đơn cho bệnh nhân ung thư nhiều tại bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, ít ở các bệnh viện đa khoa huyện, thị xã cho thấy:

Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương nằm địa bàn thành phố Thủ Dầu Một kê đơn thuốc cho 72 bệnh nhân ung thư với số lượng đơn cao nhất 192 đơn trong khi đó chỉ có 39 bệnh nhân sống tại khu vực này với số lượng là 90 đơn. Qua đó cho thấy sự không phù hợp tại địa bàn kê đơn thuốc cho bệnh nhân ung thư là 102 đơn.

Trong khi đó, 7 bệnh viện đa khoa thuộc TTYT thị xã, huyện chỉ có 83 đơn trong tổng số 275 đơn thuốc gây nghiện Morphin với 40 bệnh nhân.

Việc kê đơn cho bệnh nhân không đúng nơi cư trú sẽ khó khăn về đi lại cho thân nhân bệnh nhân về các thủ tục hành chính và trả vỏ thuốc gây nghiện. Đồng

71

thời gặp khó khăn cho Bệnh viện tuyến tỉnh cũng không thể kiểm soát được là người bệnh đã có mua thuốc ở các TTYT huyện, thị xã hay chưa.

Để tăng cường thực hiện quy định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, Sở Y tế đã có công văn số 389/SYT-QLD ngày 19/3/2015 yêu cầu nhắc nhở các cơ sở kinh doanh, các cơ sở khám chữa bệnh thực nghiêm các quy định tại Thông tư 19/2014/TT-BYT. Đối với việc kê đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và thuốc tiền chất cho người bệnh điều trị ngoại trú, Sở Y tế giao TTYT huyện, thị có trách nhiệm cung ứng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và thuốc tiền chất cho người bệnh điều trị ngoại trú thuộc địa bàn. Riêng địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một giao cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương nhằm quản lý sử dụng thuốc, tránh tình trạng lạm dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc [15].

72

Một phần của tài liệu Phân tích việc thực hiện qui định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tại cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2014 (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)