2.6.1 Bộ Tài chính Mỹ:
Bộ Tài chính Mỹ là độc nhất vì nó luôn luôn là chủ thể cầu tiền và không bao giờ là chủ thể cung tiền. Bộ Tài chính Mỹ là người đi vay lớn nhất thế giới trên thị trường tiền tệ. Nó phát hành Tín phiếu kho bạc (T-Bills) và những chứng khoán phổ biến khác. Phát hành với kỳ hạn ngắn cho phép chính phủ huy động vốn cho đến khi họ thu được thuế. Bộ Tài chính Mỹ cũng sẽ phát hành T-Bills để thay thế trái phiếu kỳ hạn.
Vai trò: bán trái phiếu kho bạc để tài trợ cho nợ quốc gia.
2.6.2 Hệ thống dự trữ liên bang
FED là đại diện của Bộ Tài chính trong việc phân phối trái phiếu của chính phủ. FED nắm giữ số lượng lớn Trái phiếu kho bạc. Nó sẽ bán những trái phiếu này nếu nó tin rằng cung tiền giảm. Tương tự, FED sẽ mua Trái phiếu kho bạc nếu
nó tin rằng cung tiền tăng. Nhiệm vụ cung tiền của FED khiến nó trở thành chủ thể tham gia có ảnh hưởng nhất trên thị trường tiền tệ của Mỹ. FED điều khiển nền kinh tế thông qua các nghiệp vụ trên thị trường mở.
Vai trò: Mua và bán trái phiếu kho bạc là phương pháp cơ bản để quản lý
cung tiền.
2.6.3 Ngân hàng thương mại (NHTM)
Ở Mỹ, số lượng trái phiếu chính phủ mà các NHTM nắm giữ chỉ bằng ½ số lượng mà các Quỹ hưu trí nắm giữ. Điều này một phần là do quy định giới hạn đầu tư đối với các ngân hàng ở Mỹ. Cụ thể là, ngân hàng bị nghiêm cấm sở hữu các chứng khoán rủi ro như là cổ phiếu hay trái phiếu doanh nghiệp (corporate bonds). Trái phiếu kho bạc có rủi ro thấp và tính thanh khoản cao nên hầu như không có hạn chế gì khi nắm giữ trái phiếu kho bạc.
Ngân hàng cũng là nhà phát hành lớn các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng, chấp nhận thanh toán của ngân hàng, các quỹ liên bang, và mua lại các hợp đồng. (chi tiết trong phần sau). Thêm vào đó, việc sử dụng các chứng khoán trên thị trường tiền tệ cũng giúp các ngân hàng quản lý được tính thanh khoản của chính nó, nhiều ngân hàng thực hiện mua bán trên danh nghĩa là khách hàng của chính họ.
Vai trò: Mua trái phiếu kho bạc, bán chứng chỉ tiền gửi và tạo các khoản vay
ngắn hạn, cung cấp cho khách hàng cá nhân (nhà đầu tư) những tài khoản để đầu tư vào chứng khoán trên thị trường tiền tệ.
2.6.4 Các doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp mua và bán chứng khoán trên thị trường tiền tệ. Hoạt động này thường bị giới hạn đối với các tập đoàn lớn bởi vì lượng lớn USD tham gia vào mỗi giao dịch. Thị trường tiền tệ được sử dụng rộng rãi bởi các doanh nghiệp để tích luỹ nguồn vốn thặng dư và để tạo nguồn vốn ngắn hạn
Vai trò: Mua và bán các chứng khoán ngắn hạn đa dạng như là 1 hoạt động
quản lý tiền mặt thường xuyên.
2.6.5 Nhà đầu tư và công ty chứng khoán
Các công ty đầu tư (công ty môi giới): Những công ty môi giới chứng khoán
lớn và đa dạng rất năng động trên thị trường tiền tệ. Lớn nhất là Ngân hàng Hoa Kỳ, Merrill Lynch, Barelays Capital, Credit Suisse và Goldman Sachs. Chức năng cơ bản chủa những công ty này là tạo lập thị trường bằng cách duy trì hoạt động đầu tư từ người mua đến người bán. Bằng cách đảm bảo rằng người bán có thể bán
chứng khoán của họ, những công ty này có vai trò quan trọng đối tính thanh khoản của thị trường.
Vai trò: bán tài khoản thương mại
Các công ty tài chính: Các công ty tài chính tạo vốn (gây quỹ) trên thị trường
tiền tệ sơ cấp bằng cách bán thương phiếu. Sau đó họ cho khách hàng vay tiêu dùng (mua xe, mua, mua thuyền hay sửa chữa nhà)
Vai trò: cho vay cá nhân
Các công ty bảo hiểm: Các công ty bảo hiểm tài sản. bảo hiểm tai nạn phải
duy trì tính thanh khoản bởi vì học có thể cần chúng bất cứ lúc nào.
Vai trò: Duy trì tính thanh khoản cần thiết để đáp ứng những tình huống không dự báo được.
Quỹ hưu trí: Các quỹ hưu trí đầu tư 1 phần tiền mặt của họ vào thị trường
tiền tệ để nhận lợi ích từ các cơ hội đầu tư mà học có thể xác định trong thị trường cổ phiếu hoặc trái phiếu. Tương tự như các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí phải duy trì tính thanh khoản cần thiết để đáp ứng nghĩa vụ của họ. Tuy nhiên, vì những nghĩa vụ này là dự đoán trước được nên việc nắm giữ một lượng lớn chứng khoán trên thị trường tiền tệ là không cần thiết.
Vai trò: Duy trì quỹ bằng các công cụ của thị trường tiền tệ trong tư thế luôn
sẵn sàng để đầu tư vào trái phiếu và cổ phiếu.
2.6.6 Các cá nhân, hộ kinh doanh
Khi lạm phát tăng lên vào cuối những năm thập niên 70, lãi suất tiền gửi mà các ngân hàng đưa ra trở nên không còn thu hút các nhà đầu tư cá nhân nữa. Lúc này, các công ty chứng khoán bắt đầu tăng quỹ tương hỗ, tức là họ phải trả lãi cao hơn.
Các ngân hàng không thể ngưng lượng lớn tiền mặt ra lẫn lượng tiền mặt đi vào quỹ tương hỗ bởi vì những quy định giới hạn lãi suất tiền gửi mà họ có thể trả. Để tránh thất thoát, chính quyền đã sửa lại quy định. Ngân hàng nhanh chóng tăng lãi suất để cố gắng lấy lại lượng đô la của khách hàng cá nhân. Điều này đã làm ngăn chặn lại dòng lưu chuyển của quỹ, nhưng quỹ tương hỗ vẫn là sự lựa chọn đầu tư phổ biến của các nhà đầu tư cá nhân. Lợi thế của quỹ tương hỗ là ở chỗ họ mang đến cho những nhà đầu tư một lượng nhỏ tương đối tiền mặt để tiếp cận chứng khoán có mệnh giá lớn.
Quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ: Cho phép những nhà đầu tư nhỏ tham gia vào thị trường tiền tệ bằng cách tổng hợp quỹ của họ để đầu tư vào những chứng khoán có mệnh giá lớn.
Ở Việt Nam:
Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ ở Việt Nam bao gồm: NHNN, các tổ chức tín dụng trung gian, doanh nghiệp, chính phủ và chính quyền địa phương, và cá nhân.
2.7 Các công cụ thị trường tiền tệ
- Tín phiếu kho bạc
- Hợp đồng mua lại và hợp đồng mua ngược lại - Chứng chỉ tiền gửi
- Kỳ phiếu thương mại - Chấp nhận của ngân hàng - Các khoản vay liên ngân hàng
- Kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu công ty tài chính, chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm
Tín phiếu kho bạc (Treasury Bills)
Là loại chứng khoán nợ ngắn hạn do Nhà nước phát hành nhằm mục đích điều hòa lưu thông tiền tệ, hỗ trợ cho việc cân đối thu chi ngân sách, bù đắp những thiếu hụt tạm thời hoặc mục đích chống lạm phát hay khuyến khích phát triển sản xuất.
Đặc điểm của loại chứng khoán ngắn hạn là thời gian đáo hạn dưới 1 năm lãi và vốn được trả một lần khi đáo hạn.
Tín phiếu kho bạc là công cụ quan trọng nhất trên thị trường tiền tệ vì có độ an toàn cao nhất, khối lượng phát hành lơn, tính thanh khoản cao nhất do được chuyển nhượng dễ dàng trên thị trường thứ cấp, là công cụ chủ yếu để ngân hàng Trung ương thực hiện nghiệp vụ thị trường mở và can thiệp vào thị trường tài chính. Tín phiếu kho bạc còn là tài sản được nhiều tổ chức tài chính và phi tài chính sử dụng như NHTM, công ty bảo hiểm, các quỹ hưu trí, các công ty… để điều chỉnh thanh khoản các tổ chức này. Tín phiếu cũng thường nằm tỏng danh mục của các tổ chức sản xuất vì nó được coi là dự trữ để trả cổ tức, thuế và các khoản nợ ngắn hạn. lãi suất của tín phiếu kho bạc là loại lãi suất đóng vai trò chuẩn cho những loại lãi suất khác.
*Tín phiếu kho bạc của Mỹ: là một công cụ nợ của Chính phủ Mỹ với khoảng thời gian đáo hạn dưới 1 năm. T-Bill có mệnh giá 1000 USD, giá trị mua tối đa 5 triệu đôla, và thông thường có thời hạn đáo hạn là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.
T-bill được bán thông qua các cuộc bán đấu giá có cạnh tranh, giá mua thấp hơn mệnh giá. Khác với trái phiếu thông thường khi đó người sở hữu trái phiếu nhận được lãi suất cố định, việc mua với giá thấp hơn mệnh giá của trái phiếu đã tạo ra cho người mua một phần lãi.
Ví dụ: Nếu bạn mua trái phiếu T-bill có thời gian đáo hạn trong 3 tháng, bạn trả 9800 đôla. Chính phủ Mỹ sẽ viết cho bạn một giấy nhận nợ IOU với giá trị khoản nợ là 10.000 đôla và đồng ý là sẽ trả lại bạn số tiền này trong 3 tháng. Bạn sẽ không nhận được một khoản lãi suất trái phiếu (trái tức) thường kì, thay vào đó, bạn sẽ nhận được một khoản chênh lệch giữa giá bạn đã nộp và giá bạn sẽ được nhận lại, trong trường hợp này là (10000 - 9800 = 200) tức là bạn đã được nhận lãi suất là 200/9800 = 2,04% trong 3 tháng.
P = purchase price
F = Face or maturity value n = number of dáy until maturity
Rủi ro: T-bill có tỷ lệ rủi ro mặc định bằng 0 vì kể cả khi chính phủ mất khả năng chi trả thì nó có thể được in mới để thu hồi lại khi đáo hạn. Rủi ro từ lạm phát không kì vọng cũng thấp vì kì hạn ngắn.
Tín phiếu kho bạc: Thường được phát hành theo từng lô bằng phương pháp đấu giá. Người mua chủ yếu là các ngân hàng, ngoài ra còn có các công ty các trung gian tài chính khác.
Tín phiếu kho bạc được xem là công cụ có tính thanh khoản cao nhất trên thị trường tiền tệ do được giao dịch nhiều nhất.
Tín phiếu kho bạc thường được Ngân hàng trung ương các nước sử dụng như công cụ để điều hành chính sách tiền tệ thông qua thị trường mở.
Mini – Case
Federal Funds: Hệ thống Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ được thành lập bởi Đạo
Luật Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve Act) do Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua năm 1913 và bắt đầu đi vào hoạt động năm 1914. Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ, gọi tắt là “The Fed” là một tổ chức bao gồm một số cơ sở tài chánh trọng yếu của nhà nước và tư nhân. Dự trữ liên bang là một tổ chức độc lập, chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc Hội Hoa Kỳ và có nhiệm vụ phải điều trần định kỳ trước Ủy Ban Tài Chánh của Quốc Hội Hoa kỳ. Cơ cấu tổ chức gồm các thành phần chính sau:
- Ban Thống Đốc (Board of Governors)
- 12 Ngân hàng dự trữ liên bang (12 Federal Reserve Banks) - Các ngân hàng thành viên (Member Banks)
- Ủy ban thị trường mở rộng liên bang (Federal Open Market Committee) - Các Hội Đồng Cố Vấn (Advisory Councils)
Vai trò của Federal Funds: Hệ thống Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ là một bộ phận vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của Hoa Kỳ nói riêng và của cả thế giới nói chung. Hệ thống này đóng một vai trò “cảnh sát” đối với toàn bộ dịch vụ tài chánh của nước Mỹ và đồng thời là một bộ phận đầu não đề ra những chính sách tài chánh nhằm bảo đảm một sự tăng triển vừa phải của nền kinh tế, giảm tỉ lệ thất nghiệp và duy trì lạm phát ở mức độ kiểm soát được.
Đối với các nền kinh tế đã phát triển thì vấn đề quan trọng nhất không phải là đẩy mạnh sự phát triển nữa mà là duy trì nền kinh tế ở mức độ không “nóng” quá và tránh được lạm phát. Kinh nghiệm đau thương từ cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 1929 đã cho thấy nguyên nhân chính của khủng hoảng, cũng như của các thời kỳ suy thoái kinh tế là do yếu tố lạm phát đã vượt tầm kiểm soát.
Vì vậy, DTLB Hoa Kỳ theo dõi rất sát các chỉ số và dấu hiệu về lạm phát để có biện pháp thích ứng. Tuy nhiên vì mỗi một lần thay đổi lãi suất, hiệu quả chỉ có thể được biểu hiện từ 6 tháng đến một năm sau nên công tác của DTLB vô cùng khó khăn và đòi hỏi một sự am tường sâu rộng về kinh tế nói chung của các chuyên gia trong Ban Thống Đốc. Nhiều khi tăng lãi suất quá tay thay vì kềm hãm bớt kinh tế lại có kết quả tai hại là làm khựng sức phát triển và làm suy thoái nền kinh tế.
Điều cần nhấn mạnh là hoạt động của DTLB Hoa Kỳ nhằm phục vụ lợi ích chính của nền kinh tế Hoa Kỳ. Mọi hiệu quả đối với kinh tế thế giới chỉ là hậu quả gián tiếp của nền kinh tế Hoa Kỳ. Mô hình DTLB đã chứng tỏ sự thành công nhất định nên được áp dụng hầu hết trên các quốc gia đã phát triển.
Federal Funds Interest Rate: Federal funds rate là tỉ lệ lãi suất các ngân hàng cho nhau vay trong khoảng thời gian 1 ngày để có được số tiền bằng đúng yêu cầu dự trữ bắt buộc.
Đây là lãi suất các ngân hàng tính cho nhau khi vay qua đêm để bảo đảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Quyết định nâng, giảm lãi suất chính ra là do Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FEDeral Open Market Committee) đưa ra. Lãi suất này sẽ tác động lên lãi suất chiết khấu, tức là lãi suất FED tính khi cho các ngân hàng khác vay tiền để cho khách hàng vay lại (thường cao hơn lãi suất FED Fund một điểm phần trăm).
Lãi suất qua đêm là một trong những công cụ để FED điều hành hệ thống tiền tệ. Nói chính xác hơn nữa, FED cũng không quyết định lãi suất mà chỉ đưa ra mức lãi suất muốn hướng đến; sau đó dùng thị trường mở để tác động sao cho lãi suất qua đêm ứng với lãi suất muốn có.
Nên nhớ phát hành thêm tiền không có nghĩa FED in thêm tiền. Ví dụ, để bơm thêm tiền vào lưu thông, FED sẽ mua trái phiếu trên thị trường mở. Còn để hút tiền về, FED sẽ bán trái phiếu. Vì có quy định dự trữ bắt buộc nên 1 đô la FED đưa ra thị trường không chỉ là 1 đô la nữa mà được nhân lên nhiều lần.
Ví dụ: với tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, ngân hàng cho vay sẽ phải giữ lại 100 đô la cho mỗi 1.000 đô la khách hàng gửi vào sau khi bán trái phiếu cho FED. Với 900 đô la còn lại ngân hàng sẽ cho vay, nơi vay này sẽ gởi tiền vào ngân hàng, ngân hàng này lại phải giữ 90 đô la làm dự trữ bắt buộc và cho vay 810 đô la còn
lại. Cứ thế, 1.000 đô la ban đầu sẽ “nở” ra thành gần 10.000 đô la lưu thông trong nền kinh tế.
Chính vì thế, nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 12% chẳng hạn, không chỉ có nghĩa ngân hàng phải đưa thêm tiền vào dự trữ mà nó còn làm giảm lượng tiền lưu thông được khuếch đại như trình bày ở trên. Hai loại lãi suất nói trên sẽ tác động đến lãi suất thị trường và từ đó đến toàn bộ nền kinh tế.
Hợp đồng mua lại và hợp đồng mua ngược lại ( Repurchase and Reverse
Repurchase agreements –RP hay REPO) :
Hợp đồng mau lại là sự thỏa thuận giữa người mùa và người bán chứng khoán, theo đó người bán có thể mua lại các chứng khoán với một mức giá đã thỏa thuận tại một thời điểm nhất định.
Hợp đồng mua lại là những khoản vay trong đó chứng khoán được dùng làm vật đảm bảo một tài sản có mà người cho vay nhận được nếu người đi vay không thanh toán được nợ. Một hợp đồng mua lại gồm 2 giao dịch sau:
+ Bán chứng khoán kèm theo cam kết sẽ mua lại chứng khoán theo cùng một giá tại thời điểm xác định trong tương lại. Người bán cam kết trả lại cho người mua một lãi suất nhất định.
+ Mua chứng khoán làm theo cam kết trả lại chứng khoán và nhận lại tiền gốc cộng với lãi suất nhất định tại thời điểm nào đó trong tương lai
Một hợp đồng mua lại ngược là một sự đổi chiều thỏa thuận. Nhà kinh doanh