Biện pháp 4: Sử dụng bản đồ tư duy để hệ thống các kiến thức đã học góp phần rèn luyện tính tự học cho học sinh.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng một số đặc trưng của tư duy độc lập cho học sinh trong dạy học hình học ở trường Trung Học Phổ Thông (Trang 82 - 90)

rèn luyện tính tự học cho học sinh.

Phương pháp dùng BĐTD được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh cuả não bộ. Nó là một công cụ tư duy nền tảng, là một trong những phương pháp dễ để chuyển tải thông tin vào não rồi đưa ra ngoài. BĐTD cũng là một công cụ hữu ích để dạy học, giúp cho việc học của học sinh trở nên tích cực hơn.

Như vậy, BĐTD thực sự là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông vì chúng giúp GV và học sinh trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, hệ thống kiến thức, ghi nhớ và đưa ra những ý tưởng mới. Học sinh sẽ được học phương pháp học hiệu quả, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. GV sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một “bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.

Việc vận dụng BĐTD trong dạy học Toán sẽ dần hình thành cho các em tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách tổng thể, khoa học chứ không phải là học vẹt, học thuộc lòng. GV cần hướng dẫn cho học sinh tự thiết kế BĐTD sau mỗi bài học, mỗi chương, mỗi học kì. Cứ sau mỗi bài học mà học sinh tự vẽ ra được một BĐTD tương ứng cho riêng mình thì điều đó đồng nghĩa với việc học sinh đã hệ thống được nội dung bài học theo cách nghĩ của các em và từ đó các em sẽ nhớ được kiến thức một cách dễ dàng và lâu dài hơn.

Để làm được điều đó thì trong mỗi tiết học, ở phần củng cố kiến thức, GV sẽ trình chiếu BĐTD (do GV thiết kế trước) ứng với nội dung của bài học hôm đó, học sinh sẽ dựa vào đó để tự thiết kế cho mình một BĐTD theo cách hiểu của các em để hệ thống kiến thức đã học. Các chắn rằng các em học sinh sẽ rất hứng thú khi tự mình được tự do sáng tạo “tác phẩm” BĐTD kiến thức theo cách riêng của mình.

GV có thể hướng dẫn học sinh vẽ tay hoặc sử dụng phần mềm để vẽ BĐTD. Hiện nay có một số phần mềm vẽ BĐTD được sử dụng miễn phí, chẳng hạn các phần mềm: Free Mind, Mindjet MindManager Pro 7, Mindjet MindManager 8…

Việc sử dụng BĐTD trong dạy học nói chung, dạy học Toán nói riêng sẽ giúp cho GV và học sinh tiết kiệm thời gian, giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn, học nhanh hơn, hiệu quả hơn, vượt qua các kì thi với điểm số cao hơn; tạo không khí lớp học nhẹ nhàng, thoải mái.

Ví dụ 1: Một học sinh đã thiết kế BĐTD sau để củng cố nội dung chương “Vectơ”:

Ví dụ 2: Một học sinh đã thiết kế BĐTD sau để củng cố nội dung chương “ Phép biến

hình”

Ví dụ 3: Một học sinh đã thiết kế BĐTD sau để củng cố nội dung bài “ Hệ thức lượng

trong tam giác”

Ví dụ 4: Một học sinh đã thiết kế BĐTD sau để củng cố nội dung bài “ Đường thẳng song song với mặt phẳng “

Ví dụ 5: Một học sinh đã thiết kế BĐTD sau để củng cố nội dung bài “ Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng”

2.4. Kết luận chương 2

Trong chương này, chúng tôi đã nêu lên các căn cứ, những định hướng để đưa ra 4 biện pháp dạy học nhằm bồi dưỡng một số đặc trưng của TDĐL trong dạy học môn hình học, cụ thể là:

̶ Xây dựng hệ thống bài tập nhằm vận dụng các tính chất hình học để bồi dưỡng tính sáng tạo.

̶ Chuyển đổi ngôn ngữ của một số bài toán để bồi dưỡng tính mềm dẻo và tính nhuần nhuyễn.

̶ Rèn luyện tính tự học thông qua giải các bài toán cơ bản đến giải các bài toán nâng cao.

̶ Sử dụng bản đồ tư duy để hệ thống các kiến thức đã học góp phần rèn luyện tính

Chương 3

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng một số đặc trưng của tư duy độc lập cho học sinh trong dạy học hình học ở trường Trung Học Phổ Thông (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)