0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển nhượng, tặng cho QSD đất tạ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHUYỂN NHƯỢNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI KHU VỰC PHÍA NAM THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 2013 (Trang 31 -31 )

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển nhượng, tặng cho QSD đất tạ

vực nghiên cứu và đề xuất giải pháp cho việc thực hiện chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, cho công tác quản lý tốt hơn

* Các yếu tố tác động bên ngoài:

* Các yếu tố tác động bên trong

*Đề xuất giải pháp 2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu

- Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất; tình hình quản lý đất đai và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Số liệu về tình hình quản lý đất đai và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổng hợp trên cơ sở số liệu báo cáo các năm của Phòng Tài nguyên và Môi trường.

- Tổng hợp các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội theo báo cáo của UBND phường Cam Giá; phường Trung Thành và phường Hương Sơn.

- Thu thập số liệu tặng cho, chuyển nhượng tại địa phương.

- Tiến hành điều tra theo các nhóm đối tượng thuộc nghề nghiệp và địa bàn cư trú khác nhau như sau:

+ Người dân phi nông nghiệp + Người làm nông nghiệp

Trình độ của người dân làm các nghề nghiệp khác nhau, ở các địa bàn cư trú khác nhau cũng có sự chênh lệch dẫn đến hiểu biết về chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng khác nhau. Tổng số phiếu điều tra người dân là 144 phiếu. Phân loại phiếu điều tra theo 2 nhóm ngành nghề:

+ Phi nông nghiệp: 72 phiếu; + Nông nghiệp: 72 phiếu.

Phân loại đánh giá theo 3 địa bàn cư trú: + Phường Cam Giá: 48 phiếu;

+ Phường Hương Sơn: 48 phiếu; + Phường Trung Thành: 48 phiếu.

2.4.2. Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu

- Tổng hợp tình hình chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất theo số liệu đã đăng ký làm thủ tục của Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Thái Nguyên, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Thái Nguyên.

- Trên cơ sở điều tra thực tế, số liệu được tổng hợp theo từng đối tượng địa bàn phường, từng nội dung chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất và từng năm để lập thành bảng.

- Sử dụng phần mềm máy tính Excel để tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu.

2.4.3. Phương pháp phỏng vấn, điều tra nhanh

- Thu thập số liệu sơ cấp, điều tra nhanh những người chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất và những người nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

- Thu thập số liệu sơ cấp, điều tra nhanh cùng tham gia cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp, và lãnh đạo quản lý.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý đấtđai tại khu vực phía Nam thành phố Thái Nguyên đai tại khu vực phía Nam thành phố Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Khu vực phía Nam của thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố khoảng 12km. Theo số liệu thống kê đất đai năm 2012, diện tích tự nhiên của khu vực là 1614,11ha, gồm có 3 đơn vị phường Cam Giá, Hương Sơn, Trung Thành. Khu vực có vị trí như sau:

- Phía Đông giáp với huyện Phú Bình

- Phía Tây giáp với phường Tích Lương, phường Phú Xá - Phía Nam giáp phường Tân Thành

- Phía Bắc giáp với phường Gia Sàng.

Hình 3.1: Sơ đồ hành chính thành phố Thái Nguyên[16]

Nằm trên địa bàn có sông Cầu, đường sắt cùng với nhiều tuyến đường trục chính khác như: Đường Cách Mạng Tháng 8, đường Quốc lộ 3 và nhiều tuyến đường trục chính khác. Đây là lợi thế của khu vực trong việc tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật, giao lưu văn hóa - chính trị và phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Ba phường phía Nam thành phố Thái Nguyên có địa hình tương đồng với đặc điểm địa hình trung du miền núi, do cùng trong khu vực và nằm liền kề nhau. Địa hình ở đây chủ yếu là đồng ruộng, địa hình dạng đồi bát úp, xen kẽ là ruộng thấp trũng dễ ngập úng khi có lượng mưa lớn. Cao độ nền tự nhiên trung bình từ 20 - 25m , cao độ cao nhất từ 50 - 60m. Hướng dốc từ Bắc xuống Nam, từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Nhìn chung địa hình của khu vực thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị.

3.1.1.3. Khí hậu

Khu vực phía Nam thành phố Thái Nguyên nên có điều kiện tự nhiên tương đồng với điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên. Nằm trong vùng khí hậu, thời tiết ít chịu ảnh hưởng của gió, bão.

Khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mang đặc trưng của khí hậu miền Bắc nước ta. Trong một năm có bốn mùa rõ rệt: xuân - hạ - thu - đông.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm đạt 22 - 230C. Có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 50C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 27,70C và nhiệt độ trung bình thấp nhất 160C. [20],[21],[22].

- Nắng: Số giờ nắng trong năm đạt 1.600 - .1.700 giờ. Tháng 5; 6; 7; 8 có số giờ nắng cao nhất (đạt 170 - 200 giờ) và tháng 2; 3 có số giờ nắng thấp nhất (đạt 40 - 50 giờ). [20],[21],[22].

- Mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.764 mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7; 8 có số ngày mưa nhiều nhất.

- Độ ẩm: Trung bình đạt khoảng 82%, nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7; 8 lên đến 86 - 87%, thấp nhất vào tháng 3 là 70%.

- Gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu là gió mùa Đông Nam (từ tháng 4 đến tháng 10) và gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).

- Bão: Do nằm xa biển nên phường ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Tóm lại: Với những phân tích như trên cho thấy khu vực nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng bất lợi của điều kiện thời tiết, khí hậu.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Hiện nay chưa có tài liệu khảo sát tổng thể địa chất công trình cho khu vực, tuy nhiên qua các báo cáo địa chất của một số công trình đã xây dựng cho thấy nền địa chất trên địa bàn khu vực khá ổn định, thuận lợi cho phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng nhà cao tầng. Tuy nhiên, ở khu vực ven sông Cầu khi xây dựng cần có sự khảo sát kỹ, đề phòng nguồn nước ngầm mạch nông ảnh hưởng đến chất lượng móng công trình.

- Phường Cam Giá có hệ thống thủy văn chịu ảnh hưởng của sông Cầu (chiều dài chảy trên địa bàn khoảng 6,39km), suối Cốc (chiều dài 4,50 km), suối Dầu (chiều dài 5,20 km) và suối Loàng (chiều dài 2,2km). Chế độ dòng chảy của sông, suối phụ thuộc theo mùa và chế độ mưa. Nhìn chung hệ thống thủy văn thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng và sinh hoạt của nhân dân.

- Hệ thống thủy văn của phường Trung Thành có suối Phú Xá và suối Vó Ngựa. Các suối có độ rộng khoảng từ 4 - 6m, chế độ dòng chảy của các suối phụ thuộc theo mùa và chế độ mưa. Nhìn chung hệ thống thủy văn của

phường Trung Thành ít có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

- Phường Hương Sơn có suối Vó Ngựa, chảy cắt ngang từ Tây sang Đông ra sông Cầu nằm giáp phía Đông, lòng suối hẹp và dốc, là tuyến thoát nước quan trọng của khu vực. Các con suối này tuy mùa kiệt trữ lượng nước có giảm nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu tưới hiện tại cho bà con.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên đất

Trên địa bàn khu vực chủ yếu là đất phù sa, được bồi đắp bởi sông Cầu. Loại đất này có thành phần cơ giới trung bình, đất ít chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, thích hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng đặc biệt là cây trồng ngắn ngày như: lúa, ngô, đậu đỗ và các loại hoa màu.

b) Tài nguyên nước

+ Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt trên địa bàn được cung cấp bởi sông Cầu , suối Cốc, suối Dầu, suối Loàng, suối Vó Ngựa và nước mưa tự nhiên (lượng mưa hàng năm khoảng 1.700 - 1.800mm). Nguồn nước mặt chịu ảnh hưởng theo mùa, lượng nước dồi dào vào các tháng 6, 7, 8 hàng năm. Tuy nhiên, ngoài sông Cầu còn lại nước tại các suối hiện nay đang ô nhiễm nặng do nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp (đặc biệt là khu gang thép Thái Nguyên).

+ Nguồn nước ngầm: Trên địa bàn chưa có khảo sát, nghiên cứu đây đủ về trữ lượng và chất lượng nước ngầm, tuy nhiên qua đánh giá sơ bộ của các hộ gia đình hiện đang khai thác sử dụng thông qua hình thức giếng khơi cho thấy mực nước ngầm có ở độ sâu 4 - 5m, còn ở các khu vực đồi từ 23 - 25m. Tuy nhiên nguồn nước ngầm dọc suối Loàng, sối Dầu, suối Cốc, suối Vó Ngựa có chất lượng kém, không đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt.

c) Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê năm 2013, tổng dện tích đất lâm nghiệp của khu vực là 91,05 ha(toàn bộ là rừng sản xuất). Trong đó diện tích đất lâm nghiệp của phường Cam Giá là 81,78ha, phường Hương Sơn là 4,77 ha và phường Trung Thành là 4,5 ha. Có thể thấy diện tích rừng của phường Cam Giá nhiều nhất trong 3 phường và ít nhất là phường Trung Thành chỉ có 4,5 ha. Chất lượng rừng chủ yếu là rừng trung bình với các loại cây trồng chính như: bạch đàn, keo, phi lao... Trong những năm tới dự báo đất rừng sẽ giảm đi một diện tích khá lớn cho phát triển kinh tế và xây dựng công trình.

d) Tài nguyên nhân văn

Kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông xưa, Đảng bộ và nhân dân phường Cam Giá, Hương Sơn, Trung Thành đang ra sức phấn đấu vươn lên tầm cao mới, khai thác những tiềm năng và thế mạnh của phường thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - kiện xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

-Về cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua, Đảng bộ đã triển khai thực hiện các giải pháp trên các lĩnh vực nông nghiêp, công nghiệp, dịch vụ và thương mại. Duy trì vai trò các hoạt động dịc vụ, kết hợp phát huy tính tự chủ của hộ gia đình trong trồng trọt và chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tích cực tiếp tiếp thu những giống lúa lai và lúa có chất lượng cao.

Cơ cấu kinh tế của khu vực phía Nam thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2013 đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng các nghành công nghiệp, dịch vụ, thương mại, giảm tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ thay thế nông nghiệp. Điều này cho thấy khu vực đã từng bước đi vào khai thác lợi thế của địa phương.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Trong những năm gần đây nhờ có đường lối đổi mới có chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, chính quyền địa phương, nền kinh tế của phường đạt mức tăng trưởng ổn định, an ninh, chính trị, trật tự an toàn được giữ vững, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.

Thực trạng phát triển kinh tế của khu vực trong những năm qua có những bước đột phá, tổng giá trị sản phẩm toàn phường và tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm liên tục tăng, đặc biệt là ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ tăng rất nhanh, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng khinh tế của 3 phường khu vực phía Nam thành phố Thái Nguyên khá đồng đều. Cơ cấu các ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo xu hướng chung, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a) Khu vực kinh tế nông nghiệp

Được sự hỗ trợ giúp đỡ của các ngành, các cấp cùng với sự nỗ lực vượt khó khăn của nhân dân, sản xuất nông nghiệp khu vực phía Nam đã có sự chuyển biến tích cực. Những ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật luôn được chọn lọc và đưa vào sản xuất với sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, đầu tư sản xuất gắn với chế biến sản phẩm. Quan tâm phát triển một số loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng của phường nhằm đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng lên qua từng năm đến năm 2013 giá trị sản xuất toàn ngành của phường Cam Giá đạt khoảng 10 tỷ tăng 2 tỷ so với năm 2005.

- Trồng trọt: trong những năm gần đây mặc dù thời tiết có sự biến đổi thất thường xong được tăng cường đầu tư vật chất phục vụ sản xuất do vậy hàng năm vẫn đảm bảo 100% diện tích đất trồng lúa, màu đưa vào sử dụng. Theo số liệu thống kê của phường Cam Giá, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm giữ ổn định 374 ha trong đó diện tích lúa khoảng 277 ha còn lại là ngô và các loại cây màu khác... Đến năm 2013 năng suất lúa đạt 50,80 tạ/ha; cây ngô đạt 39,4 tạ/ha và các loại cây màu khác 15,5 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực của phường đạt 1.790 tấn tăng 344,50 tấn so với năm 2005. Giá trị canh tác đạt 25 triệu/ha. Ngoài cây hàng năm, diện tích cây lâu năm, nhiều loại cây màu khác cũng phát triển khá mạnh, nhiều hộ đã mạnh dạn phá bỏ vườn tạp chuyển hướng trồng các loại cây có giá trị cao như: hoa đào (có khoảng hơn 10 nghìn gốc đào), cây cảnh, vườn cây ăn quả; trồng cỏ chăn nuôi...

Đối với phường Trung Thành thì có thể thấy do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, các cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp không được đầu tư chú trọng diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp diện tích gieo trồng năm 2007 là 131ha, năng xuất lúa bình quân đạt 42 tạ/ha sản lượng đạt 550,2 tấn. Hiện tại trên địa bàn phường nhiều khu vực đang dần chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang trồng rau xanh và trồng các loại cây hoa cảnh, vườn cây ăn quả kết hợp với nhà ở.

Trong những năm vừa qua phường Hương Sơn cũng có sự quan tâm sát sao tới tình hình sản xuất của người dân trên địa bàn phường. Chỉ đạo việc xây dựng và mở rộng các mô hình vườn ruộng, vườn trại, vùng sản xuất có giá trị thu nhập cao. Tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng có giá trị hàng hoá, năng xuất cao vào sản xuất. Thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo HTX nông nghiệp trong việc chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất và đảm bảo các chuyên khâu phục vụ sản xuất nông nghiệp đảm bảo đúng thời vụ, đạt năng xuất, công tác khuyến nông được triển khai tích cực. Công tác phòng chống lụt bão úng được quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, đảm

bảo hệ thống mương máng tưới tiêu phục vụ sản xuất. Cây lương thực trên địa bàn phường chủ yếu là lúa.

- Chăn nuôi: Phát triển mô hình chăn nuôi có hiệu quả như nuôi heo, bò, gà theo hướng công nghiệp. Trên địa bàn khu vực hiện nay, tổng đàn trâu, bò có 4050 con, đàn lợn có 10700 con, đàn gia cầm có khoảng 32200 con. Trong đó, phường Cam Giá đàn trâu, bò có 850 con, đàn lợn có 4000 con, đàn gia cầm có khoảng 20.000 con, công tác thú y được quan tâm, thường xuyên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHUYỂN NHƯỢNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI KHU VỰC PHÍA NAM THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 2013 (Trang 31 -31 )

×