Việc thực hiện một số quy định chung trong quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng tâm thần và tiền chất và tiền chất dùng làm thuốc tạ

Một phần của tài liệu Phân tích việc thực hiện qui định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tại cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2014 (Trang 69 - 77)

. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu:

4.1.Việc thực hiện một số quy định chung trong quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng tâm thần và tiền chất và tiền chất dùng làm thuốc tạ

nghiện, thuốc hƣớng tâm thần và tiền chất và tiền chất dùng làm thuốc tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng năm 2014

Trình độ chuyên môn của người giữ thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất tại các cơ sở khám chữa bệnh

Trình độ chuyên môn của thủ kho giữ thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất tại các cơ sở khám chữa bệnh là dược sĩ trung học trở lên đã được thực hiện đúng quy định. Đối với thủ kho giữ thuốc thành phẩm

gây nghiện có trình độ chuyên môn đạt yêu cầu quy định là DSĐH chiếm tỷ lệ

thấp 38,9%. Trong khi 17/18 các cơ sở khám chữa bệnh có trình độ dược sĩ trên đại học và dược sĩ đại học trong tổng số 18 cơ sở là các trưởng khoa dược do phải phải kiêm nhiệm nhiều vị trí và quản lý toàn bộ hoạt động của khoa. Vì vậy, một số cơ sở chưa bố trí người giữ thuốc thành phẩm gây nghiện có trình độ là dược sĩ đại học.

Trong 11 cơ sở thủ kho giữ thuốc thành phẩm gây nghiện có trình độ

DSTH chiếm tỷ lệ 61,1% thì 8 cơ sở khám chữa bệnh có trình độ DSTH và có

giấy ủy quyền trong thời gian không quá 12 tháng. Tuy nhiên vẫn còn 3 cơ sở giấy ủy quyền cho DSTH làm thủ kho giữ thuốc thành phẩm gây nghiện chưa đúng quy định do giấy ủy quyền hết hạn, giấy ủy quyền không đúng (Trưởng khoa ủy quyền cho DSTH, giấy ủy quyền không đúng quy định).

Qua thống kê nguồn nhân lực Dược trong y tế công lập của Bình Dương chỉ có 0,51 Dược sỹ đại học/10.000 dân (101/1.952764), theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra đến năm 2015 tỷ lệ Dược sỹ đại học và trên đại học/10.000 dân là 1,02 [17]. Điều đó nói lên thực trạng chung hiện nay là thiếu nguồn nhân

60

lực chủ yếu DSĐH, trong khi đó tỉnh Bình Dương là tỉnh có nền công nghiệp tương đối phát triển. Như vậy nguồn nhân lực Dược trong hệ thống công lập của tỉnh Bình Dương hiện rất thiếu Dược sỹ để thực hiện nhiệm vụ theo Thông tư 22/2011/TT-BYT.

Thực hiện giao nhận thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất

Khoa dược đến Công ty mua thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành

phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất là 9/18 cơ sở. Khi cử người đi mua thuốc thì nhân viên khoa dược mang theo đầy đủ: giấy giới thiệu, chứng minh nhân dân, bảng dự trù sau khi được Sở Y tế phê duyệt (tất cả phải là bản gốc).

Đối với hình thức Công ty đến giao thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất, người giao hàng của Công ty thường mang theo Chứng minh nhân dân và Phiếu xuất kho. Tuy nhiên, có 7/9 cơ sở, nhân viên công ty không mang theo giấy giới thiệu. Vì khi Công ty giao hàng mặc áo có logo của Công ty, các cơ sở khám chữa bệnh chỉ quan tâm đến hàng hóa và phiếu xuất kho có đúng như đã đặt hàng. Vì vậy, Công ty ít xuất trình giấy giới thiệu của Công ty cho cơ sở khám, chữa bệnh.

Thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất phải được kiểm soát đặc biệt, do đó khi giao nhận tại cơ sở khám chữa đều kiểm tra đối chiếu đầy đủ các nội dung: tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, số lô sản xuất, hạn dùng, chất lượng thuốc về mặt cảm quan, hãng sản xuất, nước sản xuất, quy cách đóng gói, số đăng ký, đơn giá trong khi giao nhận.

Người giao và người nhận tại tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đều ký và ghi rõ họ tên vào chứng từ.

61

Tất cả các loại thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất được kiểm nhập trước khi nhập kho do Hội đồng kiểm nhập thực hiện và ghi biên bản kiểm nhập. Thành phần Hội đồng kiểm nhập gồm: Trưởng khoa Dược, Trưởng phòng Tài chính - Kế toán, thủ kho, thống kê dược, cán bộ cung ứng [7].

Đối với việc mua thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất của các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương được thực hiện theo công văn 2448/UBND-VX ngày 25/7/2014 của UBND tỉnh Bình Dương về việc giải quyết mua thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần không trúng thầu năm 2014-2015. Theo đó, thuốc gây nghiện không tổ chức đấu thầu; giao Sở Y tế duyệt cho các đơn vị mua tại Công ty cổ phần Dược Becamex (Công ty dược phẩm tại tỉnh) theo đúng quy chế để giám sát chặt chẽ và thuốc hướng tâm thần không có kết quả trúng thầu giao Sở Y tế duyệt cho các đơn vị mua tại Công ty cổ phần Dược Becamex cho đến khi có kết quả đấu thầu lại [19]. Đối với thuốc hướng tâm thần có kết quả trúng thầu các cơ sở khám chữa bệnh công lập duyệt mua tại Công ty dược trúng thầu, các cơ sở ngoài công lập Sở Y tế duyệt mua tại Công ty cổ phần Dược Becamex.

Thực hiện bảo quản thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất tại các cơ sở khám chữa bệnh

Kho bảo quản thuốc tại các sở khám chữa bệnh 18/18 chưa triển khai đầy đủ áp dụng tiêu chuẩn “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP). Theo quy định của Bộ Y tế, Khoa Dược bệnh viện phải đủ điều kiện về bảo quản thuốc theo nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, khoa dược bệnh viện phải triển khai áp dụng nguyên tắc "Thực hành tốt bảo quản thuốc" (GSP) theo đúng lộ trình của Bộ Y tế qui định [6], [8].

62

Hiện nay, tại các kho chẵn nhân sự của khoa dược đang thiếu chỉ có 01 nhân viên phải đảm nhận công việc của kho (giao nhận, bảo quản, cấp phát, kiểm kê).

Khoa dược tại các các sở khám chữa bệnh trong tỉnh đều đang xây dựng

các SOP. Các SOP sau khi được soạn thảo phải được kiểm soát, phê duyệt và

ban hành. Bản gốc được lưu trữ trong hệ thống chất lượng và bản sao phân phối đến đối tượng thi hành. Với thực trạng thiếu hụt nhân lực và tình trạng quá tải công việc dẫn đến việc ban hành các SOP gặp khó khăn về thời gian và con người trong việc soạn thảo, rà soát văn bản và phê duyệt. Vì vậy, việc quản lý kho theo hướng dẫn thực hành tốt bảo quản thuốc còn nhiều vướng mắc, mặc dù lộ trình thực hiện kho GSP đã qua [9].

Bảo quản thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất tại các cơ sở khám bệnh đều có tủ bảo quản và khóa chắc chắn thực hiện đúng quy định. Tuy nhiên, có 2/18 cơ sở chiếm tỷ lệ 11,1% sắp xếp không gọn gàng do ngăn tủ bảo quản thuốc thành phẩm gây nghiện hay ngăn tủ bảo quản thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất quá chật hẹp.

Đối với cơ số và chủng loại thuốc để tại tủ trực của khoa phòng người quy

định là Giám đốc bệnh viện có 14/18 cơ sở thực hiện đúng quy định. Cơ số và chủng loại thuốc để tại tủ trực của khoa, phòng ở các cơ sở khám chữa bệnh đều do Giám đốc bệnh viện là người sẽ quy định, sau khi đã thông qua họp hội đồng

thuốc và điều trị của các khoa, phòng. Trưởng khoa đề nghị căn cứ vào yêu cầu, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhiệm vụ điều trị của khoa xây dựng Danh mục thuốc và cơ số thuốc của tủ trực tại khoa lâm sàng.

Riêng có 4/18 cơ sở chiếm tỷ lệ 22,2% không thực hiện đúng quy định: người duyệt là Phó Giám đốc, trưởng khoa điều trị.

Thực hiện cấp phát thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất tại các cơ sở khám chữa bệnh

63

Khoa dược cấp phát thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất có phiếu lĩnh riêng theo quy chế. Hầu hết phiếu lĩnh thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh đều ghi đầy đủ các mục: tên thuốc, nồng độ, hàm lượng; số lượng yêu cầu; số lượng thực phát; tổng số khoản; chữ ký người lập bảng; chữ ký người giao; chữ ký người nhận; chữ ký

của trưởng khoa phòng; chữ ký của trưởng khoa dược. Phiếu lĩnh thuốc thành

phẩmgây nghiện, thuốc thành phẩmhướng tâm thần và thuốc thành phẩmtiền

chất được tổng hợp lưu trữ theo từng tháng tại bộ phận hành chính Khoa Dược

Đối với thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩmhướng tâm thần

và thuốc thành phẩmtiền chất dạng tiêm sau khi các khoa phòng sử dụng thuốc

cho bệnh nhân xong phải trả lại vỏ thuốc cho kho lẻ đúng với số lô, hạn dùng mà kho lẻ đã cấp phát mới được lĩnh tiếp. Điều này giúp hạn chế tối đa việc lĩnh thuốc cho bệnh nhân mà bệnh nhân lại không sử dụng, đồng thời tránh được

việc thuốc của bệnh viện được đưa ra ngoài thị trường để tiêu thụ.

Trưởng khoa dược hoặc dược sĩ đại học được ủy quyền ký phiếu lĩnh thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất thực hiện đúng quy định chiếm 88,9% và chỉ có 2/18 cơ sở chiếm tỷ lệ 11,1% thực hiện chưa đúng quy định do người ký phiếu lĩnh thuốc là DSTH do cơ sở chưa có DSĐH và Trưởng khoa ủy quyền cho DSTH.

Đối với người ký duyệt phiếu lĩnh phiếu lĩnh thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất để điều trị cho bệnh nhân tại khoa, phòng là bác sỹ Trưởng khoa điều trị không thực hiện đúng quy định 7/18 cơ sở chiếm tỷ lệ 38,9%. Các cơ sở này đa số Bác sỹ là người điều trị trực tiếp cho bệnh nhân nên ký duyệt phiếu lĩnh thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất. Điều này chứng tỏ rằng quy định này ở các bệnh viện chưa được chấp hành nghiêm túc, đầy đủ theo đúng quy định.

64

Thực hiện xử lý thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất do trong quá trình sử dụng

Các cơ sở khám chữa bệnh có thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất thừa do không sử dụng hết hoặc do người bệnh chuyển viện hoặc tử vong nhưng chưa sử dụng thì các khoa lâm sàng đều làm giấy trả lại thuốc cho Khoa dược, được khoa dược nhập lại kho để cấp phát cho bệnh nhân khác.

Thực hiện hủy thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng

tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất

Đối vớithuốc thành phẩmgây nghiện, thuốc thành phẩmhướng tâm thần và

thuốc thành phẩm tiền chất kém chất lượng, quá hạn dùng các cơ sở đều hủy

đúng quy định: có văn bản báo cáo cấp có thẩm quyền xin ý kiến, thành lập hội đồng hủy thuốc TPGN, thuốc TPHTT, thuốc TPTC, tiến hành hủy thuốc TPGN, thuốc TPHTT, thuốc TPTC sau khi Sở chấp thuận, lập thành biên bản và lưu tại cơ sở, hủy riêng biệt với thuốc khác và gửi báo cáo kết quả tới cơ quan có thẩm quyền sau khi hủy. Nguyên nhân để thuốc quá hạn của các cơ sở khám chữa bệnh do nhu cầu sử dụng cho bệnh nhân tại các tủ trực của khoa lâm sàng ít.

Thực hiện hủy bao bì tiếp xúc trực tiếp đựng thuốc thành phẩm gây

nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất

Các cơ sở khám chữa bệnh có bao bì tiếp xúc trực tiếp đựng thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất được tập hợp theo quy định. Tuy nhiên có 2/18 cơ sở chiếm tỷ lệ 11,1%

chưa có thành lập hội đồng hủy vỏ thuốc TPGN, thuốc TPHTT, thuốc TPTC do

một số cơ sở chưa tuân thủ quy định, nhất là các bệnh viện tư nhân do thay đổi nhân sự.

65

Đối với bao bì tiếp xúc trực tiếp đựng thuốc thành phẩm gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất được lưu ở kho để ở kệ riêng nhưng một số cơ sở không dán

nhãn tình trạng của vỏ thuốc TPGN, thuốc TPHTT, thuốc TPTCđược lưu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện sổ sách, báo cáo thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành

phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất

Hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh có mở sổ theo dõi xuất - nhập thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và thuốc tiền chất để theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn và theo dõi số lô, hạn dùng của thuốc đúng theo quy định.

Tuy nhiên, có 5/18 cơ sở chiếm tỷ lệ 27,8% chưa thực hiện việc ghi chép sổ

theo dõi xuất nhập thuốc TPGN, thuốc TPHTT, thuốc TPTC đúng quy định:

đánh số trang, đóng dấu giáp lai sổ theo dõi xuất nhập.

Việc thực hiện lưu giữ hồ sơ, sổ sách và tài liệu liên quan thuốc TPGN, thuốc TPHTT, thuốc TPTC các cơ sở thực hiện đúng quy định (≥2 năm sau khi thuốc hết hạn).

Các cơ sở khám chữa bệnh báo cáo số lượng thuốc tồn kho tới cơ quan xét duyệt đúng thời hạn. Tuy nhiên, mẫu báo cáo theo quy định tại Thông tư

19/2014/TT-BYT cho các cơ sở sử dụng thuốc TPGN, thuốc TPHTT, thuốc

TPTC là mẫu “báo cáo sử dụng nguyên liệu có chứa hoạt chất gây nghiện/

nguyên liệu có chứa hoạt chất hướng tâm thần/ nguyên liệu có chứa tiền chất” [6], trên thực tế các cơ sở khám chữa bệnh chỉ sử dụng thuốc thành phẩm và mẫu báo cáo cũng khó kiểm tra việc sử dụng thuốc của bệnh nhân tại các cơ sở có đúng thực tế sử dụng theo như báo cáo. Do đó, để theo dõi số lượng sử dụng

thuốc TPGN, thuốc TPHTT, thuốc TPTC /hồ sơ bệnh án tại các cơ sở đảm bảo

tính chặt chẽ từ các khoa, phòng tránh thất thoát cần bổ sung một số mẫu báo cáo: mẫu báo cáo tại khoa lâm sàng do khoa lâm sàng báo cáo cho khoa dược, mẫu báo cáo tổng hợp các khoa lâm sàng do khoa dược tổng hợp, mẫu báo cáo sử dụng thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần, thuốc

66

thành phẩm tiền chất (Phụ lục 3a, 3b, 3c đối với mẫu báo cáo thuốc thành phẩm gây nghiện; Phụ lục 4a, 4b, 4c đối với mẫu báo cáo thuốc thành phẩm hướng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất).

Mức độ thực hiện một số quy định chung trong quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh

Nhìn chung việc thực hiện quản lý, bảo quản, cấp phát và sử dụng thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất tại các cơ sở được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định từ việc mở sổ theo dõi xuất nhập thuốc, kiểm tra định kỳ lượng thuốc tồn kho cũng như việc bảo quản, theo dõi thuốc tại kho, tại các khoa phòng. Việc hủy thuốc cũng được thực hiện đầy đủ theo đúng quy định. Tại các khoa phòng, cán bộ phụ trách đều thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuốc của mình. Tuy nhiên, 2/18 cơ sở (ngoài công lập) chiếm tỷ lệ 11,1% được đánh giá trung bình do cơ sở mới hoạt động và không có DSĐH. Đối với 2/18 cơ sở (ngoài công lập) chiếm tỷ lệ 11,1% được đánh giá khá do cơ sở này chưa thực hiện đúng một số quy định về quản lý

thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc. Những cơ

sở này là những bệnh viện đa khoa tư nhân, cơ sở vật chất, kho bảo quản thuốc quá chật hẹp, nhân sự có sự thay đổi, mặc dù Sở Y tế đã triển khai các văn bản

về quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc

đến các cơ sở.

4/18 cơ sở được đánh giá xuất sắc về thực hiện quy định quản lý thuốc gây

nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc trongđó : 3/18 cơ sở

công lập và 1/18 cơ sở ngoài công lập.

Một phần của tài liệu Phân tích việc thực hiện qui định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tại cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2014 (Trang 69 - 77)