Các khái niệm thường gặp

Một phần của tài liệu Tổng quan về thị trường tài chính (Trang 89 - 97)

Một số thuật ngữ thường gặp khi nhà đầu tư gặp phải khi nghiên cứu các tài liệu liên quan đến quỹ ETF:

Phương thức mua bán

Dưới đây là quy trình mua bán Chứng chỉ quỹ mở của công ty quản lý Quỹ Đầu tư Việt Nam (VFM):

Quá trình hình thành và giao dịch chứng chỉ quỹ ETF thông thường có 2 giai đoạn chính:

Giai đoạn chào bán lầu đầu (IPO): nhà đầu tư thực hiện góp vốn bằng tiền hoặc chứng khoán cơ cấu theo yêu cầu của công ty quản lý quỹ để thành lập quỹ ETF.

Giai đoạn giao dịch hoán đổi, và giao dịch thức cấp trên thị trường: Sau khi kết thúc đợt chào bán lần đầu, quỹ ETF được thành lập và niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư thực hiện giao dịch chứng chỉ quỹ ETF dưới 2 hình thức là giao dịch sơ cấp (giao dịch hoán đổi) và giao dịch thứ cấp trên thị trường chứng khoán.

Dưới đây mô phỏng phương thức giao dịch của quỹ ETF. Tùy theo luật pháp của từng quốc gia và loại hình quỹ ETF mà phương thức giao dịch có thể khác nhau nhiều hay ít.

INCLUDEPICTURE "http://vinafund.com/uploads/EtfGopVonThanhLapquy.png" \* MERGEFORMATINET

Bước 1: Nhà đầu tư có đủ danh mục chứng khoán cơ cấu gửi hồ sơ đăng ký

đến đại lý phân phối hoặc thành viên lập quỹ, đồng thời nộp tiền chênh lệch (nếu có) vào tài khoản phong tỏa của ETF tại ngân hàng giám sát.

Bước 2: Đại lý phân phối/Thành viên lập quỹ gửi hồ sơ đăng ký hợp lệ cho đại lý chuyển nhượng.

Bước 3: Sau khi TTLK phong tỏa và chuyển quyền sở hữu chứng khoán cơ

cấu góp vốn đồng thời công ty quản lý quỹ đăng ký chứng chỉ ETF phát hành lần đầu với TTLK. Chứng chỉ quỹ ETF mà nhà đầu tư đã đăng ký góp vốn hợp lệ sẽ được tự động lưu ký và phân bổ vào tài khoản lưu ký của nhà đầu tư (trong trường hợp phát hành thành công). Sau đó, chứng chỉ quỹ ETF sẽ được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.

2. Giao dịch hoán đổi định kỳ (Creation/Redemption – Giao Dịch Sơ Cấp)

INCLUDEPICTURE

"http://vinafund.com/uploads/EtfGiaoDichHoanDoiDinhKy.png" \*

Bước 1: Nhà đầu tư có đủ danh mục chứng khoán cơ cấu/lô chứng chỉ quỹ ETF đặt lệnh thông qua Thành viên lập quỹ/Đại lý phân phối đồng thời nộp tiền chênh lệch (nếu có) vào tài khoản phong tỏa của quỹ ETF tại ngân hàng giám sát.

Bước 2: Đại lý phân phối gửi lệnh đến Thành viên lập quỹ (trường hợp đại lý phân phối không phải là thành viên lập quỹ).

Bước 3: Thành viên lập quỹ gửi lệnh giao dịch hoán đổi đến đại lý chuyển nhượng

Bước 4: Đối với những lệnh giao dịch hợp lệ Đại lý chuyển nhượng sẽ phân bổ/rút chứng chỉ ETF vào/từ tài khoản lưu ký của nhà đầu tư.

3. Giao dịch chứng chỉ quỹ ETF tại Sở giao dịch Chứng khoán (giao dịch thứ cấp)

Giao dịch chứng chỉ quỹ ETF tại Sở giao dịch chứng khoán sẽ được thực hiện tương tự như việc mua bán các cổ phiếu thông thường.

INCLUDEPICTURE "http://vinafund.com/uploads/GiaoDichCCQEtf.png" \* MERGEFORMATINET

Kinh nghiệm đầu tư

Lịch Sử Phát Triển Quỹ ETF

Quỹ ETF manh nha ra đời vào năm 1989 khi một quỹ có tên là Index Participation Shares, mô phỏng theo chỉ số S&P 500 được ra đời và giao dịch trên sàn chứng khoán Mỹ và sàn Philadelphia. Tuy nhiên, quỹ này đã dừng hoạt động khi bị kiện bởi một sàn giao dịch khác là sàn Chicago vì sai luật.

Một sản phẩm tương tự khác, có tên Toronto Index Participation Shares, ra đời ngay sau đó vào năm 1990, giao dịch trên sàn Toronto. Quỹ này mô phỏng chỉ số TSE 100 và ngày càng có thanh khoản. Do sự phổ biến của loại hình sản phẩm này, các sàn giao dịch chứng khoán, trong đó có sàn chứng khoán Mỹ đã xây dựng một sản phẩm không vi phậm luật của Ủy Ban Chứng Khoán Mỹ SEC.

Năm 1993, một sản phẩm thỏa mãn luật của SEC được ra đời dưới hình thức chứng chỉ lưu ký mô phỏng theo chỉ số S&P500 được đặt tên là SPDR. Sản phẩm này là sản phẩm quỹ ETF lớn nhất trên thế giới sau đó. Năm 1995, một sản phẩm khác được thiết kế cho các cổ phiếu có vốn hóa trung bình Midcap SPDR được chào bán ra công chúng và giao dịch.

Năm 1998, State Street Global Advisors giới thiệu và chào bán ra công chúng một tổ hợp các quỹ ETF mô phỏng 9 ngành nghề của S&P 500. Cùng năm đó, một quỹ ETF khác mô phỏng chỉ số Dow Jones cũng được giới thiệu.

Từ năm 2000 trở đi, một loạt các công ty quản lý quỹ lớn trên thế giới như Barclays Global investors, Blackrock, và Vanguard đã tung ra một loạt các sản phẩm quỹ ETF để tham gia vào thị trường quỹ ETF mới mẻ và đầy tiềm năng. Kể từ khi quỹ ETF ra đời năm 1989 đến nay, quỹ ETF đã được thiết kế với nhiều loại sản phẩm khác nhau cho nhiều thị trường chứng khoán riêng biệt, cho các ngành nghề đặc thù cũng như cho các loại tài sản đầu tư khác nhau như trái phiếu, hợp đồng tương lai đến hàng hóa. Đến tháng 2/2014, theo số liệu của BlackRock, thế giới có khoảng 5.098 quỹ ETF với tổng tài sản ròng khoảng 2.434 tỷ đô-la Mỹ. Tính riêng thị trường Mỹ đến tháng 1/2014, có hơn 1.500 quỹ ETF hoạt động với tổng tài sản trên 1.700 tỷ đô-la, chiếm khoảng 70% tổng tài sản ròng của các quỹ ETF trên toàn thế giới.

INCLUDEPICTURE "http://vinafund.com/uploads/EtfLichSuPhatTrien.png" \* MERGEFORMATINET

Theo thống kê của BlackRock, 10 trong số gần 200 công ty quản lý quỹ nắm khoảng 80% tổng tài sản ròng của các quỹ ETF trên thế giới. Các công ty chiếm thị phần lớn có lợi thế về quy mô, cung cấp đa dạng sản phẩm quỹ ETF và có thương hiệu cũng như lợi thế hơn so với các đối thủ khác trong việc cung cấp một sản phẩm quỹ ETF phù hợp nhất cho các nhà đầu tư, như phù hợp về tính thanh khoản, về chi phí hoạt động thấp, về mức độ cung cấp các sản phẩm quỹ ETF trên các thị trường khác nhau như thị trường thế giới, thị trường Mỹ, thị trường Châu Âu hay các sản phẩm về tài chính như trái phiếu, hàng hóa.

INCLUDEPICTURE

"http://vinafund.com/uploads/EtfLichSuPhatTrien2.png" \* MERGEFORMATINET

Các loại chi phí đầu tư vào quỹ ETF

Thông thường nhà đầu tư phải trả những phí bao gồm:

Phí quản lý quỹ: phí này được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng giá trị tài sản ròng trung bình trong kỳ được trả cho việc quản lý điều hành quỹ.

Phí hoạt động: bao gồm các loại phí để trả cho các tổ chức khác như ngân hàng giám sát, tổ chức cung cấp dịch vụ quản trị quỹ, đại lý chuyển nhượng, v.v. Phí hoạt động này cũng được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng giá trị tài sản ròng trung bình trong kỳ hoặc là những chi phí trực tiếp mà quỹ ETF phải chi trả như chi phí giao dịch chứng khoán, chi phí kiểm toán, chi phí tư vấn pháp lý.

Ngoài các loại phí trên được trừ trực tiếp vào giá trị tài sản ròng của quỹ, nhà đầu tư còn phải trả các loại phí như:

Phí môi giới mua bán chứng chỉ quỹ: khi nhà đầu tư thực hiện mua bán chứng chỉ quỹ ETF trên thị trường thứ cấp (sàn chứng khoán), mua bán chứng chỉ quỹ ETF được coi như mua bán cổ phiếu, do vậy, khi thực hiện hoạt động này thì sẽ mất chi phí môi giới cho các công ty chứng khoán.

Phí phát hành và mua lại chứng chỉ quỹ ETF: khi nhà đầu tư thực hiện mua bán tại thị trường sơ cấp (mua bán trực tiếp với công ty quản lý quỹ ETF) thì nhà đầu tư có thể phải chịu phí phát hành hay mua lại do công ty quản lý quỹ đưa ra trong bản cáo bạch của quỹ ETF.

So Sánh Quỹ ETF Với Quỹ Mở Và Quỹ Đóng

Quỹ ETF Quỹ mở Quỹ đóng

Niêm yết (thứ cấp trên sàn giao dịch

chứng khoán) √ x √

Giá giao dịch trên thị trường thứ cấp

Giá giao dịch gần với NAV, có discount/ premium nhỏ

Giá giao dịch khá xa với NAV và chênh lệch này thường lớn hơn so với chênh lệch trong trường hợp quỹ ETF.

Giao dịch mua/bán với quỹ

Giá giao dịch = NAV

Giá giao dịch = NAV x

Thời gian giao dịch

trực tiếp với quỹ Hàng ngày Định kỳ x

Danh mục đầu tư

Danh mục đầu tư công khai.

NAV cập nhật hàng ngày, iNAV tính liên tục trong thời gian giao dịch.

Danh mục đầu tư bảo mật.

Báo cáo NAV định kỳ (thường hàng tuần)

Danh mục đầu tư bảo mật. Báo cáo NAV định kỳ (thường hàng tuần)

Niêm yết: Khác biệt lớn giữa quỹ ETF và quỹ mở là việc thực hiện niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, qua đó tăng tính thanh khoản của chứng chỉ quỹ ETF do có việc mua bán giữa các nhà đầu tư, thành viên lập quỹ và các nhà tạo lập thị trường.

Giá giao dịch trên sàn chứng khoán: Đây là điểm khác biệt lớn giữa quỹ ETF và quỹ đóng khi giá giao dịch trên sàn đối với chứng chỉ quỹ ETF thường gần với giá trị tài sản rỏng tham chiếu của quỹ ETF do có các hoạt động mua bán của các nhà tạo lập thị trường cùng với các thành viên lập quỹ trong khi giá giao dịch đối với quỹ đóng thường khá xa so với giá trị tài sản ròng của quỹ đóng, thường bị chi phối bởi quy luật cung cầu mà không thể có sự can thiệp vào giá của bên thứ ba như trường hợp quỹ ETF.

Giao dịch mua bán với quỹ: Là hoạt động trên thị trường sơ cấp, nhà đầu tư giao dịch trực tiếp với công ty quản lý quỹ để thực hiện việc mua bán

chứng chỉ quỹ ETF hay quỹ mở. Trong khi đó, giao dịch mua bán với chứng chỉ quỹ đóng chỉ được thực hiện trên sàn niêm yết (thị trường thứ cấp).

Thời gian giao dịch trực tiếp với quỹ (tại thị trường sơ cấp): Quỹ ETF có tần suất giao dịch nhiều nhất khi hàng ngày làm việc, các nhà đầu tư, thành viên lập quỹ có thể tiến hành hoán đổi lấy chứng chỉ quỹ ETF hay hoán đổi lấy danh mục đầu tư. Trong khi đó, quỹ mở chỉ được giao dịch theo định kỳ (như giao dịch hàng tuần vào một ngày nhất định) còn quỹ đóng thì không có giao dịch trực tiếp với quỹ. Nhờ có tần suất giao dịch nhiều nên thanh khoản quỹ ETF được nâng cao, đảm bảo cho người mua và bán đều thực hiện được giao dịch mình mong muốn.

Danh mục đầu tư: Quỹ ETF công bố danh mục đầu tư công khai về mặt giá trị, số lượng, tên chứng khoán cơ cấu, và được cập nhật hàng ngày. Trong khi đó, quỹ mở hay quỹ đóng thì danh mục đầu tư được bảo mật và chỉ được cập nhật giá trị tài sản ròng theo tuần cũng như tỷ trọng chứng khoán trong danh mục theo quý hay theo năm. Nhờ yếu tố này mà quỹ ETF đã giúp tăng cường tính minh bạch, cải thiện và nâng cao sự tin tưởng của nhà đầu tư vào quỹ ETF.

Nghiên Cứu Trước Khi Đầu Tư Quỹ ETF

Khi có nhu cầu muốn đầu tư vào chứng chỉ quỹ ETF nào đó, các nhà đầu tư cần nghiên cứu các yếu tố sau để lựa chọn một chứng chỉ quỹ ETF phù hợp với mong muốn của mình:

Tỷ lệ chi phí hoạt động của quỹ là chỉ tiêu mà nhà đầu tư vào chứng chỉ quỹ ETF cần quan tâm nhất do một trong những lợi thế của quỹ ETF là chi phí hoạt động thấp so với các loại hình chứng chỉ quỹ khác.

Chỉ số tham chiếu là chỉ số mà quỹ ETF sẽ cố gắng mô phỏng theo sát sự biến động của chỉ số tham chiếu. Do vậy, nhà đầu tư khi nghiên cứu mua quỹ ETF cần nắm rõ chỉ số tham chiếu mà quỹ ETF đó đang mô phỏng là chỉ số nào, có phù hợp với chiến lược đầu tư hay mong muốn đầu tư vào thị trường của nhà đầu tư hay không.

Chênh lệch mua bán (trên sàn giao dịch niêm yết): chênh lệch mua bán trên sàn niêm yết phản ánh như một loại chi phí thêm ngoài chi phí hoạt động của quỹ ETF đối với việc mua bán chứng chỉ quỹ trên sàn của nhà đầu tư. Chênh lệch càng ít thì chi phí đối với nhà đầu tư càng ít và hiệu quả đầu tư vào quỹ ETF càng cao. Để đánh giá mức chênh lệch mua bán giữa các quỹ ETF, nhà đầu tư có thể căn cứ vào tính thanh khoản của chứng chỉ quỹ trên sàn niêm yết hay tổng tài sản ròng trung bình của quỹ trong năm.

Sai số mô phỏng: Quỹ ETF được thiết kế để mô phỏng theo sự biến động của chỉ số tham chiếu, chỉ số mà các nhà đầu tư mong muốn đầu tư để hưởng lợi nhuận. Do đó, sai số mô phỏng càng ít thì độ hấp dẫn của quỹ với các nhà đầu tư vào quỹ ETF càng tốt.

Ngoài các yếu tố trên, các nhà đầu tư cần nghiên cứu thêm như tổng tài sản ròng của quỹ ETF, chính sách phân phối cổ tức, chế độ ưu đãi thuế khi đầu tư chứng chỉ quỹ ETF có thể có và uy tín của công ty quản lý quỹ ETF.

Thông Tin Về Quỹ ETF

Theo quy định của thế giới cũng như Việt nam, các nhà đầu tư có thể lấy thông tin trên trang web của công ty quản lý quỹ và các sở giao dịch chứng khoán. Các thông tin được cung cấp bao gồm:

Bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt.

Báo cáo tài chính bán niên, báo cáo tài chính năm đã kiểm toán, tổng kết về hoạt động quản lý quỹ bán niên và cả năm.

Báo cáo thống kê về phí giao dịch trong hoạt động đầu tư của quỹ, bán niên và cả năm; về hoạt động đầu tư của quỹ, hàng tháng, bán niên và cả năm

Danh mục chứng khoán cơ cấu đã sử dụng để hoán đổi (sau mỗi kỳ hoán đổi danh mục).

Số lô chứng chỉ quỹ ETF đã phát hành, đã mua lại từ các thành viên lập quỹ, nhà đầu tư; chênh lệch so với ngày giao dịch hoán đổi trước đó.

Thông tin về khối lượng chứng chỉ quỹ ETF niêm yết, giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán; thông tin về biến động giá giao dịch chứng chỉ quỹ ETF, giá đóng cửa cuối ngày của chứng chỉ quỹ ETF, biến động giá so với ngày giao dịch trước đó;

Giá trị tài sản ròng của quỹ, giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ, giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ và biến động các giá trị này, biến động giá trị tài sản ròng tham chiếu trong ngày, chỉ số tham chiếu và biến động của chỉ số tham chiếu.

Các thông tin khác nếu có liên quan (nếu có).Ngoài ra, các thông tin trên có thể được cung cấp đầy đủ trên các website cung cấp dịch vụ tài chính hay website của các công ty môi giới, công ty chứng khoán.

Một phần của tài liệu Tổng quan về thị trường tài chính (Trang 89 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w