Căn cứ vào chương trình, sách giáo khoa

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng một số đặc trưng của tư duy độc lập cho học sinh trong dạy học hình học ở trường Trung Học Phổ Thông (Trang 27 - 29)

Truyền thống dạy và học theo kiểu: “ thầy giảng trò ghi, thầy đọc trò chép ” đang bị phê phán nhiều. Phương pháp lạc hậu đó đang đẩy học sinh vào thế thụ động, làm cho họ có thói quen học vẹt, học tủ, học lệch, học để đi thi . . . Tinh thần của phương pháp dạy học ngày nay là cố gắng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Sự hoạt động tích cực của học sinh trên lớp, qua đó học sinh đã được trực tiếp tham gia vào bài giảng của thầy. Dưới sự hướng dẫn của thầy, họ có thể phát hiện ra vấn đề và suy nghĩ để tìm cách giải quyết vấn đề.

Như vậy, SGK có nhiệm vụ góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy của thầy và phương pháp học của trò.

SGK là tài liệu dùng cho cả thầy và trò, do vậy khi không có thầy, người học sinh vẫn có thể tự học được, cố nhiên là có khó khăn và vất vả hơn. Ta lấy một ví dụ: Vectơ là một khái niệm rất mới đối với học sinh lớp 10 và ta có thể định nghĩa hoàn toàn ngắn gọn: “ vectơ là đoạn thẳng có hướng ”. Tức là hai điểm mút của đoạn thẳng có thứ tự, một điểm là điểm đầu, một điểm là điểm cuối. Khi giảng bài, GV muốn giải thích hay minh họa gì là tùy theo khả năng của thầy và trình độ của trò. Thực ra trong thực tế, ngoài các đại lượng vô hướng, luôn luôn cần có đại lượng có hướng, chẳng hạn: biết cơn bão di chuyển với tốc độ bao nhiêu kilômet một giờ chưa đủ mà ta cần phải biết nó di chuyển theo hướng nào. Khi đó, trong vật lý sẽ xuất hiện khái niệm “ vectơ vận tốc ”.

Bên cạnh đó SGK cần có sự dẫn dắt hợp lí để học sinh thấy rõ vấn đề thông qua hệ thống câu hỏi và hoạt động để buộc học sinh phải làm việc, tránh tình trạng họ chỉ ngồi nghe và chép. Các câu hỏi nhằm làm cho học sinh nhớ lại một kiến thức nào đó hoặc để gợi ý, hoặc để định hướng cho suy nghĩ của họ vào một khía cạnh của vấn đề…Các hoạt động đòi hỏi học sinh phải làm việc nhiều hơn, phải tính toán để đi đến

một kết quả nào đó. Nhiều khi chỉ cần một vài hoạt động nhỏ của học sinh là có thể thay thế cho nhiều lời giải của GV.

Ví dụ: SGK trước đây khi viết về định lý Cosin đã trình bày một cách cổ điển và chính tắc như sau:

- Nêu định lý: “ Trong mọi tam giác ABC, ta có : 2 2 2

a =b + −c 2bc.cos A” - Chứng minh định lý

- Nêu hệ quả và các bài tập áp dụng

Nếu GV giảng đúng như SGK thì học sinh sẽ hoàn toàn bị thụ động. Mặc dù họ hiểu rất rõ cách chứng minh định lý, nhưng họ lại không hiểu vì sao người ta lại có thể nghĩ ra định lý đó.

Trong khi đó, SGK mới lại muốn đề nghị một phương pháp trình bày để GV tham khảo. GV chưa vội đưa ra định lý Cosin, thay vào đó GV nhắc lại định lý Pythagore mà các em đều biết: “ Nếu tam giác ABC vuông tại A thì 2 2 2

a =b +c tức là

2 2 2

BC =AC +AB hay BC2 =AC2 +AD2”

Sau đó, GV đề nghị học sinh thực hiện hoạt động. Hãy chứng minh định lý đó, tức là nếu tam giác vuông tại A thì hãy chứng minh rằng : BC2 =AC2+AB2

Chứng minh rất đơn giải, từ BC=AC−AB , ta suy ra:

( )2

2 2 2 2 2

BC = AC−AB =AC +AB −2AC.AB=AC +AB

GV đặt câu hỏi: “ Trong chứng minh trên giả thuyết góc vuông được áp dụng chỗ nào ? ”

Học sinh trả lời: “ Vì góc A vuông nên AB ; AC vuông góc nhau, vì vậy AB.AC =0 ”

Cuối cùng một cách tự nhiên, GV đặt vấn đề : “ Nếu góc A không vuông thì ta có kết quả như thế nào? ”

Bây giờ chắc chắn, học sinh phải suy nghĩ để trả lời vấn đề mà GV đã đặt ra. Khi đó, định lý Cosin sẽ xuất hiện một cách tự nhiên.

Tóm lại, SGK giờ đây là một tài liệu học tập chủ yếu của học sinh đồng thời còn là tài liệu để GV sử dụng trong việc chuẩn bị và tiến hành quá trình giảng dạy. Nó đã chuyển cách trình bày truyền thống kiểu thông báo – giải thích – minh họa, sang cách tổ chức các hoạt động tìm tòi khám phá, qua đó học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung

bài học. SGK không còn là một hệ thống các bài khóa thông báo các tri thức đã xác định sẵn, rõ ràng, mạch lạc mà GV có nhiệm vụ truyền tới học sinh với ít nhiều gia công sư phạm để làm cho bài học sát với trình độ học sinh dễ hiểu, dễ nhớ.

SGK hiện nay, phần chủ yếu của bài học là các hoạt động đề ra cho học sinh, nêu những nhiệm vụ nhận thức hoặc hành động nhưng chưa có lời giải và nhiệm vụ của học sinh là phải tự tìm tòi và khám phá. Như vậy, để đáp ứng được yêu cầu của chương trình thì người GV cần tìm tòi các phương pháp nhằm phát triển NLTD phù hợp với trình độ của mỗi học sinh để các em có thể tự lực chiếm lĩnh lấy kiến thức, tích cực chủ động, sáng tạo hơn trong học tập.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng một số đặc trưng của tư duy độc lập cho học sinh trong dạy học hình học ở trường Trung Học Phổ Thông (Trang 27 - 29)