B. NỘI DUNG
2.2.1. Sự biến chuyển của tình hình kinh tế
2.2.1.1. Sự chuyển biến trong nông nghiệp
Dưới thời trị vì của vua Rama IV, những chính sách và biện pháp của nhà vua đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp Xiêm đang chuyển dần vào quỹ đạo kinh tế sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên,
những chính sách đó của nhà vua mới chỉ là bước đi đầu tiên nên nông nghiệp Xiêm vẫn chưa có được sự chuyển biến mạnh mẽ, những rào cản lớn đối với sự phát triển của ngành kinh tế quan trọng này vẫn còn tồn tại.
Tiếp tục sự nghiệp của vua cha, ngay sau khi lên ngôi, Rama V đã ban hành đạo luật về thuế ruộng đất, đạo luật năm 1874 do Vụ Đất đai soạn thảo trên cơ sở tập hợp ý kiến của nhà vua. Đạo luật này quy định thuế đất chưa được khai phá là 0,25 bath/1 rai, và đất đã được canh tác là 0,375 bath/ 1 rai. Sau đạo luật này nhà vua cũng lập cơ quan thu thuế tạm thời gọi là “Senna”, cơ quan này có nhiệm vụ thu thuế theo số lượng đất đai.
Với đạo luật trên, nhà nước đã hợp thức hóa việc thu thuế đất đai, và việc công nhận quyền sở hữu đất đai bây giờ là phụ thuộc vào chính quyền. Nhiều năm sau, các cơ quan quản lý đất đai được thành lập để kiểm soát việc sử dụng đất đai và cả thu thuế cho nhà nước, năm 1902 - 1908, ở 10 tỉnh, thành phố đã có cơ quan quản lý đất đai. Cơ quan này sẽ cung cấp cho các chủ đất giấy thừa nhận quyền chiếm hữu đất đai. Hiện tượng mua bán đất đai ngày càng phổ biến, việc khai khẩn đất đai ở Băng Cốc và các vùng lân cận ngày càng được đẩy mạnh. Ngoài ra, nhà vua Rama V còn cấp giấy phép đào kênh cho các quý tộc phong kiến, đất đai dọc theo các con kênh đào đó được chia cho các con cái, các bà vợ của họ, ngay chính nhà vua cũng làm như thế. Chính vì vậy, số ruộng đất của các hoàng thân, công chúa, quý tộc và con cái họ trong thực tế lớn hơn rất nhiều so với số ruộng đất họ được cấp.
Khi đất đai có giá trị mua bán thì không chỉ các quý tộc mà dân cũng tiến hành khai khẩn ruộng đất. Tình trạng đó dẫn đến một sự hỗn loạn, giành giật đất đai. Trước tình hình đó nhà nước lại phải có biện pháp để khắc phục. Năm 1877, nhà vua ra một đạo luật về đất đai nhằm giảm bớt tình trạng hỗn loạn trên.
Với những chính sách trên, cùng với những biện pháp nhằm hạn chế sự chiếm hữu đất đai lớn của địa chủ, quý tộc, nhà vua cũng đồng thời thừa nhận quyền chiếm hữu đất đai của các hộ tiểu nông.
Cùng với các chính sách về ruộng đất, nhà vua đồng thời cũng cho xây dựng hệ thống tưới tiêu, nhiều con kênh lớn được xây dựng, các nhánh kênh nối liền hai bờ của các con sông. Một số kênh đào có giá trị kinh tế lớn, và trở thành mạng lưới giao thông thuận tiện cho việc chuyên chở hàng hóa, như các con kênh nối vùng sản xuất lúa và đường: kênh Răng sít, kênh Sâiinsaxep... khai phá cả một vùng rộng lớn ở Băng cốc thu hút hàng ngàn hộ dân đến định cư.
Trong những năm đầu thế kỷ XX, nền nông nghiệp ngày càng phát triển yêu cầu của việc quản lý đất đai ngày càng trở nên cấp thiết. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia kỹ thuật phương Tây, Bộ Nông nghiệp đã hoàn thành việc đo đạc ruộng đất, bắt đầu soạn thảo các văn bản giấy tờ có giá trị về mặt pháp lí chứng nhận quyền sử dụng đất.
Văn bản đầu tiên ban hành 5/1901 quy định 75000 rai ruộng đất ở đồng bằng sông Mê Nam và vùng Băng pai thuộc quyền sở hữu của các hoàng thân.
Năm 1905, nhà vua tiếp tục ban hành một sắc lệnh khác trong đó quy định: Người nông dân khai thác đất đai nếu canh tác liên tục trong 3 năm sẽ được giao quyền sử dụng, nếu bỏ hoang thì mất luôn quyền đó. Chủ đất từ nay có quyền mua bán, ban tặng, cầm cố ruộng đất.
Như vậy, tiếp tục những cải cách từ thời vua Rama IV, Rama V đã từng bước hoàn thiện công cuộc cải cách của cha mình. Nhờ vậy, nông nghiệp Xiêm trong giai đoạn trị vì của Rama V thực sự phát triển vượt bậc. Vùng trung tâm trở thành vùng độc canh lúa xuất khẩu, cung cấp khoảng 90 - 95% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Theo tính toán thì số lượng gạo sản xuất ra tính theo đầu người của Xiêm là vào loại cao nhất thế giới. Nhu cầu
hàng năm mỗi người cần 342 - 254kg gạo. Số lượng gạo sản xuất ra tính theo đầu người là:
Năm 1860: 291 kg/người Năm 1900: 342 kg/người Năm 1950: 389 kg/người
Chính vì thế nên Xiêm có lượng gạo dôi ra rất lớn, xuất khẩu gạo tính theo đầu người cũng rất cao:
Lượng gạo xuất khẩu theo đầu người (1860 - 1910)
Năm Lượng gạo xuất khẩu (tính theo đầu người)
1860 20 kg 1870 34 kg 1880 42 kg 1890 70 kg 1900 66 kg 1910 122 kg Nguồn: [60; 30] Miền Trung là nơi có sự hội tụ của ba con sông lớn (Chao Phraya, Mê Công, Tha Chin), nên đã tạo ra các vùng đồng bằng phì nhiêu màu mỡ. Chẳng hạn như đồng bằng Trung tâm từ Pacsnam ra tới biển, nơi đây các công trình thủy lợi được nhà nước chú trọng, phương tiện vận chuyển buôn bán sản phẩm gạo cũng hết sức thuận lợi. Vì vậy, miền Trung trở thành vùng trọng điểm xuất khẩu gạo của Xiêm, vùng này chiếm tỉ lệ rất lớn trong tổng số lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Cảng Băng Cốc trở thành một trong số những cảng biển buôn bán lớn trong khu vực. Số liệu thống kê trong bảng sau đây cho thấy những ưu thế và vị trí ngày càng tăng của vùng đồng bằng độc canh lúa gạo xuất khẩu của Xiêm.
Năm Tổng SL
toàn quốc Xuất khẩu
Tổng SL miền Trung Tổng SL vùng ngoài 1860 1.586.000 tấn 109.000 tấn 524.000 tấn 1.062.000 tấn 1870 1.771.000 tấn 197.000 tấn 638.000 tấn 1.133.000 tấn 1880 1.958.000 tấn 263.000 tấn 774.000 tấn 1.214.000 tấn 1890 2.309.000 tấn 465.000 tấn 1.016.000 tấn 1.293.000 tấn 1900 2.504.000 tấn 482.000 tấn 1.077.000 tấn 1.427.000 tấn 1910 3.340.000 tấn 997.000 tấn 1.703.000 tấn 1.637.000 tấn Nguồn: [61; 50] Từ thời Rama IV, lúa gạo đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chính và có giá trị của Xiêm, đến thời Rama V thì sản lượng gạo xuất khẩu ngày càng tăng lên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đột khởi của nền nông nghiệp truyền thống Xiêm trong giai đoạn này, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự chuyển biến nổi bật đó chủ yếu là do những chính sách phù hợp của nhà nước đem lại. Chính do chính sách và biện pháp của các vua Rama IV và Rama V mà quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xâm nhập mạnh mẽ vào trong nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông nghiệp Xiêm phát triển nhanh chóng.
Khi nông nghiệp đang chuyển dịch mạnh mẽ vào quỹ đạo sản xuất hàng hóa thì những chính sách về xã hội như giải phóng nô lệ, giải phóng nông nô càng có tác dụng rất lớn trong việc tạo ra một lực lượng lao động tự do cung cấp cho nông nghiệp. Đặc biệt, với chính sách công nhận quyền sở hữu ruộng đất của Rama V đã có tác dụng rất lớn và quyết định đến sự phát triển của nông nghiệp Xiêm trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nhờ chính sách đó mà việc sở hữu ruộng đất lớn ở những vùng trung tâm như: Băng Cốc, Pác nam, hay Lốpburi... và các vùng lân cận từng bước được hợp pháp hóa. Quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất được công nhận đã tạo điều
kiện cho những hình thức canh tác mới, áp dụng kỷ thuật mới, phân bón diễn ra một cách phổ biến. Những hình thức bóc lột mới cũng xuất hiện như thuê nhân công lao động trả bằng tiền...
Việc công nhận quyền chiếm hữu ruộng đất cũng làm cho hiện tượng mua bán ruộng đất diễn ra phổ biến, việc khai khẩn ruộng đất hoang cũng được đẩy mạnh, dẫn đến diện tích canh tác ngày càng tăng, đặc biệt là ở vùng trung tâm. Nhiều đồng bằng phi nhiêu màu mỡ như Băng pai, Lốpburi... đã trở thành vựa lúa của nông nghiệp Xiêm. Bảng số liệu dưới đây cho thấy diện tích đất canh tác ở Xiêm ngày càng tăng theo cấp số cộng.
Diện tích đất canh tác ở Xiêm (1860 - 1910)
Năm Diện tích đất canh tác (triệu rai) Mức tăng
1860 5.018 68% 1870 5.669 76% 1880 6.219 83% 1890 7.450 100% 1910 10.969 147% Nguồn: [61; 51] Như vậy, kế tục sự nghiệp cải cách của Rama IV, Rama V đã tiếp tục hoàn thiện bằng các chính sách mới như thu thuế nông nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất... những chính sách đó đã làm cho nền kinh tế nông nghiệp của Xiêm thời kỳ này phát triển toàn diện hơn và đạt được nhiều thành tựu vượt bậc hơn so với thời kỳ trước. Sự chuyển biến mạnh mẽ đó của nông nghiệp đồng thời còn là nền tảng cho sự phát triển của công nghiệp Xiêm trong giai đoạn này.
Nếu như trong lĩnh vực nông nghiệp có những bước phát triển mạnh mẽ thì trong lĩnh vực công thương nghiệp cũng có những bước chuyển biến nhanh chóng hơn so với thời kỳ trước.
Trước tiên, để thấy được sự chuyển biến của công thương nghiệp, ta hãy xem xét những chính sách mà vua Rama V đã tiến hành trong lĩnh vực này. Cũng giống như vua Rama IV trước đây, Rama V tiếp tục có những chính sách nhượng bộ đối với tư bản nước ngoài trong các lĩnh vực như khai thác gỗ tếch, thiếc và vận tải đường biển... Những nhượng bộ như thế của nhà nước ban đầu có thể gây bất lợi cho Xiêm, nhưng về lâu dài Xiêm có thể tranh thủ được cơ hội nắm bắt kỹ thuật, công nghệ của phương Tây để vươn lên giành lại địa vị của mình.
Khi kinh tế phát triển, đặt ra yêu cầu mở rộng các mạng lưới giao thông để phục vụ cho nhu cầu vận chuyển và lưu thông hàng hóa cũng như nhu cầu đi lại của người dân. Sau chuyến viếng thăm các nước láng giềng trở về, vua Rama V nhận thấy đường sắt rất hiện đại và có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế. Do đó, năm 1882, nhà vua cho lập Cục Đường Sắt hoàng gia để kiểm soát việc xây dựng đường sắt. Trong điều kiện chưa có đủ nguồn tài chính để xây dựng đường sắt, chính phủ Xiêm đã đồng ý hợp tác với Anh. Các cuộc khảo sát đầu tiên do một kỹ sư của Công ty kỹ nghệ Anh là Anđriu Clác thực hiện. Các nhân viên của Cục Đường Sắt đã phối hợp để điều tra khảo sát chuẩn bị để xây dựng tuyến đường sắt chính: Băng Cốc - Chiềng Mai và các tuyến phụ Chiềng Mai - Chiềng Xên, Chiềng Mai - Úttarađi... Sau các cuộc điều tra khảo sát, các tuyến đường sắt đã được xây dựng: Băng Cốc - Pác Nam (1892); Băng cốc - Cò Rạt (1892); Băng Cốc - Xamut Pracan (1896); Băng Cốc - Na Khon Ratsima (1897)... Năm 1909, bắt đầu khởi công xây dựng tuyến đường sắt đi từ Xiêm qua Mã Lai.
Ngoài việc đầu tư xây dựng mạng lưới đường sắt, vua Rama V còn cho xây dựng nhiều đường bộ, cây cầu trong thành phố Băng Cốc hoặc các tỉnh vùng trung tâm, đồng thời bắt đầu xây dựng phương tiện liên lạc mới như: điện tín, bưu điện. Năm 1883, nhà nước cho lập Cục Bưu điện làm nhiệm vụ vận chuyển bưu chính, bưu điện, chuyển tiền trong và ngoài nước. Năm 1897, sát nhập cục Bưu điện và Viễn thông thành Tổng cục bưu chính Viễn thông, điều hành toàn bộ hệ thống bưu chính trong cả nước. Thành phố Băng Cốc với mạng lưới điện thoại đầu tiên năm 1881 đã trở thành một thành phố đông vui, nhộn nhịp mang dáng dấp của một thành thị phương Tây. Cải cách về bưu chính viễn thông góp phần hình thành ý thức dân tộc trên một lãnh thổ thống nhất, hình thành chủ nghĩa dân tộc trong mỗi con người, giao thông liên lạc nối liền giữa các miền, tạo điều kiện cho việc quản lý của nhà nước về phương diện hành chính một cách chặt chẽ hơn. Đồng thời lưu thông kinh tế hàng hóa trở nên nhanh chóng, rộng rãi và kịp thời trong cả nước.
Vào thời điểm nền kinh tế mở cửa, vua Rama V đặc biệt quan tâm đến thương nghiệp, bản thân nhà vua đã nhiều lần công du về các tỉnh để quan sát thực tế việc làm ăn sinh sống cũng như sản xuất ở địa phương. Từ đó nhà vua ra lệnh mua hàng ở các địa phương và cho vận chuyển về Băng Cốc. Nhờ vậy, nội thương Xiêm thời kỳ này được kích thích phát triển, việc lưu thông hàng hóa diễn ra thuận lợi.
Trong hoạt động ngoại thương, Rama V đã kí với nước ngoài nhiều hiệp ước, trong đó có những điều khoản cho phép thương nhân nước ngoài vào Xiêm tự do buôn bán, đồng thời xóa bỏ độc quyền thương mại của nhà nước. Chính điều này đã có tác động rất lớn đến hoạt động thương mại của Xiêm khi đó. Trong lĩnh vực này, người Hoa vẫn chiếm địa vị chủ yếu, “..họ nắm giữ tới 62% tổng kim ngạch buôn bán ở Băng Cốc (trong khi Anh chỉ
26% và Ấn Độ 8%)” [43; 144]. Nhờ vai trò buôn bán của người Hoa mà Xiêm đạt mức xuất siêu vào cuối thế kỷ XIX.
Trong lĩnh vực tài chính, năm 1874 Rama V cho thành lập hội đồng phát triển ngân khố và đến năm 1892 nhà vua cho cải tổ hội đồng này thành Bộ Tài chính. Bộ ban hành chế độ kế toán, kiểm toán thống nhất trong toàn quốc. Nhà nước còn công bố công khai bản ngân sách chi tiêu của chính phủ vào năm 1901. Rama V còn cho bỏ chế độ thầu thuế. Trước kia, việc thu thuế được giao cho các nhà thầu, bọn này tìm cách bóp nặn nhân dân, thu thuế không có biên lai. Bởi vậy, cả nhà nước lẫn nhân dân đều bị thiệt thòi. Để chấm dứt tình trạng đó, chương trình cải tổ tài chính được nhà vua phê duyệt và được công bố với nội dung sau:
1. Xóa bỏ chế độ thầu thuế trước đây, từ nay việc thu thuế do nhân viên nhà nước đảm nhận. Người đứng đầu mỗi vùng sẽ thu và nộp cho Bộ tài chính.
2. Mức thuế phân bổ ngang nhau ở các tỉnh.
3. Phân chia những đồng tiền lẻ nhỏ hơn đồng Bạt: fuang, seek, sien, solo... Dùng đồng tiền bạt bằng giấy được bảo đảm bằng vàng để ổn định tỷ giá.
5. Thành lập ngân hàng. 6. Lập cục thống kê.
Nhờ việc cải tổ đó mà nguồn thu của quốc gia tăng lên rất nhanh. Trước đây bọn thầu thuế thu được 60 - 70 triệu bath chúng chỉ nộp cho nhà nước 15 triệu bath. Mười năm sau cải cách, nguồn thu của nhà nước đã tăng từ 15 triệu lên 40 triệu bath (mặc dù các loại thuế vẫn không tăng). Theo thống kê, năm 1911 - 1912, ngân sách chính phủ thu được 62,3 triệu bath. Tuy nhiên, nguồn thu tăng lên, nhưng chủ yếu ngân sách vẫn chi cho quyền lợi của quý tộc cầm quyền, các quan lại địa chủ, đặc biệt là cho chi tiêu của Hoàng gia, do đó mặt bằng đời sống chung của các tầng lớp nhân dân lao động Xiêm vẫn không tăng, thậm chí còn giảm sút.
Từ năm 1902 đến 1908, Rama V tiến hành cải cách tiền tệ, mở đầu bằng việc đổi tiền và đồng Bạt, loại tiền giấy đầu tiên được lưu hành trong lịch sử Xiêm. Nhà nước khuyến khích tư nhân mở ngân hàng và nhà băng. Bản thân Rama V cùng một số quan chức nhà nước cũng thành lập ngân hàng thương mại. Mặc dù phần lớn các ngân hàng đều nằm trong tay người Hoa, nhưng điều đó không quan trọng, bởi vì Rama V luôn coi Hoa kiều là một bộ phận trong cộng đồng cư dân của Xiêm.
Tất cả những chính sách cải cách trên của vua Rama V đã làm cho nền kinh tế công thương nghiệp của Xiêm có sự chuyển mình nhanh chóng. Biến