Xác định mục tiêu bài dạy

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng tình huống có vấn đề để dạy học phần Sinh thái học Sinh học 12 (Trang 29 - 30)

Mục tiêu của bài dạy là việc sau khi học xong bài hoc, HS phải đạt được những yêu cầu về kiến thức, về kỹ năng, về hành vi và thái độ. Khi xác định mục tiêu bài học, GV thường căn cứ vào trình độ chung của HS cả lớp và nội dung kiến thức của bài học. Thực chất việc xác định mục tiêu bài học là: xác định yêu cầu cần đạt được của người học sau khi học bài học đó, không phải là chủ đề của bài học mà là cái đích của bài học phải đạt tới, chỉ rõ nhiệm vụ học tập HS phải hoàn thành. Giáo viên trong quá trình thiết kế bài giảng cũng như thiết kế THCVĐ phải quan tâm và nêu ra được mục tiêu bài học cần đạt được, từ đó để thiết kế những THCVĐ đạt yêu cầu về nội dung và cấu trúc, thể hiện được lượng kiến thức mà HS cần lĩnh hội. Mục tiêu của bài dạy giúp GV xác định được liều lượng hợp lí giữa điều đã biết và điều cần tìm của tình huống có vấn đề, kích thích khả năng học tập của HS.

Ví dụ 1: Xác đinh mục tiêu bài “Môi trường sống và các nhân tố sinh thái”

Xác đinh mục tiêu bài dạy

Phân tích logic nội dung bài dạy

Tìm khả năng có thể xây dựng tình huống có vấn đề

Diễn đạt khả năng đó thành tình huống có vấn đề dưới dạng các câu hỏi, bài toán nhận thức

- Trình bày được khái niệm môi trường, phân biệt được các loại môi trường sống của sinh vật.

- Trình bày được khái niệm về nhân tố sinh thái, phân biệt được các nhân tố sinh thái cơ bản

- Phân biệt được giới hạn sinh thái và ổ sịnh thái. Nêu được các ví dụ về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái.

- Phân biệt được nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng.

- Nêu được hai quy tắc thể hiện sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống.

- Phát triển được kĩ năng quan sát, tư duy logic, phân tích tổng hợp, khái quát hóa.

- Có thái độ đúng đắn trong bảo vê môi trường sống tự nhiên

Ví dụ 2: Xác đinh mục tiêu bài “Biến động số lượng cá thể của quần thể”

- Nêu được các hình thức biến động số lượng của quần thể, lấy được ví dụ minh hoạ.

- Nêu được các nguyên nhân gây nên biến động số lượng cá thể trong quần thể và nguyên nhân quần thể tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng.

- Nêu được cách quần thể điều chỉnh số lượng cá thể

- Phát triển được kĩ năng quan sát, tư duy logic, phân tích tổng hợp, khái quát hóa.

- Vận dụng kiến thức của bài học vào giải thích các vấn đề có liên quan trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng tình huống có vấn đề để dạy học phần Sinh thái học Sinh học 12 (Trang 29 - 30)