Đánh giá độc tính của nano Bạc đối với VKL Mycrocystis aeruginosa

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VÀ XÁC ĐỊNH ĐỘC TÍNH CỦA NANO BẠC ĐỐI VỚI VI KHUẨN LAM MICROCYSTIS AERUGINOSA (Trang 53 - 62)

3.2.1. Đánh giá độc tính của nano Bạc ảnh hưởng đến mật độ sinh trưởng của VKL MC.s bằng phương pháp UV-Vis.

Sinh trưởng của chủng VKL M. aeruginosa dưới tác động của các nồng độ dung dịch nano bạc khác nhau được trình bày tại hình 3.16 như sau:

Hình 3.20. Đồ thị sinh trưởng của VKL M.aeruginosa ở các nồng độ dung dịch nano bạc khác nhau theo thời gian

Hình 3.16cho thấy nano bạc có khả năng ức chế sinh trưởng đối với VKL M.aeuginosa. Tuy nhiên, với các nồng độ vật liệu nano bạc thử nghiệm khác nhau thì khả năng ức sinh trưởng khác nhau.

Ở công thức đối chứng (không bổ sung nano bạc) thì các tế bào VKL

M.aeuginosa tăng dần từ thời điểm bắt đầu và đạt giá trị cao nhất ở ngày kết thúc thí nghiệm. Tại thời điểm T0 OD đo được đạt 0,014±0,0005 và đến ngày T10 OD đạt 0,41±0,0698.

Ở các dung dịch nồng độ nano bạc thấp 0,001ppm và 0,005ppm thì các tế bào VKL M.aeuginosa vẫn sinh trưởng và đạt giá trị cao nhất tại thời điểm kết thúc thí nghiệm. Giá trị đo OD của hai nồng độ 0,001ppm và 0,005ppm tương ứng tại T0 là 0,016 ± 0,001 và 0,012 ± 0,0004. Đến thời điểm kết thúc thí nghiệm T10 thì giá trị đo OD tăng lên cao nhất tương ứng của hai nồng độ0,001ppm và 0,005ppm là 0,398 ± 0,017 và 0,337 ±0,034. Tại thời điểm kết

thúc thí nghiệm nhận thấy ở hai nồng độ 0.001ppm và 0.005ppm kết quả OD so với công thức đối chứng không có nhiều khác biệt.

Với nồng độ 0,01ppm thì các tế bào VKL M.aeuginosa sinh trưởng chậm qua các ngày T2 và T6, đến ngày T10 các tế bào đạt mật độ cao gấp 4 lần so với ngày T0, nhưng so với công thức đối chứng tại ngày T10 thì khả năng sinh trưởng còn thấp.

Với các nồng độ 0,05ppm, 0,1ppm và 1ppm thì đã có khả năng ức chế sinh trưởng các tế bào VKL M.aeuginosa ngay khi bổ sung dung dịch nano bạc, kết quả đo OD cho thấy ở nồng độ 0.05ppm (OD tại T0: 0,013 ± 0,0008) đến thời điểm kết thúc chỉ còn (OD tại T10: 0,010 ± 0,0008), đặc biệt ở hai nồng độ 0.1ppm và 1ppm thì ngay khi bổ sung dung dịch nano bạc đã làm ức chế và gây chết một vài tế bào VKL M.aeuginosa thông qua kết quả đo OD tại thời điểm bắt đầu thí nghiệm, với nồng độ 0.1ppm (OD tại T0: 0,009 ± 0,001) và nồng độ 1ppm (OD tại T0: 0,005 ± 0,001) so với mẫu đối chứng ban đầu. Cho đến khi thời điểm kết thúc thí ngiệm thì gần như các tế bào VKL vẫn ít hoặc không có khẳ năng sinh trưởng,ở nồng độ 0.1ppm thì các tế nào tăng rất ít (OD tại T10: 0,011 ± 0) và nồng độ 1ppm thì các tế bào VKL

M.aeuginosa không có sự thay đổi so với ngày đầu tiên thí nghiệm (OD tại T10: 0,005 ± 0,001). Khả năng ức chế sinh trưởng của nano bạc đến chủng VKL M.aeuginosamột lần nữa thông qua hiệu suất ức chế sinh trưởng để khẳng định lại mức độ ảnh hưởng của nano bạc đến khả năng sinh trưởng của VKL M.aeuginosa

Hiệu suất ức chế sinh trưởng của các nồng độ dung dịch bạc ở ngày kết thúc thí nghiệm đối với VKL M.aeruginosa được trình bày tại hình 3.17. Nhìn vào đồ thị ta thấy ở ba nồng độ 1ppm, 0.1ppm và 0.05ppm đạt hiệu quả ức chế cao nhất đạt > 95%, cao nhất ở nồng độ 1ppm (98.707%); ở 2nồng độ 0,001ppm và 0,005ppm đạt hiệu quả rất thấp <25%.

Hình 3.21. Đồ thị hiệu suất ức chế sinh trưởng của các nồng độ dung dịch bạc ở ngày kết thúc thí nghiệm (T10) đồi với VKL M.aeruginosa

3.2.2. Đánh giá độc tính của nano Bạc ảnh hưởng đến mật độ sinh trưởng của VKL M.aeruginosa bằng phương pháp đếm tế bào.

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của vật liệu nano bạcchế tạo bằng pp khử để xử lý tảo lam M.aeruginosa đươc xác định thông qua việc đếm mật độ tế bào bằng buồng đếm Sedgwich – Raffter. Kết quả thí nghiệm được thể hiện trong hình 3.18 sau:

Hình 3.22. Đồ thị biến động mật độ tế bào VKL M.aeruginosa qua các công thức thí nghiệm

Hình 3.18 cho thấy rằng ở công thức đối chứng ban đầu (TB T0: 79,07±6 triệu tb) tăng lên và đạt giá trị cao nhất tại thời điểm kết thúc thí nghiệm đạt (TB T10: 2931,73±78 triệu tb).

Các công thức thí nghiệm tại thời điểm T0 mật độ tế bào VKL

M.aeuginosadao động trong khoảng 76,94 ± 5 triệu tế bào. Nhận thấy ở công thức đối chứng và hai nồng độ thử nghiệm 0,001ppm và 0,005ppm mật độ tế bào tăng lên rất cao lần lượt là 2931,73±78, 3197,93±396, và 1404,67±68.

Ở nồng độ thử nghiệm 0,01ppm các tế bào tăng chậm qua các ngày T2 và T6, tại thời điểm kết thúc thí nghiệm tế bào VKL M.aeuginosatăng lên gấp 3 lần so với thời điểm T0.

Còn tại các nồng độ 0,05ppm, 0,1pm và 1ppm ảnh hưởng rất rõ nét đến sinh trưởng của các tế bào VKL M.aeuginosa. Các tế bào bị ức chế sau 48 giờ theo dõi, mật độ tế bào giảm đi đáng kể và đến ngày kết thúc thí nghiệm mật độ tế bào còn rất thấp so với công thức đối chứng ban đầu.

Như đã trình bày ở trên về sự ảnh hưởng của nano bạc đến sinh trưởng của VKL M.aeruginosa. Để rõ hơn dưới đây tôi xin trình bày ảnh hưởng của nano bạc đến VKL M.aeruginosa qua ảnh chụp dưới kính hiển vi quang học.Hình 3.19 và 3.20 trình bày tập đoàn VKL M.aeruginosa trong công thức đối chứng, các tế bào hình cầu liên kết với nhau thành từng đám hoặc hai tế bào liên kết với nhau. Các tế bào có ánh xanh, hình cầu và kích thước các tế bào khá đều nhau

Hình 3.24. Ảnh chụp tập đoàn VKL M.aeruginosa dưới kính hiển vi quang học

Các tế bào VKL M.aeruginosa tại các công thức thí nghiệm có sử dụng nồng độ bạc 1ppm nhận thấy một vài tế bào thay đổi hình dạng, tế bào bị co lại, mất đi ánh xanh và xuất hiện một lớp màng nhầy màu trắng đục như hình 3.21.

Hình 3.25. Chủng VKL M.aeruginosa tại công thức thí nghiệm có sử dụng vật liệu nano bạc nồng độ 1ppm

Để nhìn rõ hơn VKL M.aeruginosasử dụng kính hiển vi điện tử quét với kính hiển vi SEM ta thấy rõ các hạt nano bạc bám trên bề mặt của các tế bào tảo rồi tác động vào bên trong tế bào gây ức chế sinh trưởng của

M.aeruginosa

Hình 3.26. Ảnh SEM chụp VKL M.aeruginosa trong công thức đối chứng (A) và VKL M.aeruginosa trong công thức thí nghiệm bổ sung nano bạc

BA A

Vật liệu nano Bạc có độc tính đối với chủng VKL M.aeruginosa, các hạt nano bạc gây ức chế sinh trưởng tế bào VKL ở các nồng độ 0,05; 0,1, và 1ppm. Theo Park và cs, vật liệu nano bạc có tác động ức chế chọn lọc đối với VKL gây hại M.aeruginosa(Park và cs, 2010).Kết quả nghiên cứu dung dịch nano bạc thử nghiệm ở nồng độ 1ppm có hiệu xuất ức chế sinh trưởng >95% phù hợp với kết quả nghiên cứu của Park và cs cho rằng ở nồng độ 1mg/L vật liệu nano bạc gây ức chế sinh trưởng 87% quần thể M.aeruginosaso với mẫu đối chứng (Park và cs, 2010).

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VÀ XÁC ĐỊNH ĐỘC TÍNH CỦA NANO BẠC ĐỐI VỚI VI KHUẨN LAM MICROCYSTIS AERUGINOSA (Trang 53 - 62)