Vài nét về tình hình kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Phân tích việc thực hiện qui định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tại cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2014 (Trang 30 - 31)

Tỉnh Bình Dương được tái lập ngày 01/01/1997 vào thời điểm “nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội… Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa cơ bản đã hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Bình Dương đã có bước phát triển nhanh từ một tỉnh nông nghiệp đã trở thành một tỉnh công nghiệp.

Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía

21

Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai. Theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ, tỉnh Bình Dương có diện tích tự

nhiên là 2.694,43 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12%

diện tích miền Đông Nam Bộ); dân số 1.802.500 người (Tổng cục Thống kê – tháng 10/2014); 09 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm: thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo) và 91 đơn vị hành chính cấp xã

(48 xã, 41 phường, 02 thị trấn) [25].

Hiện nay, tỉnh có 45 công ty sản xuất, kinh doanh và bảo quản thuốc gồm: 25 Công ty TNHH sản xuất Dược phẩm, 01 kho bảo quản thuốc đạt tiêu chuẩn GSP, 18 Công ty kinh doanh thuốc đạt tiêu chuẩn GDP, 01 Doanh nghiệp bán buôn dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.

Tổng số cơ sở hành nghề Dược có 1.791 cơ sở bán lẻ thuốc, trong đó 427 Nhà thuốc tây, 301 Quầy thuốc doanh nghiệp, 803 Quầy thuốc hộ kinh doanh cá thể và 208 Đại lý thuốc, 52 cơ sở bán thuốc lẻ đông y, thuốc từ dược liệu.

Về cơ sở khám chữa bệnh:

Tuyến tỉnh cơ sở khám chữa bệnh công lập có 03 bệnh viện.

Tuyến huyện, thị, thành phố: Cơ sở khám chữa bệnh công lập có 06 bệnh viện và 01 phòng khám đa khoa Nhà Bảo sanh Thủ Dầu Một.

Ngoài ra còn có 02 đơn vị y tế ngành là: Bệnh viện đa khoa Cao su Dầu Tiếng và Bệnh viện Quân đoàn 4.

Về cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập, hiện tỉnh Bình Dương có 10 bệnh viện và 33 phòng khám đa khoa tư nhân [17].

Một phần của tài liệu Phân tích việc thực hiện qui định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tại cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2014 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)